Bài 33. Thân nhiệt

Chia sẻ bởi Huỳnh Thị Ý Ly | Ngày 01/05/2019 | 38

Chia sẻ tài liệu: Bài 33. Thân nhiệt thuộc Sinh học 8

Nội dung tài liệu:

ĐIỀU HÒA THÂN NHIỆT
BÀI BÁO CÁO
........................................................................
........................................................................
........................................................................
.....................................................................................
........................................................................
........................................................................
1
2
3
4
5
6
ĐIỀU HÒA THÂN NHIỆT
Thân nhiệt
Quá trình sinh nhiệt
Quá trình thải nhiệt
Cơ chế điều nhiệt
Điều hòa thân nhiệt bởi hành vi
Tầm quan trọng của điều nhiệt
Một số rối loạn chức năng điều nhiệt....
7
Tầm quan trọng của điều nhiệt
 Điều hòa thân nhiệt, gọi tắt là điều nhiệt là một hoạt động chức năng có tác dụng giữ cho thân nhiệt hằng định trong khi nhiệt độ môi trường thay đổi. Nó tạo điều kiện thuận lợi cho các enzym hoạt động, do đó đảm bảo cho tốc độ các phản ứng sinh học diễn ra trong cơ thể tương đối hằng định trong môi trường có nhiệt độ luôn luôn thay đổi. Vì vậy có thể coi điều nhiệt là một hoạt động nhằm đảm bảo hằng tính nội môi.

Hoạt động điều nhiệt được thực hiện trên cơ sở một trung tâm điều nhiệt nằm ỏ vùng dưới đồi. Một tổn thương của trung tâm này cũng như mọi biến đổi quá lớn hoặc quá nhanh của nhiệt độ môi trường đều dẫn tới những rối loạn thân nhiệt.


THÂN NHIỆT
THÂN NHIỆT
Trong cơ thể con người, nhiệt độ ở các vi trí khác nhau không hoàn toàn giống nhau. Nhiệt được sinh ra chủ yếu trong các phản ứng oxi hóa. Trung tâm sinh nhiệt là các mô và các cơ quan, chủ yếu là cơ và gan. Từ đó nhiệt được máu vận chuyển đến hệ thống mao mạch dưới da và thải ra ngoài qua hơi thở, qua nước tiểu và qua mồ hôi.
Thân nhiệt (nhiệt độ cơ thể) luôn hằng định, không bị thay đổi theo nhiệt độ môi trường, đảm bảo cho mọi quá trình chuyển hoá trong cơ thể diễn ra bình thường được duy trì nhờ quá trình điều nhiệt, đảm bảo cân bằng giữa sinh nhiệt và thải nhiệt.
Thân nhiệt khác nhau ở tùy từng vùng cơ thể, cao nhất là nhiệt độ của gan, là trung tâm quan trọng của chuyển hóa các chất trong cơ thể. Máu có nhiệt độ thấp hơn, là trung gian vận chuyển nhiệt trong cơ thể. Cơ có nhiệt độ thay đổi tùy theo mức độ hoạt động, còn da có nhiệt độ thấp nhất trong cơ thể.
Thân nhiệt được phân thành 2 loại: thân nhiệt trung tâm và thân nhiệt ngoại vi.


















Định nghĩa
THÂN NHIỆT
Thân nhiệt trung tâm
Là thân nhiệt được đo ở những vùng nằm sâu trong cơ thể, có ảnh hưởng trực tiếp tới tốc độ các phản ứng sinh học xảy ra trong cơ thể, là mục đích của hoạt động điều nhiệt và ít thay đổi theo nhiệt độ của môi trường
Thân nhiệt trung tâm thường được đo ở ba nơi: ở trực tràng hằng định nhất, trong điều kiện cơ sở chỉ dao động trong khoảng 36,3°c - 37,1°C; ở miệng thấp hơn ở trực tràng0,2°c - 0,5ỘC và dao động nhiều hơn, nhưng dễ đo hơn nên thường được dùng  để theo dõi tình trạng bệnh; ờ nách thấp hơn ở trực tràng 0,5°c - 1,0°C, dao động nhiều hơn nữa nhưng cũng tiện đo nhất, thường được dùng để theo dõi thân nhiệt ngưòi bình thường.


370
36,50
Trực tràng37,50
THÂN NHIỆT
  Là thân nhiệt được đo ở da, chịu ảnh hưởng của nhiệt độ môi trường nhiều hơn, có thể dùng để đánh giá hiệu quả của hoạt động điều nhiệt. Thân nhiệt ngoại vi cũng thay đổi theo vị trí đo. ở trán vào khoảng 33,5°c, ở lòng bàn tay 32°c, còn ở mu bàn chân thì chỉ còn bằng khoảng 28°C.

Thân nhiệt ngoại vi
THÂN NHIỆT
Phân loại động vật theo thân nhiệt
Động vật biến nhiệt
Động vật hằng nhiệt
Các yếu tố ảnh hưởng lên thân nhiệt

THÂN NHIỆT
Động vật biến nhiệt

  Là những loại động vật có thân nhiệt biến đổi theo nhiệt độ của môi trường. Nếu xếp theo sự tiến hóa thì từ loài bò sát trở xuống là loài biến nhiệt, cơ thể chưa có khả năng điều nhiệt. Khi nhiệt độ môi trường thay đổi, thân nhiệt sẽ biến đổi theo.

THÂN NHIỆT
Động vật đẳng nhiệt

      Là những loài động vật có khả nằng điều nhiệt, giữ cho thân nhiệt tương đối ổn định gọi là động vật đẳng nhiệt hay còn gọi là hằng nhiệt (từ loài chim trở lên).

   
Đối với con người, hoạt động điều nhiệt cũng hoàn thiện dần trong quá trình phát triển của cá thể. Trẻ sơ sinh có thể bị sốt chỉ do bị bọc kín quá, hoặc chế độ ăn nhiều protid quá. Đối với trẻ lớn hơn có thể làm giảm sốt bằng cách đơn giản là chưòm nước đá vào những vùng có động mạch lớn đi qua như ở nách, bẹn, cổ...
Ở người trưởng thành bình thường, thân nhiệt được điều hòa ổn định, nó chỉ giao động trong khoảng 0,l°C

  Mọi biến đổi của thân nhiệt đều dẫn tối những rối loạn chức năng khác nhau, ngược lại trong nhiều quá trình bệnh lý cũng dẫn tới rối loạn thân nhiệt.


THÂN NHIỆT
Các yếu tố ảnh hưởng lên thân nhiệt
 -Tuổi: tuổi càng cao thân nhiệt càng giảm. Trẻ em thường có thân nhiệt cao hơn người lớn do tăng các hoạt động vật lý lẫn chuyển hoá. Trẻ sinh non, trẻ sơ sinh và người già đều có thân nhiệt không ổn định.
Cuối mùa thu, khi thanh niên còn mặc áo sơ mi thì người già đã phải mặc áo len. Đến mùa đông, người già càng sợ lạnh; tuổi càng cao càng sợ lạnh.
Ở người già, mức độ hấp thu, đào thải giảm yếu rõ rệt so với tuổi trẻ. Do đó, công năng sinh nhiệt của cơ thể cũng kém đi. Ngoài ra, hoạt động của người già giảm thấp cùng với công năng của các cơ quan, khiến công năng trung khu điều tiết thân nhiệt của đại não giảm đi.
Trong một nghiên cứu, các nhà khoa học đã thân nhiệt dưới nách của 1.025 cụ già tuổi 60-90. Kết quả là thân nhiệt của họ thấp hơn 0,3 độ C so với người trẻ bình thường. Chính vì sự hấp thu và đào thải của cơ thể người già giảm, nhiệt lượng sản sinh ra thấp, công năng trung khu điều tiết thân nhiệt bị giảm xuống nên khi nhiệt độ bên ngoài hơi giảm thấp thì cơ thể đã rất khó thích ứng, khiến họ sợ lạnh. Tuổi càng cao, năng lực thích ứng càng kém, nên càng sợ lạnh.
Vì vậy, giữ ấm cho người già là việc rất quan trọng. Khi thời tiết sắp chuyển lạnh thì phải kịp thời mặc thêm quần áo.

-
THÂN NHIỆT
Các yếu tố ảnh hưởng lên thân nhiệt
 -Nhịp ngày đêm: Thân nhiệt giảm tối thiểu vào buổi đêm khi đang ngủ (1-4h sáng) và tăng nhẹ vào sáng sớm. Thân nhiệt đạt tối đa vào buổi chiều (14-17h). Mức biến đổi nhiệt độ trong ngày là khoảng 1oC.
-Thân nhiệt tăng lên 0,3 - 0,5°c trong nửa sau của chu kỳ kinh nguyệt và trong tháng cuối của thời kỳ có thai thân nhiệt có thể tăng thêm 0,5 - 0,8°c.
-Vận cơ: làm tăng thân nhiệt, cường độ vận cơ càng lớn thân nhiệt càng cao. Có thể làm tăng nhiệt độ trung tâm lên 2oC hoặc hơn. Nhiệt độ trực tràng có thể lên đến 38,5-40oC khi lao động thể lực nặng, lên đến 41oC khi vận cơ quá mức và kéo dài.
-Nhiệt độ môi trường: trong môi trường quá nóng hoặc quá lạnh, thân nhiệt ngoại vi cũng tăng lên hoặc giảm đi (tuy không nhiều).
-Các bệnh: nhìn chung thân nhiệt tăng trong hầu hết các bệnh nhiễm khuẩn, (trừ bệnh tả thì thân nhiệt lại giảm).
-Thân nhiệt cũng thay đổi theo hoạt động của tuyến giáp, thân nhiệt tăng khi ưu năng tuyến, và giảm khi nhược năng tuyến.
Thân nhiệt là kết quả của hai quá trình đối lập nhau là sinh nhiệt và thải nhiệt.


Sinh nhiệt là kết quả của các phản ứng oxy hoá trong cơ thể. Các mô và cơ quan có quá trình oxy hoá khác nhau, do đó có sự sinh nhiệt khác nhau.
Cơ bắp là cơ quan sinh nhiệt chủ yếu, nó sản sinh 70% tổng lượng nhiệt của cơ thể. Khi cơ hoạt động mạnh có thể sản sinh lượng nhiệt gấp 4 - 5 lần lúc bình thường.
Gan, thận và các tuyến cũng có tác dụng sinh nhiệt (6 -7%); mô xương, mô sụn, mô liên kết sinh nhiệt ít nhất. Sự sinh nhiệt của người chịu ảnh hưởng của ngoại cảnh và trạng thái sinh lý của cơ thể.
Khi trời nóng, sinh nhiệt giảm; khi ăn, khi lao động sinh nhiệt tăng; khi đói sinh nhiệt kém.
Quá trình sinh nhiệt
Quá trình sinh nhiệt
Sinh nhiệt bao gồm nhiều quá trình hoạt động trong cơ thể có tác dụng làm tăng thân nhiệt như:
Quá trình sinh nhiệt
Chuyển hoá cơ sở: các yếu tố làm tăng chuyển hoá cơ sở đều làm tăng sinh nhiệt, mức tăng này có lên đến 150%.
Vận cơ: trong co cơ 75% năng lượng tiêu hao dưới dạng nhiệt. Đặc biệt cóng và run là những nguyên nhân sinh nhiệt quan trọng bởi vì trong hình thức co cơ này có đến 80% năng lượng mất đi dưới dạng nhiệt.
Tiêu hóa: Tác dụng động lực đặc hiệu của thức ăn (SDA).
Các kích tố :
- Chuyển hoá tăng thêm do tác dụng của thyroxin
( và một ít do hormone tăng trưởng và testosterone) trên
tế bào.
- Chuyển hoá tăng thêm do hiệu quả của
epinephrine, norepinephrine và kích thích giao cảm trên
tế bào.
- Chuyển hoá tăng thêm do sự tăng
nhiệt độ của chính tế bào.
→ Như vậy, quá trình sinh nhiệt là quá trình hoá học.
Quá trình sinh nhiệt
 Ở trẻ em có một loại mỡ nâu là một nguồn tạo nhiệt quan trọng.
Một nguyên nhân nữa cũng có thể làm tăng nhiệt lượng của cơ thể đó là nhiệt năng truyền từ những vật có nhiệt độ cao hơn thân nhiệt (không khí nóng, vật nóng), đặc biệt là nhiệt năng bức xạ từ các nguồn bức xạ như mặt trời, lò lửa...

          Tuy nhiên, vì nguồn gốc vật lý của sự sinh nhiệt này không thường xuyên và nhiệt lượng do nó cung cấp không lớn nên quá trình sinh nhiệt của cơ thể chủ yếu là do chuyển hóa.
Quá trình thải nhiệt
Quá trình toả nhiệt diễn ra song song với quá trình sinh nhiệt.

Thải nhiệt là các quá trình vật lý của cơ thể tiếp xúc với môi trường. Thải nhiệt có hai bước chính:
   - Chuyển nhiệt từ phần “lõi” ra phần “vỏ” của cơ thể.
   - Chuyển nhiệt từ mặt da (phần vỏ) ra môi trường xung quanh.
Quá trình thải nhiệt
Quá trình thải nhiệt
+ Da là cơ quan toả nhiệt chủ yếu, chiếm 75 - 85% lượng nhiệt toả ra của cơ thể, (trong đó mỡ là chất cách nhiệt tốt nhất)
+ Phổi qua hô hấp toả ra 9 - 10% lượng nhiệt và mất thêm nhiệt sưởi ấm không khí hít vào.
+ Đường tiêu hoá: Nhiệt hâm nóng thức ăn và nước uống
+ Bài tiết: Nhiệt được thải ra theo phân và nước tiểu.


Hệ tỏa nhiệt, và dòng máu mang nhiệt từ trung tâm ra lớp da:

 Hệ tỏa nhiệt là một hệ thống năng động điều chỉnh dòng máu từ trung tâm ra ngoài da. Dòng máu này tăng giảm theo nhu cầu giữ nhiệt hay thải nhiệt.
Các mạch máu đi từ bên trong cơ thể, xuyên qua lớp mỡ cách nhiệt ra ngoài da (đặc biệt quan trọng là mạng lưới tĩnh mạch). Khi lưu lượng máu qua mạng tĩnh mạch cao thì nhiệt được đem từ trong sâu ra ngoài da, ngược lại khi lưu lượng máu qua mạng tĩnh mạch thấp thì nhiệt được giữ sâu bên trong cơ thể.
Lưu lượng dòng máu chịu sự điều khiển của hệ thần kinh giao cảm.
Quá trình thải nhiệt
Nhiệt năng thải ra khỏi cơ thể bằng hai cách: truyền nhiệt (bức xạ, dẫn nhiệt) và bay hơi nước
Bức xạ nhiệt
Là sự truyền nhiệt giữa các vật không tiếp xúc với nhau. Nhiệt được truyền dưới dạng tia hồng ngoại (tia bức xạ điện từ).

 Tia hồng ngoại mang nhiệt từ vật có nhiệt độ cao hơn (vật nóng) như da người (30°C) đến vật có nhiệt độ thấp hơn (vật lạnh) như tường, đồ đạc xung quanh (20°C).
 Lượng nhiệt bức xạ chiếm khoảng 60% lượng nhiệt thải ra khỏi cơ thể.

Khối lượng nhiệt truyền tỷ lệ thuận với chênh lệch nhiệt độ giữa da và đồ vật xung quanh, không chịu ảnh hưởng của nhiệt độ khoảng không ở giữa.

Khối lượng nhiệt mà vật lạnh nhận được lại phụ thuộc vào màu sắc của nó: vật có màu đen sẽ hấp thụ toàn bộ lượng nhiệt bức xạ tới, vật có màu trắng sẽ phản chiếu toàn bộ nhiệt lượng bức xạ, đây là một trong những cơ sở giúp cho con người thay đổi màu sắc quần áo tùy theo nhiệt độ môi trường.


Quá trình thải nhiệt
Dẫn nhiệt

Là sự truyền nhiệt trực tiếp từ mặt da sang các vật tiếp xúc với da. Da có thể tiếp xúc với không khí hoặc với nước khi ngâm mình trong nước hoặc tiếp xúc với vật rắn như bàn, ghế, tường...

    Khối lượng nhiệt truyền tỷ lệ thuận với diện tích tiếp xúc, mức chênh lệch nhiệt độ và thời gian tiếp xúc.

    Thải nhiệt do dẫn nhiệt chiếm 18% lượng nhiệt thải ra khỏi cơ thể.


Quá trình thải nhiệt
Thải nhiệt bằng đối lưu
Là một biến thể của thải nhiệt dẫn nhiệt, đó là quá trình dẫn nhiệt từ da sang không khí, và ngay sau đó không khí đối lưu (chuyển chỗ, thành gió) đưa không khí nóng ra chỗ khác và không khí mát lại đến tiếp xúc với da.

           Như vậy, nếu không khí ở môi trường xang quanh cơ thể có chuyển động đối lưu càng nhiều thì cơ thể càng thải nhiều nhiệt (dùng quạt, có gió, ngâm mình trong nước...).

       Khối lượng nhiệt truyền tỷ lệ thuận với căn bậc hai tốc độ chuyển động của vật lạnh.

        Một điều kiện chung để cơ thể có thể thải nhiệt bằng truyền nhiệt là nhiệt độ của da phải cao hơn nhiệt độ không khí và những vật xung quanh. Trong trường hợp ngược lại, cơ thể không thải nhiệt được, mà còn có nguy cơ bị nhiệt truyền từ môi trường vào.


Quá trình thải nhiệt
Bay hơi
Các hình thức bay hơi nước

+ Bay hơi qua đường hô hấp và thấm nước qua da là hình thức thường xuyên xảy ra, lượng nước mất không cảm thấy được, không thạy đổi theo nhiệt độ cơ thể và nhiệt độ không khí (lượng nước thấm qua da ở một người trung bình trong một ngày đêm bằng 0,5 lít). Do đó hai hình thức này không có ý nghĩa quan trọng trong phản ứng chống nóng.

+ Bay hơi mồ hôi: sự tiết mồ hôi từ các tuyến mồ hôi ở da, với hình thức này thì mồ hôi chỉ có tác dụng thải nhiệt khi bay hơi trên da. Lượng mồ hôi bay hơi trên da phụ thuộc vào độ ẩm môi trường, độ ẩm càng thấp thì khả năng bay hơi mồ hôi càng cao và ngược lại. Do đó vào ngày ẩm trời như khi trời chuyển mùa ta thấy nóng hơn.
        -Tuyến mồ hôi gồm hai phần: phần cuộn ở hạ bì có nhiệm vụ tiết ra dịch đầu (mồ hôi sơ khai); phần ống xuyên qua lớp bì và biểu bì có nhiệm vụ dẫn mồ hôi ra ngoài và tái hấp thu lại Na+, Сl- trong dịch đầu vào máu.
Quá trình thải nhiệt
Cơ chế tiết mồ hôi
   + Hệ thần kinh giao cảm phân phối các sợi giao cảm cholinergic tới các tế bào thượng bì của phần cuộn tuyến mồ hôi, khi bị kích thích gây tiết dịch đầu vào máu.
+ Khi cơ thể vận động, tuỷ thượng thận tiết ra adrenalin và noradrenalin cũng tác động đến phần cuộn gây tiết mồ hôi.

 
Thành phần của dịch đầu rất giống huyết tương (nhưng không có protein). Nồng độ Na+khoảng 142mEq/lít và Сl- là 104mEq/lít.

   Khi dịch đầu chuyển qua phần ống tuyến thì Na+ và Сl- sẽ được tái hấp thu. Lượng Na+ và Сl- được tái hấp thu phụ thuộc vào tốc độ tiết mồ hôi.

    Khi tốc độ tiết mồ hôi thấp, lượng dịch đầu di chuyển qua phần ống rất chậm, do đó hầu như tất cả Na+ và Сl- đều được tái hấp thu, nước cũng được tái hấp thu theo cơ chế thẩm thấu.

     Khi tốc độ tiết mồ hôi cao, lúc cơ thể vận động hoặc trong môi trường nóng thì lượng dịch đầu tiết ra nhiều, phần ống chỉ tái hấp thu được một phần lượng Na+ và Сl- của dịch đầu, nước cũng được tái hấp thu ít, do đó thành phần mồ hôi tiết ra ngoài có nồng độ Na+, Сl- cao khoảng 60 mEq/lít (tuy nhiên sau đó có sự tăng tiết aldosteron làm tăng tái hấp thu Na+, Cl- ở dịch đầu).


Điều hòa thân nhiệt

 Điều hòa bằng cơ chế hóa học (Sự sinh nhiệt)
Điều hòa bằng cơ chế lý học (Sự tỏa nhiệt)

Điều hòa bằng cơ chế thần kinh và cơ chế thể dịch
Điều hòa thân nhiệt bằng cách sử dụng các tiện nghi trong cuộc sống

Cơ chế điều hòa thân nhiệt
 Điều hòa bằng cơ chế hóa học (Sự sinh nhiệt)




Sự điều hòa thân nhiệt theo cơ chế hóa học được thực hiện bằng sự tăng hay giảm cường độ trao đổi chất. Khi nhiệt độ môi trường giảm, con người chủ động tăng các quá trình sinh nhiệt bằng cách tăng cường độ trao đổi chất ở các mô và tế bào. Ngược lại khi nhiệt độ môi trường tăng, cơ thể sẽ giảm quá trình chuyển hóa để giảm sinh nhiệt. (Điều này giải thích tại sao về mùa đông người ta cảm thấy ăn ngon hơn và ăn nhiều hơn về mùa hè)

Điều hòa bằng cơ chế lý học (Sự tỏa nhiệt)

- Co hay giãn bề mặt da: Khi nhiệt độ môi trường tăng, khi da giãn ra làm tăng quá trình bốc hơi nước, làm tăng quá trình toả nhiệt.

- Co hoặc giãn mạch máu: Trời rét, các mạch máu ngoài da co lại làm giảm lượng máu đến da và do đó làm giảm toả nhiệt.
- Tỏa nhiệt nhờ bốc hơi nước qua da và qua hô hấp: Mùa hè tiết mồ hôi nhiều, do đó nước bốc hơi và tăng toả nhiệt (20%).
..
Khi nhiệt độ môi trường cao hoặc khi lao động nặng, sự tỏa nhiệt do bốc hơi nước trên da và qua hơi thở tăng lên nhiều, có thể tới 90%. Ví dụ 1 lit mồ hôi bốc hơi thải được 600 kcal. Nếu lao động nặng ở nơi nóng bức, lượng mồ hôi có thể lên đến 9 lít và phát tán được 5000 kcal. Một ngày lượng nước theo hơi thở ra ngoài ở 1 người là 0,5 lit và thải được 300 kcal. Khi lao động nặng, thở nhanh và mạnh hơn, sự tỏa nhiệt qua phổi có thể tăng lên gấp đôi..
Điều hòa bằng cơ chế thần kinh và cơ chế thể dịch
Trung khu điều tiết thân nhiệt nằm ở hành tủy, tủy sống, não giữa, não trung gian và bán cầu đại não. Khi nhiệt độ môi trường thay đổi sẽ tác động đến trung khu điều tiết nhiệt ở vùng dưới đồi, rồi lên vỏ não. Từ vỏ não, các hưng phấn truyền ra theo các dây thần kinh vận động đến cơ làm tăng cường hoặc giảm trao đổi chất.
Đối với trẻ em, hệ thống thần kinh trung khu và các tuyến mồ hôi trên da chưa phát triển đầy đủ nên chức năng điều tiết thân nhiệt cũng kém hơn, nhất là đối với các bé đẻ non, nhiệt độ càng dao động lớn. Tuy vậy,khả năng trao đổi chất ở trẻ em khá mạnh nên nhiệt độ cơ thể thường cao hơn người trưởng thành. Ngược lại ở người già, khả năng trao đổi chất diễn ra thấp nên nhiệt độ thường thấp hơn so với người trưởng thành.

Mặt khác từ vùng dưới đồi, hưng phấn tác động đến hệ thần kinh thực vật, qua đó chi phối các tuyến mồ hôi, sự co giãn các mao mạch ngoài da, kích thích hoặc ức chế tuyến giáp, tuyến trên thận tiết hoocmon tham gia điều tiết thân nhiệt, thông qua sự tăng giảm trao đổi chất. Ví dụ, hoocmon tuyến giáp làm tăng cường độ trao đổi chất, tăng sinh nhiệt.

Điều hòa thân nhiệt bằng cách sử dụng các tiện nghi trong cuộc sống

Ngoài sự điều tiết trên, con người có thể chủ động điều hòa thân nhiệt bằng cách dùng các tiện nghi trong cuộc sống như chống nóng bằng quạt, gió, máy điều hòa nhiệt độ, mặc quần áo mỏng, ăn thức ăn có nhiều nước, chống lạnh bằng cách mặc quần áo ấm, lò sưởi…
Ở người, điều hoà thân nhiệt bằng hành vi (behavior) rất quan trọng như:
1.Cải tạo vi khí hậu
Điều hòa thân nhiệt bởi hành vi
Đây là vai trò quyết định nhất nhằm cải tạo vi khí hậu môi trường sống của con người mà điển hình là xây dựng nhà ở và làm việc
Mùa hè: tăng lưu chuyển không khí bằng cách mở cửa, dùng quạt, ngăn các nguồn bức xạ như che các miệng lò, đội mũ khi ra đường, trồng cây lấy bóng mát..
Mùa đông: đóng kín cửa, dùng lò sưởi.
Máy điều hoà: cả hai mùa.
2. Chọn quần áo thích hợp
Mùa hè: mặc quần áo sáng màu, mỏng, rộng.

         Mùa đông: mặc áo thẫm màu, dày, xốp, quần áo bằng lông thú, lông nhân tạo

3.Chọn chế độ ăn thích hợp

Mùa hè: ăn ít năng lượng (ít lipid, protid động vật), uống nhiều nước, chọn các thức ăn “mát”, “giải nhiệt” như đậu xanh, đậu đen, rau ngót, rau má...

    
Mùa đông: ăn nhiều lipid, protid động vật, thức ăn “nóng” như gừng, hồ tiêu...
4.Rèn luyện
Rèn luyện để quen chịu nóng, chịu lạnh là một biện pháp chủ động mang lại hiệu quả rất lớn. Nhờ rèn luyện, thần kinh chỉ bị kích thích khi nhiệt độ môi trường cao hơn lúc rèn luyện, nhờ rèn luyện người ta có thể làm việc trong môi trường lạnh.
Một số rối loạn chức năng điều nhiệt
1. Sốt
Là trạng thái thân nhiệt cao hơn bình thường, có thể do rối loạn hoạt động bình thường của bản thân não hoặc do các chất độc tác động lên các trung tâm điều nhiệt.

Sốt có nhiều nguyên nhân như bệnh nhiễm khuẩn, u não, các điều kiện môi trường có sự thay đổi lớn về nhiệt.

Các chất gây sốt (gọi là các pyrogens): protein, sản phẩm phân giải protein, độc tố lipopolyxaccarid của vi khuẩn.

Có chất đưa vào cơ thể thì tác dụng trực tiếp lên vùng dưới đồi, nâng điểm chuẩn nhiệt lên, do đó gây sốt.
Người ta cho rằng:Interleukin-l tạo nên một prostaglandin, chất này tác dụng lên vùng dưới đồi gây sốt. Thuốc Aspirin có tác dụng ức chế sự tạo thành prostaglandin nên làm giảm sốt, gọi là chất chống sốt hay hạ sốt.
Sốt trải qua các giai đoạn: lức đầu tăng sinh nhiệt như co mạch, dựng chân lông, bài tiết adrenalin, run cơ. Khi hết cơn sốt có các quá trình thải nhiệt như giãn mạch, ra mồ hôi.
2.Cơ thể ở môi trường rất nóng
Say nóng là tăng thân nhiệt khi nhiệt độ môi trường quá cao, vượt khả năng thải nhiệt của cơ thể. Khi nhiệt độ tăng cao, hiệu lực điều nhiệt của vùng dưới đồi giảm đi, nên càng làm tăng thân nhiệt, thành vòng luẩn quẩn.
Triệu chứng say nóng: hoa mắt, choáng váng, da nóng, đỏ, có thể mê sảng, bất tỉnh. Triệu chứng nặng thêm nếu có sốc tuần hoàn do mất nước và điện giải qua mồ hôi.

-Say nắng là một dạng của say nóng, có thêm tia bức xạ mặt trời
Sự thích nghi với nóng cao: ví dụ công nhân mỏ làm việc ở độ sâu 2 km, khoảng 37°C, độ ẩm xấp xỉ 100% hoặc bộ đội rèn luyện đi nắng có hiện tượng thích nghi sau vài tuần, thể hiện bằng tăng mồ hôi, tăng thể tích huyết tương, giảm thải muối (do tăng aldosteron).
3.Cơ thể ở môi trường rất lạnh
Khi bị lạnh như rơi vào nước có băng vài chục phút có thể chết do ngừng tim hoặc rung tim, thân nhiệt xuống khoảng 25°C.
Khi thân nhiệt xuống tới 29 - 30°C thì vùng dưới đồi hầu như không còn hiệu lực điều nhiệt nữa. Bệnh nhân thấy buồn ngủ, giảm hoạt động thần kinh, có thể hôn mê.
Lạnh cóng: những phần thân thể phơi ra lạnh có thể bị lạnh cóng (ngón tay, ngón chân, vành tai), ở xứ băng tuyết, lạnh cóng có thể tạo tinh thể băng trong tế bào gây tổn thương vĩnh viễn, hoại tử.
Giãn mạch do lạnh là một phản ứng bảo vệ khi quá lạnh, giãn mạch có tác dụng đem máu ấm từ trung tâm ra giữ cho đầu chi đỡ cóng biểu hiện ở ngón chân, ngón tay đỏ, sưng lên.
Hạ nhiệt nhân tạo: dùng hỗn hợp an thần (sedative) ức chế hoạt động điều nhiệt của vùng dưói đồi, rồi ủ lạnh thân thể đến khi thân nhiệt xuống tới mức mong muốn. đến 30°C. ở nhiệt độ này biến đổi sinh lý không có gì nghiêm trọng, tim đập chậm, chuyển hóa giảm.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Huỳnh Thị Ý Ly
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)