Bài 33. Thân nhiệt

Chia sẻ bởi Trúc Phương | Ngày 01/05/2019 | 40

Chia sẻ tài liệu: Bài 33. Thân nhiệt thuộc Sinh học 8

Nội dung tài liệu:

Bài 33:THÂN NHIỆT
- Có bao giờ em đo nhiệt độ của cơ thể mình và đo bằng dụng cụ gì? Bao nhiêu độ?
-Có khi nào nhiệt độ tăng hoặc giảm không?

Hoạt động 1: Tìm hiểu về thân nhiệt

Trả lời các câu hỏi
1. Người ta đo thân nhiệt như thế nào? và để làm gì?
2. Nhiệt độ cơ thể ở người khỏe mạnh khi trời nóng và lạnh là bao nhiêu và thay đổi như thế nào?
3. Quá trình nào trong tế bào sản sinh ra nhiệt? Tất cả nhiệt lượng đó có giữ lại trong cơ thể không?
4. Nhiệt độ cơ thể đo được gọi là gì?

Đáp án:
1- Dùng cặp nhiệt độ kẹp vào nách hoặc ngậm vào miệng
Để kiểm tra sức khoẻ cơ thể
2- Nhiệt độ cơ thể ở người khỏe mạnh khi trời nóng và lạnh là 37oC ( Dao động 0,50C)
3. Quá trình dị hoá. Nhiệt lượng sinh ra chỉ giữ lại 1 phần tạo nên nhiệt độ cơ thể. Phần lớn toả ra môi trường qua da, hô hấp, bài tiết.
4. Nhiệt độ cơ thể đo được gọi là thân nhiệt.

Kết luận
1. Thân nhiệt là nhiệt độ của cơ thể.
2. Ở người bình thường nhiệt độ cơ thể luôn ổn định ở mức 37 độ và không dao động quá 0,5 độ
Hoạt động 2:Tìm hiểu sư điều hòa thân nhiệt
Quan sát hình, trả lời câu hỏi sau:
1.Mọi hoạt động của cơ thể đều sinh nhiệt.Vậy nhiệt độ của cơ thể sinh ra đã đi đâu và làm gì?
2. Khi lao động nặng cơ thể có những phương thức tỏa nhiệt nào?
3.Vì sao trời nóng da hồng hào, trời rét da tím tái?
4. Khi trời nóng, độ ẩm không khí cao, không thoáng gió, cơ thể ta có những phản ứng gì?
5. Da có vai trò gì?
1.Vai trò của da trong điều hòa thân nhiệt.
Đáp án:
1. Quá trình dị hóa tạo ra năng lượng năng lượng này dùng cho các hoạt động sống và cuối cùng đều chuyển thành nhiệt .nhiệt tỏa ra môi trường qua hô hấp và bài tiết .
2. Khi lao động,nhất là lao động nặng cơ thể có những hình thức tỏa nhiệt sau: toát mồ hôi, dãn mạch máu da, thở gấp
3. Vào muà hè da hồng hào là do mạch máu dưới da dãn ra làm cho cơ thể tỏa nhiệt vào không khí dễ dàng. Trời rét da thường tím tái hoặc sởn gai ốc vì các mạch dưới da đưa máu vào trong và co cơ chân lông làm sờn gai ốc để giảm sự thoát nhiệt nhằm giữ nhiệt cho cơ thể
4. khi trời nóng độ ẩm không khí cao trời oi bức cơ thể người ta tóat mồ hôi khó khăn và dễ bị cảm .
Kết luận
Da có vai trò quan trọng trong sự điều hòa thân nhiệt: cho nhiệt bức xạ qua da thoát mồ hôi mang theo nhiệt ra ngoài cơ thể.
Đọc thông tin sách giáo khoa, để trả lời câu hỏi:
- Hệ thần kinh tham gia điều hoà thân nhiệt như thế nào ?
- Trong điều hoà thân nhiệt da hay hệ thần kinh giữ vai trò chủ đạo?

2.Vai trò của hệ thần kinh trong điều hòa thân nhiệt.
Trả lời
Hệ thần kinh điều hòa dị hóa ở tế bào tức điều hòa sự sinh nhiệt, điều hòa co dãn mạch máu dưới da, điều khiẻn tăng giảm tiết mồ hôi, co duỗi chân lông, từ đó điều tiết sự tỏa nhiệt.
- Hệ thần kinh đóng vai trò chủ đạo trong điều hoà thân nhiệt.

Hoạt động 3. Tìm hiểu phương pháp
phòng chống nóng lạnh
1.Chế độ ăn uống của mỗi người ở mùa hè, mùa đông cần phải như thế nào ?
2.Vào mùa hè chúng ta cần làm gì để chống nóng?
3. Để chống rét chúng ta cần phải làm gì ?
4.Tại sao rèn ruyện thân thể cũng là biện pháp phòng chống nóng, lạnh?
5. Khi xây nhà ở, công sở …cần phải làm gì góp phần chống nóng, chống lạnh?
6.Trồng cây xanh có phải là một biện pháp chống nóng không ? Tại sao?
Đọc thông tin sách giáo khoa,
kết hợp hiểu biết thực tế trả lời các câu hỏi:
Trả lời
1. Mùa đông cần ăn những thức ăn giàu năng lượng, nhiều lipit hơn để cung cấp đủ nhiệt cho cơ thể, mùa hè nên ăn những thức ăn nhiều vitamin nhiều rau, hoa quả
2. Về mùa hè cần phải bố trí nhà cửa thoáng mát, sử dụng các phương tiện để chống nóng
3. Để chống rét, chúng ta cần mặc quần áo đủ ấm cho cơthể, bố trí nhà cửa kín đáo để tránh gió .
4. rèn luyện thân thể tập thể dục ,thể thao hợp lý là biện pháp chống nóng, lạnh vì cơ thể tăng sức khỏe, tăng khả năng chịu đựng

5. Xây dựng nhà cửa công sở cần phải bố trí thoáng mátvà trồng nhiều cây xanh để góp phần chống nóng lạnh .
6. Trồng cây xanh là một biện pháp chống nóng tốt vì cây xanh hấp thụ năng lượng ánh sáng mặt trời đáng kể làm giảm nhiệt độ môi trường, đồng thời với quá trình đó cây xanh còn thoát hơi nước làm mát môi trường xung quanh
1 Cảm nóng cần chú ý các điểm sau:
a. Tắm ngay khi người đang nóng nực.
b. Nghỉ ngơi nơi có nhiều gió để mồ hôi khô nhanh, hạ nhiệt nhanh
c. Hạ nhiệt một cách từ từ
d. Tránh ngồi chỗ có gió lùa
e. Gồm c và d
Đáp án: 1 e
Câu hỏi và bài tập
Công việc về nhà
1. Trả lời các câu hỏi 1,2,3 trang 106 sgk
2. Chuẩn bị bài 34

* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trúc Phương
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)