Bài 33. Thực hành: Tính chất hoá học của phi kim và hợp chất của chúng

Chia sẻ bởi Nguyễn Hồng Nhung | Ngày 30/04/2019 | 94

Chia sẻ tài liệu: Bài 33. Thực hành: Tính chất hoá học của phi kim và hợp chất của chúng thuộc Hóa học 9

Nội dung tài liệu:

Bài 33
Thực hành: Tính chất hoá học
của phi kim và hợp chất của chúng
Nguyễn Thị Hồng Nhung
I. Mục tiêu
-Kiến thức: Khắc sâu kiến thức về phi kim, tính chất đặc trưng của muối cacbonat, muối clo rua
Kĩ năng: Rèn kỹ năng thực hành
Thái độ:
+Rèn ý thức nghiêm túc, cẩn thận trong học tập
+Ý thức làm việc theo nhóm
II. Chuẩn bị
Giáo viên:
+Dụng cụ:
-Ống nghiệm chịu nhiệt có nút cao su gắn ống dẫn khí
-Đèn cồn, giá sắt, cốc thuỷ tinh
+Hoá chất:
-Bột cacbon, bột đồng (II) oxit
-Dung dịch Ca(OH)2, HCl
-Muối NaHCO3, NaCl, Na2CO3 và CaCO3
Học sinh: Ôn lại kiến thức các bài đã học trong chương
Các hoạt động dạy và học
I. Những kiến thức có liên quan
Tính chất hoá học của cacbon: Tác dụng:
+ oxi
+ oxit kim loại => tính khử
Tính chất hoá học CO2
+ H2O
+ Dung dịch bazơ
+ Oxit bazơ
Tính chất hoá học của muối cacbonat: Tác dụng
+ Với axit  CO2
+ Với bazơ
+ Với dung dịch muối

II. Tiến hành thí nghiệm
1. Thí nghiệm 1: Cac bon khử đồng (II) oxit ở nhiệt độ cao
Dụng cụ:
+1 ống nghiệm chịu nhiệt có nút cao su gắn ống dẫn khí
+ Giá sắt, đèn cồn
Hoá chất: bột CuO, bột cacbon và dung dịch Ca(OH)2

Cách tiến hành:
Lấy một ít hỗn hợp đồng oxit và cacbon vào một mảnh giấy => trộn đều  quan sát màu hỗn hợp
Cho một lượng hỗn hợp trên (bằng hạt ngô) vào ống nghiệm. Lắp dụng cụ như hình3.9 SGK 83
Quan sát dung dịch nước vôi trong trong cốc.
Đun nóng đáy ống nghiệm bằng ngọn lửa đèn cồn
Quan sát:
+sự thay đổi màu sắc của hỗn hợp CuO và C
+Hiện tượng xảy ra trong cốc dung dịch Ca(OH)2
Giải thích và viết phương trình hoá học.
Kết luận về tính chất hoá học của cacbon?
2. Thí nghiệm 2: Nhiệt phân muối NaHCO3
Dụng cụ:
+ 1 ống nghiệm chịu nhiệt có nút gắn ống dẫn khí, 1 ống nghiệm thường
+ Đèn cồn, giá sắt
Hoá chất:
+ Muối NaHCO3
+ Cốc đựng dung dịch nước vôi trong Ca(OH)2
Cách tiến hành
Lấy 1 thìa nhỏ muối NaHCO3 (khoảng bằng hạt ngô) vào ống nghiệm.
Lắp dụng cụ như hình 3.16 SGK 89
Quan sát ống nghiệm đựng muối và dung dịch Ca(OH)2
Đun nóng đáy ống nghiệm bằng ngọn lửa đèn cồn
Quan sát hiện tượng xảy ra trên thành ống nghiệm và sự thay đổi ở cốc đựng dung dịch Ca(OH)2
Mô tả hiện tượng, giải thích và viết phương trình hoá học
Kết Luận về tính chất hoá học của NaHCO3.
3. Thí nghiệm 3: Nhận biết muối cacbonat và muối clorua
Có 3 lọ đựng chất rắn ở dạng bột là NaCl, Na2CO3 và CaCO3
Thảo luận:
Sự khác nhau của 3 chất trên?
+Tính tan trong nước
+Phản ứng với dung dịch axit HCl
 Thuốc thử để nhận biết 3 hoá chất trên là nước và dung dịch HCl

Cách tiến hành
Lấy mỗi lọ một thìa hoá chất cho vào 3 cốc nước => khuấy đều.
 Chất rắn tan hết là: NaCl và Na2CO3 => nhóm1
 Chất rắn không tan là CaCO3
Nhóm 2:
Lấy mỗi lọ một thìa muối cho vào 2 ống nghiệm.
Cho vào mỗi ống nghiệm 2ml dung dịch HCl.
ống nghiệm nào chất rắn tan và có khí bay lên là của muối Na2CO3
Ống không có hiện tượng là của muối NaCl


Bài tập về nhà:
Viết bản tường trình.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Hồng Nhung
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)