Bài 33. Tôi và Chúng ta

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Minh Loan | Ngày 08/05/2019 | 24

Chia sẻ tài liệu: Bài 33. Tôi và Chúng ta thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

Giáo viên: Nguyễn Thị Minh Loan





Học sinh Lớp 9a,b
Thcs tân dân- sóc sơn- hà nội

Tiết 165- 166
Tôi và chúng ta
Lưu Quang vũ
I.Tìm hiểu chung :
1.Tác giả:
- Lưu Quang Vũ (1948- 1988): Sinh tại Phú Thọ, quê gốc ở Quảng Nam, sống ở Hà Nội.
Năm 1965 tham gia kháng chiến chống Mĩ
> Thuộc thế hệ những nhà thơ trẻ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ.
=> Là người đa tài và giàu tình cảm
Lưu Quang Vũ ( 1948 - 1988 )
Lưu Quang Vũ - Xuân Quỳnh
- Là nhà thơ, nhà văn, nhà viết kịch lớn của đất nước từ những năm 65 của thế kỉ trước.
Tác phẩm chọn lọc
- Hương cây - Bếp lửa (thơ, in chung, 1968),
- Diễn viên và sân khấu (tiểu luận, in chung, 1979);
- Mùa hè đang đến (truyện, 1983);
- Người kép đóng hổ (truyện, 1984),
- Mây trắng của đời tôi (thơ, 1989 );
- Bầy ong trong đêm sâu (thơ, 1993)
- Tuyển tập kịch Lưu Quang Vũ (1994);
- Thơ tình Xuân Quỳnh - Lưu Quang Vũ (1994);
- Lưu Quang Vũ - thơ và đời ( 1997);
- Lưu Quang Vũ - Thơ và truyện ngắn (1998).
* Các giải thưởng:
- Bảy Huy chương vàng trong các kỳ hội diễn sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc
- Hai lần được Giải thưởng của Hội Văn nghệ Hà Nội
- Hai lần được Giải thưởng của Tổng Liên đoàn Lao động
- Tặng thưởng Văn học của Bộ Quốc phòng 1992.
- Giải thưởng Hồ Chí Minh năm 2000
* Lưu Quang Vũ có hơn 50 vở kịch đã công diÔn:
- Sống mãi tuổi 17 ( 1979),
- Người tốt nhà số 5 (198l);
- Tôi và chúng ta (1985);
- Cô gái đội mũ nồi xám (1984);
- Khoảnh hhắc và vô tận (1986);
- Quyền được hạnh phúc (1986);
- Hồn Trương Ba da hàng thịt (1984);
- Nàng Si ta (198l);
- Nguồn sáng trong đời (1985);
- Bệnh sĩ (1988);
- Hoa cúc xanh trên đầm lầy (1986),
- Đôi dòng sữa mẹ (1985);
- Trái tim trong trắng (1988);
- Lời thề thứ 9 (1988);
- Điều không thể mất (1988) v.v. . .
2. Tác phẩm:
-Xuất xứ: Viết năm 1985
Hoàn cảnh : Sau đại thắng mùa xuân năm 1975, đất nước hoà bình thống nhất => chuyển sang một thời kì lịch sử mới. Nhiệm vụ chính trị hàng đầu của nước ta từ đây là: Khôi phục, cải tạo và không ngừng phát triển nền kinh tế để xây dựng đất nước giàu mạnh, xã hội phồn vinh.
Một cảnh trong vở Tôi và chúng ta do nhà hát Tuổi trẻ dàn dựng (Diễn viên Thu Hà - vai Thanh; Thanh Tùng vai Hoàng Việt)
Nghệ thuật cốt lõi của kịch là: Mâu thuẫn xung đột thể hiện trong những tình huống kịch trong đối thoại, độc thoại và hành động của nhân vật kịch.
Tóm tắt
Lấy bối cảnh là xí nghiệp Thắng Lợi trong những năm 80, Tôi và chúng ta phản ánh cuộc đấu tranh gay gắt để thay đổi phương thức tổ chức, lề lối hoạt động ở xí nghiệp Thắng Lợi: Giữa một bên là tư tưởng bảo thủ khư khư giữ lấy những nguyên tắc, quy chế đã thành cứng đờ, lạc hậu đại diện là Phó giám đốc Nguyễn Chính, quản đốc Trương,thanh tra Trần Khắc với một bên là tư tưởng đổi mới, dám nghĩ, dám làm, khát khao đổi mới vì lợi ích của mọi người, đại diện là Giám đốc Hoàng Việt, kíp trưởng phân xưởng Thanh, kĩ sư Lê Sơn và đa số anh chị em công nhân...
- Thuộc cảnh 3 :
* Đọc:
Phân biệt giọng của từng nhân vật:
+ Hoàng Việt: Bình tĩnh, tự tin, cương quyết
+ Lê Sơn: giọng rụt rè, lúng túng, sau bắt đầu chắc chắn, tự tin hơn
+ Nguyễn Chính: ngọt nhạt, thủ đoạn vừa tỏ ra thông cảm, vừa có vẻ đe doạ
3. Thể loại: Kịch
Tóm tắt c¶nh 3:
Tại một cuộc họp, giám đốc mới của xí nghiệp là Hoàng Việt cho công bố Kế hoạch mở rộng sản xuất và phương án làm ăn mới của xí nghiệp. Kế hoạch này lập tức bị một số người trong đó có Phó giám đốc Nguyễn Chính phản đối, nhưng lại được các công nhân và kỹ sư ủng hộ.
* Mâu thuẫn xung đột kịch
II.Tìm hiêu chi tiết
1. Tình huống truyện và những mâu thuẫn cơ bản:
Cái cũ
Cái mới
Tình huống: Tình trạng lạc hậu của xí nghiệp dẫn đến kết quả sản xuất rất thấp -> đời sống cán bộ công nhân viên khó khăn. Yêu cầu đổi mới toàn diện và cơ bản đồng bộ là bức thiết, là tất yếu. Một số người tha thiết đổi mới . Nhưng một số người khư khư bảo thủ => Giám đốc mới công bố kế hoạch sản xuất mới đã vấp phải sự phản kháng của những người bảo thủ.
Bắc Sơn
Tôi và chúng ta
Ta
Địch
Mới

Trong cuộc đấu tranh giành độc lập tự do của dân tộc đầu những năm 40
Trong nội bộ nhân dân , trong đời sống sản xuất khi đất nước hoà bình thống nhất những năm 80
=> Đều là những mâu thuẫn gay gắt một mất một còn
Đặt vào những năm 80 của thế kỉ XX, vấn đề có ý nghĩa thực tiễn lớn lao: Đó là vấn đề cấp thiết từ thực tế đời sống xã hội và có ý nghĩa trực tiếp đối với sự phát triển của đất nước.
- Mối quan hệ giữa cá nhân với tập thể
- Cái chung và riêng cần được nhìn nhận mới: Không có thứ chủ nghĩa tập thể chung chung. Cái chúng ta được tạo thành từ những cái tôi cá nhân cụ thể. Khi quyền lợi và nghĩa vụ của cá nhân được đảm bảo và thống nhất với quyền lợi và nghĩa vụ của tập thể -> Sẽ tạo ra sức mạnh tổng hợp và chắc chắn.
- Trong chúng ta có cái tôi. Tôi thống nhất với chúng ta, nhưng mỗi cái tôi phải được tôn trọng và đảm bảo về đời sống vật chất và tinh thần.
Cần quan tâm thiết thực đến cuộc sống, quyền lợi của mỗi cá nhân con người.
Cơ chế mới
Ho�ng Vi?t (giỏm d?c) Son (ki su)
Tu tu?ng tiờn ti?n dỏm nghi, dỏm l�m
Cơ chế cũ:
Phũng t? ch?c lao d?ng, t�i v? (biờn ch?, ti?n luong) qu?n d?c phõn xu?ng (hi?u qu? t? ch?c)
B?o th?, mỏy múc
Mở rộng quy m« sản xuất phải cã nhiều đổi thay mạnh mẽ, đồng bộ.
C. Phó giám đốc Chính - Quản đốc phân xưởng Trương.
- Máy móc, bảo thủ, gian ngoan, nhiều mánh khoé.
- Vin vào cơ chế nguyên tắc chống lại sự đổi mới, khéo luồn lọt, xu nịnh.
2. Những nhân vật tiêu biểu
a. Giám đốc Hoàng Việt
- Người lãnh đạo có tinh thần trách nhiệm cao, năng động, dám nghĩ dám làm.
- Thẳng thắn, trung thực kiên quyết đấu tranh với niềm tin vào chân lý.
b. Kỹ sư Lê Sơn
- Có năng lực, trình độ chuyên môn giỏi, gắn bó nhiều năm cùng xí nghiệp.
- Sẵn sàng cùng Hoàng Việt cải tiến toàn diện hoạt động xí nghiệp.
3. ý nghĩa của mâu thuẫn kịch và cách kết thúc tình huống:
- Cuộc đấu tranh giữa 2 phái: đổi mới và bảo thủ
=> Phản ánh tính tất yếu và gay gắt những tình huống xung đột kịch nêu lên là vấn đề nóng bỏng của thực tế đời sống sinh động.
- Cuộc đấu tranh gay go nhưng cái mới sẽ thắng.
III. Tổng kết
- Nghệ thuật: Kịch với nhân vật tính cách rõ nét.
- Nội dung: vấn đề đổi mới trong sản xuất.
III. Luyện tập:
Rèn đọc diễn cảm
Chuẩn bị về nhà:
Đọc lại tác phẩm
Soạn các câu hỏi trong phần đọc hiểu văn bản
Nhận xét về nhân vật Hoàng Việt, Nguyễn Chính, Lê Sơn.
Xin chân thành cảm ơn
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Minh Loan
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)