Bài 34. Tổng kết lịch sử Việt Nam từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đến năm 2000

Chia sẻ bởi Trần Quang Cảnh | Ngày 25/04/2019 | 29

Chia sẻ tài liệu: Bài 34. Tổng kết lịch sử Việt Nam từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đến năm 2000 thuộc Lịch sử 9

Nội dung tài liệu:

KIỂM TRA BÀI CŨ
Theo em trong tiến trình lịch sử Việt Nam từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất ( 1919 ) đến nay được chia làm mấy giai đoạn chính ?
TRẢ LỜI: Được chia làm 5 giai đoạn:
4. Giai đoạn 1954 - 1975
2. Giai đoạn 1930 - 1945
3. Giai đoạn 1945 - 1954
5. Giai đoạn 1975 đến nay
1. Giai đoạn 1919 - 1930
BÀI MỚI
Tiết 51. Bài 34
TỔNG KẾT LỊCH SỬ VIỆT NAM
TỪ SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT
ĐẾN NĂM 2000
I. CÁC GIAI ĐOẠN CHÍNH VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA TIẾN TRÌNH LỊCH SỬ
1. Giai đoạn 1919 - 1930
- Dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp, xã hội Việt Nam từ một xã hội phong kiến, nông nghiệp lạc hậu trở thành một xã hội thuộc địa.
- Đảng cộng sản Việt Nam ra đời đã chấm dứt tình trạng khủng hoảng về đường lối và vai trò lãnh đạo phong trào cách mạng Việt Nam.
2. Giai đoạn 1930 - 1945
- Từ 1930 – 1931 phong trào cách mạng phát triển mạnh mẽ dưới sự lãnh đạo của Đảng với đỉnh cao là Xô Viết Nghệ - Tĩnh
-> Là cuộc diễn tập đầu tiên chuẩn bị cho thắng lợi của cách mạng T8/1945.
- Cuộc vận động dân chủ 1936 – 1939 là thời kì đấu tranh rộng lớn của quần chúng chống bọn phản động thuộc địa và tay sai, đòi quyền tự do dân chủ, cơm áo và hòa bình

- Từ 1932 – 1935 là giai đoạn lực lượng cách mạng được phục hồi.

-> Đây là cuộc diễn tập thứ hai của cách mạng tháng 8/1945.
-> Từ 1939, Đảng đã chuyển hướng chiến lược mau lẹ, đẩy tới cao trào kháng Nhật cứu nước. Cách mạng tháng 8/1945 thành công, Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời.
3. Giai đoạn 1945 - 1954
- Cách mạng thành công ta đã phải đương đầu với những thử thách nghiêm trọng, đó là sự tấn công của “thù trong”, “giặc ngoài”
- Đảng ta đã đề ra đường lối đúng đắn cho cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược trở lại nước ta
Chiến thắng Điện Biên Phủ ( 5/1954 ) đã kết thúc 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược
4. Giai đoạn 1954 - 1975

- Với cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975, sự nghiệp kháng chiến chống Mĩ của nhân dân ta giành thắng lợi vẻ vang.
Cách mạng nước ta đứng trước tình hình mới: đất nước tạm thời bị chia cắt thành hai miền với hai chế độ chính trị khác nhau.
Đảng Lao động Việt Nam đã đề ra và lãnh đạo nhân dân thực hiện đường lối: kết hợp giương cao hai ngọn cờ độc lập dân tộc và CNXH, đưa sự nghiệp xây dựng CNXH và chống Mĩ cứu nước của dân tộc ta tới thắng lợi vẻ vang.
5. Giai đoạn 1975 đến nay
Từ 1976 Đảng lãnh đạo nhân dân đi lên CNXH bằng cách thực hiện hai kế hoạch 5 năm 1976 – 1980 và 1981 – 1985.
Bên cạnh đó nhân dân ta còn phải tập trung cho cuộc đấu tranh bảo vệ biên giới phía Tây – Nam và biên giới phía Bắc.
- Từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV ( 12/1986 ) của Đảng, nhân dân ta tiến hành đổi mới con đường đi lên CNXH và thu được những thành tựu phấn khởi về các mặt, trên nhiều lĩnh vực.
II. NGUYÊN NHÂN THẮNG LỢI, NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM, PHƯƠNG HƯỚNG ĐI LÊN.
* Nguyên nhân thắng lợi:
- Có sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng với đường lối chính trị, quân sự độc lập, tự chủ phù hợp với điều kiện cách mạng của từng miền.
- Nhân dân ta có truyền thống yêu nước sâu sắc, lao động cần cù, đoàn kết, chiến đấu dũng cảm vì sự nghiệp cách mạng của hai miền.
- Có sự phối hợp chiến đấu, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau trong đấu tranh chống kẻ thù chung của ba dân tộc Đông Dương; sự đồng tình ủng hộ, giúp đỡ to lớn của các lực lượng cách mạng, hòa bình dân chủ trên thế giới.
* Bài học kinh nghiệm:
- Nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và CNXH là bài học xuyên suốt và là cội nguồn thắng lợi của cách mạng nước ta từ trước đến nay.
- Củng cố và tăng cường khối đoàn kết toàn dân và đoàn kết quốc tế là một nhân tố quan trọng quyết định thành công của cách mạng nước ta.
- Sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam là nhân tố hàng đầu đảm bảo thắng lợi của cách mạng Việt Nam
* Phương hướng đi lên:

Độc lập dân tộc gắn với CNXH. Đất nước độc lập và thống nhất đi lên CNXH theo đường lối đổi mới của Đảng là con đường phát triển hợp quy luật của cách mạng Việt Nam.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Quang Cảnh
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)