Bài 34. Vitamin và muối khoáng

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Thanh Vân | Ngày 01/05/2019 | 26

Chia sẻ tài liệu: Bài 34. Vitamin và muối khoáng thuộc Sinh học 8

Nội dung tài liệu:

Chào mừng quý thầy cô giáo về dự giờ thăm lớp
* trường thcs Phu?ng BD*
*
Giáo
viên:
Thỏi Huong
Trường
THCS
Phường BĐ
Môn
Sinh học 8
Bảng 34.1: tóm tắt vai trò chủ yếu của một số vitamin
Hãy đánh dấu x vào các câu đúng trong những câu dưới đây:
1. Vitamin có nhiều ở thịt, rau, quả tươi
2. Vitamin cung cấp cho cơ thể một nguồn năng lượng
3. Vitamin là hợp chất hữu cơ có trong thức ăn với một liều lượng nhỏ, nhưng cần thiết cho sự sống.
4. Vitamin là một loại muối đặc biệt làm cho thức ăn ngon hơn
5. Vitamin là thành phần cấu trúc của nhiều enzim tham gia các phản ứng chuyển hoá năng lượng của cơ thể.
6. Cơ thể người và động vật không thể tổng hợp được vitamin mà phải lấy từ thức ăn
x
x
x
x
Thiếu vitamin C, E

Nhiều bậc phụ huynh chủ quan cho rằng chỉ có người lớn mới cần bổ sung vitamin C, E. Thế nhưng nếu thiếu vitamin C trẻ sẽ bị: sún răng, răng vàng, lợi sưng đỏ. Trẻ hay kêu đau, mỏi toàn thân. Thiếu vitamin E: trẻ bị thiếu máu, xuất hiện creatin niệu... Lúc này cần phải bổ sung cho trẻ bằng cách cho uống vitamin C, E, uống nước cam ép, sinh tố bơ, cà chua, bưởi...
Thiếu vitamin PP

Bệnh thường thấy ở trẻ ăn bột, ăn ngô, hoặc những trẻ ở tập thể không được ăn đầy đủ, trẻ có rối loạn tiêu hóa mạn tính. Trẻ thiếu vitamin PP thường bị tiêu chảy, phân giống như nhầy mũi hoặc có máu; trẻ hay bị viêm miệng và lưỡi, không ngủ được, lờ đờ. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh nhi sẽ tử vong do viêm phổi, viêm thận. Điều trị và dự phòng: cho trẻ uống vitamin PP, ngoài ra bổ sung thêm vitamin B1 và men bia.

Thiếu vitamin K

Nếu thiếu hay hấp thu không được vitamin K ở ruột sẽ làm giảm prothrombin máu và giảm sự tổng hợp proconvertin ở gan. Thiếu vitamin K thường xuất hiện trong thời kỳ trẻ mới sinh, vào các ngày thứ 3-5 sau khi đẻ vì vi khuẩn đường ruột chưa tổng hợp đủ vitamin K, hoặc trẻ bị tắc đường mật, rối loạn tiêu hóa. Tất cả các trường hợp có bệnh chảy máu (chảy máu đường tiêu hóa, chảy máu ở da, niêm mạc...) cần phải nghĩ tới thiếu vitamin K. Ngoài ra, khi thấy trẻ bỏ bú, quấy khóc, khóc thét, co giật... nhất là trẻ ở lứa tuổi từ sơ sinh đến 2 tháng tuổi thì cần đặc biệt lưu ý nguy cơ xuất huyết não mà một trong những căn nguyên hay gặp là do thiếu vitamin K. Dự phòng: cách tốt nhất là cho thai phụ uống hoặc tiêm vitamin K trước khi sinh và cho trẻ uống hay tiêm vitamin K ngay sau khi sinh.

Thiếu vitamin D hay bệnh còi xương

Trẻ bị còi xương là do thiếu vitamin D, làm ảnh hưởng đến quá trình hấp thu và chuyển hóa canxi, photpho. Nếu thấy trẻ hay bị đổ mồ hôi trộm, đầu mềm, tóc rụng hình vành khăn, răng mọc chậm, chậm biết bò, đi; khi ngủ trẻ hay bị giật mình, bực tức, khó chịu... thì chắc chắn trẻ bị thiếu vitamin D. Điều trị và phòng bệnh: ngoài việc dùng vitamin D, muối canxi thì ăn uống và cách chăm sóc đóng vai trò quan trọng. Nên cho trẻ ăn nhiều đạm, ăn các thức ăn có nhiều vitamin D như trứng gà, dầu cá... Trong thời gian mang thai, người mẹ cần ăn uống đầy đủ chất như thịt, cá, rau tươi... Trong năm đầu, nên tắm nắng hằng ngày cho trẻ vào thời gian trước 10 giờ sáng. Chỗ ở của trẻ phải thoáng mát, có ánh sáng mặt trời, nên cho trẻ ra ngoài trời vào tháng thứ 2 (tùy theo thời tiết). Nếu trẻ đẻ non, suy dinh dưỡng, ngày thứ 8 sau khi đẻ cho trẻ uống vitamin D.

Tóm lại, khi thấy trẻ có các biểu hiện thiếu vitamin như đã nêu cần đưa trẻ đi khám và dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Tránh tự ý dùng thuốc vì dù là vitamin nhưng nếu sử dụng không đúng cách, đúng liều dễ gây ngộ độc dẫn đến hậu quả khôn lường.

Tóm lại, khi thấy trẻ có các biểu hiện thiếu vitamin như đã nêu cần đưa trẻ đi khám và dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Tránh tự ý dùng thuốc vì dù là vitamin nhưng nếu sử dụng không đúng cách, đúng liều dễ gây ngộ độc dẫn đến hậu quả khôn lường.
(SK&ĐS)
1- Vi ta min B1-

- Thiếu B1 sẽ có thể gây rối loạn tiêu hoá, mất cảm giác ngon miệng, ăn uống kém, nôn, tiêu chảy hoặc táo bón, nặng hơn có thể gây hiện tượng phù nề, cảm giác tê, nặng hơn nữa trẻ có thể bị liệt hoặc bị suy tim cấp.

- B1 có mặt trong nhiều loại thực phẩm như gạo, đặc biệt là gạo lức, bột mì, mầm lúa, giá đỗ, một số loại rau, men bia...nhưng có đặc điểm là tan trong nước và bị phân huỷ ở nhiệt độ cao. Vì vậy muốn giữ được B1 nên hấp thức ăn hoặc nấu trong một lượng nước rất ít và đừng nấu nhừ.

2- VTM B2 có nhiều trong sữa, mầm lúa, giá đỗ, men bia tự nhiên...loại vi ta min này bị phân huỷ bởi ánh sáng. Thiếu B2 thường gây triệu chứng viêm loét niêm mạc, giác mạc. bệnh này ít gặp.


3- Vi ta min B9 (a xít pholique), vi ta min này quan trọng cho quá trình tạo máu của cơ thể, rất cần thiết cho bà mẹ mang thai và trẻ em. Vi ta min này có mặt trong gan, men bia sinh học, một số loại rau, lúa mì, gạo lức, lòng đỏ trứng, vi ta min này cũng tan trong nước và bị phân huỷ dưới tác dụng của nhiệt độ môi trường.

4-Vi ta min E có nhiều trong lúa mì nguyên vỏ, dầu ô liu, dầu hướng dương. Loại vi ta min này ít bị phân huỷ bởi nhiệt.

5-Vi ta min C : Vi ta min C có nhiều trong các loại rau quả nhưng dễ bị phân huỷ bởi nhiệt độ môi trường. Vì vậy cần mua loại rau quả tươi nhất có thể được, số lượng vừa phải để không giữ lâu quá, bảo quản ở ngăn mát của tủ lạnh cũng giúp giữ được phần nào VTM C. Loại vi ta min này cũng tan trong nước, vì vậy khi chế biến các loại rau không nên cho quá nhiều nước.
Vi ta min C tham gia vào quá trình tạo máu và làm bền thành mạch. Bệnh thiếu vi ta min C hiếm gặp. Nhẹ thì trẻ chỉ thiếu máu nhẹ, biếng ăn. Nặng thì gây vỡ thành mạch, chảy máu ở các phủ tạng, dưới da.

6- Vitamin A rất cần cho thị giác vì tham gia vào sự hình thành các tế bào võng mạc, có khả năng phối hợp với vitamin C ngăn chặn sự thoái hóa loại tế bào này, dẫn đến mù lòa. Nó còn có tác dụng làm giảm các bệnh đường hô hấp đặc biệt là viêm phổi, ngoài ra nó có tác dụng làm cho vết thương da mau lành, làm cho da trơn nhẵn.
7-Vitamin D : kích thích sự hấp thu các chất dinh dưỡng có canxi và phôt pho, làm tăng lượng canxi trong máu ở xương, làm cho bộ xương thêm rắn chắc.

- VTM D cũng có thể bổ xung trong trường hợp cần thiết (xem thêm bài còi xương) nhưng cũng không nên lạm dụng. Thừa VTM D gây bứt rứt khó ngủ, buồn nôn hoặc nôn, chán ăn, tiêu chảy, nặng hơn sẽ làm cho lượng can xi trong máu tăng cao, làm thay đổi nhịp tim và tổn thương thận.
Bệnh còi xương do thiếu vitaminD
Thiếu vitamin B2  Loét niêm mạc


Thực vật- nguồn cung cấp nhiều VTM
Thảo luận nhóm
Câu 1: Vì sao nói nếu thiếu vi tamin D trẻ em sẽ mắc bệnh còi xương?
Câu 2: Vì sao nhà nước vận động nhân dân sử dụng muối iốt?
Câu 3: Trong khẩu phần ăn hàng ngày cần được cung cấp những loại thực phẩm nào và chế biến như thế nào để đảm bảo đủ vitamin và muối khoáng cho cơ thể?
Bệnh nhân bị bướu cổ do thiếu iốt
1- Can xi :
Can xi có nhiều trong sữa, pho mát, trứng, vừng, thịt, cá, rong biển, đậu đỗ và một số loại rau cải. Thiếu can xi có nhiều nguyên nhân, thường do ăn uống thiếu thốn, do bị bệnh nhất là bệnh đường tiêu hoá kéo dài hoặc do thiếu VTM D nên cơ thể không hấp thụ được can xi.

2- Một số loại muối khoáng :
Những muối khoáng cần thiết cho cơ thể có mặt trong hầu hết các loại rau quả, thịt cá, trứng. Tuy nhiên, cũng như vi ta min, muối khoáng có trong thực phẩm thường bị phân huỷ bởi nhiệt độ và tan trong nước, vì vậy cách chế biến thức ăn tốt nhất để giữ muối khoáng là ít nước, hoặc hấp bằng hơi và nấu trong thời gian ít nhất có thể được.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Thanh Vân
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)