Bài 33. Tổng kết phần Văn học

Chia sẻ bởi Bùi Thị Thuý | Ngày 08/05/2019 | 27

Chia sẻ tài liệu: Bài 33. Tổng kết phần Văn học thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

Nhiệt liệt chào mừng các thầy cô
về dự hội thảo chuyên môn cụm II
Năm học 2008-2009
môn ngữ văn 9
Giáo viên : Bùi Thị Thuý
Trường THCS Cao Nhân
A : Nhìn chung về nền văn học Việt Nam
- Ra đời cùng với sự phát triển của lịch sử dân tộc Việt Nam.
- Phản ánh tâm hồn tư tưởng, tính cách, cuộc sống dân tộc Việt Nam.
- Góp phần làm nên đời sống văn hoá, tinh thần của đất nước Việt Nam.
- Có lịch sử lâu dài, phong phú và đa dạng về tác giả, tác phẩm.

Tiết 167-168 :
Tổng kết văn học
 Khái quát vị trí, giá trị, đặc điểm của văn học trong lịch sử dân tộc
I- Các bộ phận hợp thành nền văn học Việt Nam
1. Văn học dân gian
- Nằm trong tổng thể văn hoá dân gian.
- Ra đời từ xa xưa, khi con người chưa có chữ viết, tiếp tục phát triển trong các thời đại tiếp theo.
-Tính tập thể (nhân dân lao động là tác giả)
-Tính truyền miệng
-Tính dị bản
Truyện thần thoại, truyền thuyết,cổ tích, ngụ ngôn, truyện cười, sử thi, hò, vè, tục ngữ, ca dao…
- Nguồn nuôi dưỡng tâm hồn trí tuệ của nhiều thế hệ (tinh thần yêu nước, lòng nhân ái…)
- Là kho tàng, chất liệu vô cùng phong phú cho các nhà văn.
-Tiếp tục phát triển, vẫn giữ vị trí quan trọng khi văn học viết xuất hiện.
- Văn học dân gian các dân tộc góp phần làm phong phú, đa dạng nền văn học, văn hoá dân tộc.
- Các bộ phận văn học hợp thành :
+ Chữ Hán : xuất hiện từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX.
+ Chữ Nôm : ra đời từ thế kỉ XIII đến cuối thế kỉ XIX.
+ Chữ Quốc ngữ : ra đời từ thế kỉ XVII và được phổ biến rộng rãi đến ngày nay.
2. Văn học viết
- Xuất hiện từ thế kỉ thứ X
Phân biệt văn học dân gian với văn học viết?
Câu h?i th?o lu?n theo b�n (2 phút ):
Hóy tỡm cỏc vớ d? trong Truy?n Ki?u c?a Nguy?n Du, tho H? Xuõn Huong ho?c sỏng tỏc c?a tỏc gi? hi?n d?i d? th?y ?nh hu?ng c?a van h?c dõn gian d?n van h?c vi?t ?
Văn học trung đại : Trong thơ Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du có nhiều câu ca dao, thành ngữ được vận dụng sáng tạo :
- Thơ Hồ Xuân Hương :
Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
(Bánh trôi nước)
- Thơ Nguyễn Du :
- Mấy người bạc ác tinh ma, - Vợ chàng quỷ quái tinh ma
Mình làm mình chịu kêu mà ai thương. Phen này kẻ cắp bà già gặp nhau. ( Truyện Kiều)
Văn học hiện đại
-Thơ Tố Hữu :
Mình về mình có nhớ ta ?
Ta về ta nhớ những hoa cùng người
(Việt Bắc)
- Thơ Chế Lan Viên
Con cò bay la
Con cò bay lả
Con cò cổng phủ
Con cò Đồng Đăng
(Con cò)
II Tiến trình lịch sử văn học Việt Nam

- Lịch sử văn học Việt Nam được chia làm ba thời kì lớn :
+ Từ thế kỉ thứ X đến hết thế kỉ XIX ( Văn học trung đại )
+ Từ đầu thế kỉ XX đến 1945 ( Văn học chuyển sang thời kì hiện đại )
+ Từ sau cách mạng tháng Tám đến nay ( Văn học hiện đại ) :
- Từ 1945 đến 1975
- Từ sau năm 1975
 Văn học Việt Nam phát triển trong sự gắn bó mật thiết với lịch sử dân tộc.
III- Mấy nét đặc sắc nổi bật của văn học Việt Nam
1- Về nội dung, tư tưởng
Câu hỏi thảo luận nhóm (3 phút)
Có ý kiến cho rằng tư tưởng yêu nước, tinh thần nhân đạo là hai sợi chỉ đỏ xuyên suốt của văn học Việt Nam. Ý kiến em thế nào ? Hãy làm sáng tỏ.
a) Tư tưởng yêu nước
* Khi đất nước có ngoại xâm :
- Trong văn học dân gian :
+ Thể hiện ước mơ về người anh hùng chống ngoại xâm ( Thánh Gióng)
+ Ca ngợi vẻ đẹp của quê hương, đất nước ( Ca dao về quê hương , đất nước)
- Trong văn học viết :
+ Thể hiện lời tuyên bố hùng hồn về chủ quyền độc lập dân tộc, ý chí quyết tâm giữ vững nền độc lập tự chủ, cảnh cáo kẻ thù xâm lược, kêu gọi tướng sĩ chống kẻ thù (Sông núi nước Nam, Hịch tướng sĩ, Bình Ngô đại cáo…)
+ Trong kháng chiến chống Pháp, Mĩ : Ca ngợi lòng yêu quê hương, tinh thần chiến đấu anh hùng, bất khuất, sẵn sàng hi sinh vì độc lập tự do của dân tộc Việt Nam (Làng, Đồng chí, Bài thơ về tiểu đội xe không kính…)
* Trong thời bình lòng yêu nước thể hiện ở niềm yêu mến, tự hào về quê hương, tinh thần hăng say lao động, ca ngợi cuộc sống mới, thầm lặng cống hiến cho sự nghiệp xây dựng CNXH (Đoàn thuyền đánh cá, Lặng lẽ Sa Pa…)

b) Tinh thần nhân đạo cũng là một truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam :
- Lòng yêu thương con người, cảm thông với nỗi khổ đau, bất hạnh của con người, ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của con người: Tục ngữ về con người, xã hội ; Ca dao than thân; Truyện cổ tích (Sọ Dừa, Thạch Sanh); Truyện Kiều, Chuyện người con gái Nam Xương, Lão Hạc…
- Tố cáo các thế lực bạo tàn chà đạp lên quyền sống, hạnh phúc của con người, giải phóng cá nhân, chống lễ giáo phong kiến, đòi quyền tự do trong hôn nhân… (Truyện Kiều, Chuyện người con gái Nam Xương…)

- Ca ngợi tình đồng chí, đồng bào ( Đồng chí, Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Những ngôi sao xa xôi…)





- Tinh thần yêu nước, ý thức cộng đồng là truyền thống tinh thần nổi bật của dân tộc ta từ xa xưa, là nội dung tư tưởng xuyên suốt các thời kì phát triển của văn học Việt Nam.
- Tinh thần nhân đạo – tình yêu thương con người kết hợp với truyền thống yêu nước trở nên đa dạng, phong phú qua các thời kì.
1- Về nội dung, tư tưởng
 Đó là những vẻ đẹp tâm hồn, lối sống, tính cách, tư tưởng của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam.
- Thể hiện sức sống bền bỉ và tinh thần lạc quan của dân tộc.
2. Về nghệ thuật
- Các tác phẩm có qui mô không lớn, chú trọng cái đẹp tinh tế, hài hoà, giản dị, cô đọng, hàm súc.
Bài tập củng cố
Khoanh tròn vào đáp án đúng cho các câu hỏi sau ?
1. Văn học Việt Nam gồm mấy bộ phận hợp thành ?
A. Một bộ phận B. Hai bộ phận C. Ba bộ phận D. Bốn bộ phận
2. Tác phẩm nào không thuộc thời kì văn học hiện đại ?
A. Làng B. Chuyện người con gái Nam Xương
C. Những ngôi sao xa xôi D. Bến quê
3. Tác phẩm nào được coi là kiệt tác của văn học chữ Nôm ?
A. Truyện Kiều B. Bình Ngô đại cáo
C. Nam quốc sơn hà D. Truyện Lục Vân Tiên
4. Dòng nào không phải là giá trị nổi bật của văn học Việt Nam ?
A. Tư tưởng yêu nước B. Tinh thần nhân đạo
C. Sức sống bền bỉ và tinh thần lạc quan D. Thể hiện quan niệm về chiến tranh
5. Ý nào không phải nét đặc sắc về nghệ thuật của văn học Việt Nam ?
A. Qui mô tác phẩm đồ sộ B. Cô đọng, hàm súc
C. Vẻ đẹp hài hoà D. Trong sáng, giản dị
a. Văn học Việt Nam gồm mấy bộ phận hợp thành ?
A. Một bộ phận B. Hai bộ phận C. Ba bộ phận D. Bốn bộ phận
b, Tác phẩm nào không thuộc bộ phận văn học hiện đại ?
A. Làng B. Chuyện người con gái Nam Xương
C. Những ngôi sao xa xôi D. Bến quê
c, Tác phẩm nào được coi là kiệt tác của văn học chữ Nôm ?
A. Truyện Kiều B. Bình Ngô đại cáo
C. Nam quốc sơn hà D. Nhật kí trong tù
d, Dòng nào không phải là giá trị nổi bật của văn học Việt Nam ?
A. Tư tưởng yêu nước B. Tinh thần nhân đạo
C. Sức sống bền bỉ và tinh thần lạc quan D. Thể hiện quan niệm về chiến tranh
e, Ý nào không phải nét đặc sắc về nghệ thuật của văn học Việt Nam ?
A. Qui mô tác phẩm đồ sộ B. Cô đọng, hàm súc
C. Vẻ đẹp hài hoà D. Trong sáng, giản dị
B
B
A
D
A
- Ôn tập theo các nội dung tổng kết, chọn một tác phẩm yêu thích, suy nghĩ về tác phẩm đó.
- Chuẩn bị tốt cho tiết tổng kết tiếp theo Phần B : Sơ lược về một số thể loại văn học : Đọc kĩ, trả lời các câu hỏi SGK (trang 194 đến trang 200)
Hướng dẫn về nhà
Trân trọng cảm ơn
các thầy cô và các em !
Tiết 168:
SƠ LƯỢC MỘT SỐ THỂ LOẠI VĂN HỌC
I. Phần mở đầu:
Căn cứ chủ yếu vào:
- Bất kỳ một tác phẩm văn học nào đều tồn tại trong một dạng thức nhất định.
- Những đặc điểm hiện tượng đời sống trong tác phẩm.
- Cách thức tổ chức tác phẩm.
- Ngôn ngữ của tác phẩm.
Căn cứ vào đâu mà người ta phân chia ra các thể loại văn học?
II.Sơ lược về một số thể loại Văn học:
1.Một số thể loại văn học dân gan:
Bảng hệ thống

Em có thể phân loại và sắp xếp các thể loại văn học dân gian?
II.Một số thể loại Văn học trung đại:
Bảng hệ thống

Văn học trung đại trong chương trình Ngữ văn THCS được học các thể loại nào?
III. Một số thể loại văn học hiện đại:
Các thể loại chủ yếu:
- Thơ mới, Tuyện ngắn, Kịch thơ, Các dạng nghị luận.

Em hãy nêu đặc điểm của một số thể loại văn học hiện đại?
Em hãy kể lại một số thể loại văn học hiện đại?
- Gồm: Tự sự, trữ tình, Kịch, thể loại tổng hợp.
Tự sự gồm: Tuyện ngắn, truyện vừa, truyện dài, bút ký, ký sự, phóng sự, du ký, tùy bút, nhật ký.


Trữ tình gồm: Thơ mới, thơ tự do, thơ văn xuôi, trường ca.
Kịch gồm: Kịch nói, chính kịch,bi kịch, hài kịch.
Thể loại tổng hợp: Tuyện ký, truyện thơ, kịch thơ.
Em hãy nhắc lại một số của văn học dân gian, văn học trung đại và văn học hiện đại?
* GHI NHỚ: (Sgk)
Bài tập về nhà:
1/ So sánh sự khác nhau về thể loại giữa Hoàng Lê nhất thống chí và Tuyện Kiều.
2/ Các thể loại nghị luận hiện đại trong chương trình TLV THCS được phân loại như thế nào? Vận dụng để xác định thể loại văn bản nghị luận cụ thể cho các văn bản sau:




(Dặn dò HS: chuẩn bị cho bài kiểm tra tổng hợp cuối năm)


XIN KÍNH CHÀO QUÝ THẦY CÔ GIÁO VÀ CÁC EM HỌC SINH LỚP 9!

XIN KÍNH CHÀO QUÝ THẦY CÔ GIÁO VÀ CÁC EM HỌC SINH LỚP 9!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Bùi Thị Thuý
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)