Bài 33. Thực hành: Tính chất hoá học của phi kim và hợp chất của chúng

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Thúy Nhung | Ngày 30/04/2019 | 49

Chia sẻ tài liệu: Bài 33. Thực hành: Tính chất hoá học của phi kim và hợp chất của chúng thuộc Hóa học 9

Nội dung tài liệu:

Bài 33: Thực hành: Tính chất hoá học của phi kim và hợp chất của chúng
Các nhóm kiểm tra dụng cụ gồm:
1 giá ống nghiệm
2 kẹp ống nghiệm
5 ống nghiệm
1 đèn cồn, 1chổi rửa
1 giá sắt, 1thìa
1 ống dẫn khí
2 ống hút,đũa thuỷ tinh
1 kiềng
Chậu đựng nước
Các nhóm kiểm tra hoá chất gồm:
DD nước vôi trong
NaHCO3
Na2CO3
NaCl
DD H2SO4
Nước cất

I. Ôn tập kiến thức cũ
Đánh dấu X vào đầu câu trả lời đúng nhất
Câu1:Tính chất hoá học của cacbon có nhiều ứng dụng trong thực tế:
1.Tác dụng được với kim loại.
2.Tác dụng với hiđrô tạo hợp chất khí.
3.Tác dụng với oxi tạo oxit axit CO2.
4.Tác dụng với một số oxit kim loại giải phóng kim loại.
A. 1,2 B. 2,3
C. 3,4 D. 1,4


Đáp án
Câu 1: C
Câu 2: Cho các chất sau phản ứng với nhau từng đôi một, đánh dáu X nếu có hiện tượng xảy ra.
I. Ôn tập kiến thức cũ
II. Tiến trình thực hành
1.Thí nghiệm 1: Cacbon khử đồng (II) oxit ở nhiệt độ cao
Tiến hành thí nghiệm
-Lấy một thìa hỗn hợp CuO và C bằng hạt ngô cho vào ống nghiệm.
-Lắp dụng cụ như hình 3.9 sgk/83
- Đun nóng nhẹ đều ống nghiệm sau đó đun tập trung tại vị trí có hỗn hợp bột than và đồng (II) oxit
b. Quan sát hiện tượng
- Nhận xét, giải thích hiện tượng xảy ra?
I.Ôn tập kiến thức cũ
II. Tiến trình thực hành
1.Thí nghiệm 1: Cacbon khử đồng (II) oxit ở nhiệt độ cao
2.Thí nghiệm 2: Nhiệt phân muối NaHCO3
Tiến hành thí nghiệm
-Lấy một thìa nhỏ muối NaHCO3 cho vào ống nghiệm.
-Lắp dụng cụ như hình 3.16 sgk/89
- Đun nóng nhẹ đều ống nghiệm sau đó đun tập trung tại vị trí có muối NaHCO3

b. Quan sát hiện tượng
- Nhận xét, giải thích hiện tượng xảy ra?

I. Ôn tập kiến thức cũ
II. Tiến trình thực hành
1.Thí nghiệm 1: Cacbon khử đồng (II) oxit ở nhiệt độ cao
2.Thí nghiệm 2: Nhiệt phân muối NaHCO3
3.Thí nghiệm3 :Nhận biết muối cacbonat và muối clorua
Có 3 lọ đựng 3 chất rắn dạng bột là NaCl, Na2CO3, CaCO3
?Nêu cách nhận biết mỗi chất đựng trong mỗi lọ trên.
Tiến hành thí nghiệm
-Thử tính tan trong nước của 3 chất trên: Lấy một thìa nhỏ mỗi muối trên vào 3 ống nghiệm đã đánh stt nhỏ 2ml nước vào ống nghiệm.
+Lắc nhẹ 3 ống nghiệm, nhận được CaCO3 không tan.
-Nhỏ từ từ dd H2SO4 vào 2 ống nghiệm chưa nhận được.
+Nếu sủi bọt là Na2CO3
+Nếu không sủi bọt là NaCl

b. Quan sát hiện tượng
- Nhận xét, quan sát hiện tượng, nhận biết từng chất, dán mác.

I. Ôn tập kiến thức cũ
II. Tiến trình thực hành
1. Thí nghiệm 1: Cacbon khử đồng (II) oxit ở nhiệt độ cao
2. Thí nghiệm 2: Nhiệt phân muối NaHCO3
3. Thí nghiệm3 :Nhận biết muối cacbonat và muối clorua
III. Viết bản tường trình
1. Các nhóm hoàn thành bản tường trình thực hành theo mẫu có sẵn.
2. Các nhóm thu dọn hoá chất, dụng cụ thí nghiệm.
-Làm vệ sinh dụng cụ thí nghiệm, lau bàn ghế.
-Trả đồ dùng thí nghiệm vào tủ hoá chất.
3. Chuẩn bài 34: khái niệm về hợp chất hữu cơ và hoá học hữu cơ:Mỗi nhóm chuẩn bị:
- Bông, 1 cây nến, diêm.
- Các loại hoa quả, trứng, thịt, sữa, bánh mì....( nếu có)


* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Thúy Nhung
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)