Bài 33. Thân nhiệt
Chia sẻ bởi Lương Thị Duyên |
Ngày 01/05/2019 |
40
Chia sẻ tài liệu: Bài 33. Thân nhiệt thuộc Sinh học 8
Nội dung tài liệu:
SINH HỌC 8
BÀI 33: THÂN NHIỆT
III. Phương pháp phòng chống nóng lạnh:
1. Vì sao khi nhiệt độ môi trường cao mà không thoáng gió ta dễ bị cảm nóng?
Nhiệt độ môi trường cao nhưng không thông thoáng, sự tỏa nhiệt và thoát mồ hôi bị ngưng trệ làm nhiệt độ cơ thể tăng cao dễ bị cảm nóng.
2.Vì sao khi đi nắng hay vừa lao động xong ta không tắm ngay hoặc ngồi ở nơi gió lùa?
Đi nắng hay vừa lao động nặng xong, thân nhiệt đang cao mà tắm ngay hay ngồi nghỉ nơi gió lùa có thể bị cảm sốt.
3.Vì sao khi trời rét ta phải giữ ấm cho cơ thể?
Mùa rét, cơ thể mất nhiều nhiệt mà không giữa cho cơ thể đủ ấm cảm lạnh.
Đọc thông tin SGK trả lời các câu hỏi sau:
Thảo luận:
1.Chế độ ăn uống mùa hè và mùa đông khác nhau như thế nào?
Mùa đông cần ăn những thức ăn giàu năng lượng, nhiều lipit hơn để cung cấp đủ nhiệt cho cơ thể. Mùa hè nên ăn những thức ăn nhiều vitamin, ăn nhiều rau và hoa quả.
2.Vào mùa hè chúng ta cần làm gì để chống nóng?
3.Để chống rét, chúng ta cần phải làm gì?
Để chống rét, chúng ta cần mặc quần áo đủ ấm cho cơ thể, bố trí nhà cửa kín đáo để tránh gió.
Để chống nóng, cần bố trí nhà cửa thoáng mát, sử dụng phương tiện chống nóng
Thảo luận:
4. Vì sao nói: rèn luyện thân thể cũng là 1 biện pháp chống nóng, lạnh?
5. Việc xây nhà, công sở… cần lưu ý những yếu tố nào góp phần chống nóng, chống lạnh?
6. Trồng cây xanh có phải là biện pháp chống nóng, lạnh không? Tại sao?
=> Vì rèn luyện thân thể cũng chính là rèn luyện da để tăng khả năng chịu đựng của cơ thể,giúp cơ thể thích ứng với sự thay đổi của môi trường.
=> Nhà ở thoáng mát về mùa hè, ấm áp vào mùa đông, tránh ánh nắng trực tiếp, tránh gió mùa đông bắc trong mùa rét.
=> Cây xanh tạo bóng mát, làm cho không khí trong lành mát mẻ. Chắn gió làm bớt rét vào mùa đông.
- Khi đi nắng cần đội mũ, nón.
- Không chơi thể thao ngoài trời nắng và nhiệt độ không khí cao.
- Trời nóng, sau khi lao động nặng hoặc khi đi nắng về, mồ hôi ra nhiều không được tắm ngay, không ngồi nơi lộng gió, không bật quạt quá mạnh.
- Trời rét cần giữ ấm cơ thể nhất là cổ, ngực, chân, không ngồi nơi hút gió
- Rèn luyện thể dục thể thao hợp lý để tăng khả năng chịu đựng của cơ thể
- Trồng cây xanh tạo bóng mát ở trường học và khu dân cư.
Qua phần vừa thảo luận các em hãy nêu các biện pháp phòng chống nóng, lạnh?
1.Để đề phòng cảm nóng, cảm lạnh, trong lao động và sinh hoạt hàng ngày ta cần phải chú ý những điểm gì?
Chúng ta cần tăng cường rèn luyện thân thể để tăng khả năng chịu đựng khi nhiệt độ môi trường thay đổi, đồng thời biết sử dụng các biện pháp và phương tiện chống nóng lạnh một cách hợp lí.
Câu hỏi bổ sung:
2.Giải thích câu: “Trời nóng chóng khát, trời mát chóng đói”
-Trời nóng chóng khát: trời nóng đổ mồ hôi nhiều để tỏa nhiệt cơ thể mất nhiều nước khát.
-Trời mát (rét) chóng đói: vì cơ thể tăng cường chuyển hóa để tăng sinh nhiệt.
BÀI 33: THÂN NHIỆT
III. Phương pháp phòng chống nóng lạnh:
1. Vì sao khi nhiệt độ môi trường cao mà không thoáng gió ta dễ bị cảm nóng?
Nhiệt độ môi trường cao nhưng không thông thoáng, sự tỏa nhiệt và thoát mồ hôi bị ngưng trệ làm nhiệt độ cơ thể tăng cao dễ bị cảm nóng.
2.Vì sao khi đi nắng hay vừa lao động xong ta không tắm ngay hoặc ngồi ở nơi gió lùa?
Đi nắng hay vừa lao động nặng xong, thân nhiệt đang cao mà tắm ngay hay ngồi nghỉ nơi gió lùa có thể bị cảm sốt.
3.Vì sao khi trời rét ta phải giữ ấm cho cơ thể?
Mùa rét, cơ thể mất nhiều nhiệt mà không giữa cho cơ thể đủ ấm cảm lạnh.
Đọc thông tin SGK trả lời các câu hỏi sau:
Thảo luận:
1.Chế độ ăn uống mùa hè và mùa đông khác nhau như thế nào?
Mùa đông cần ăn những thức ăn giàu năng lượng, nhiều lipit hơn để cung cấp đủ nhiệt cho cơ thể. Mùa hè nên ăn những thức ăn nhiều vitamin, ăn nhiều rau và hoa quả.
2.Vào mùa hè chúng ta cần làm gì để chống nóng?
3.Để chống rét, chúng ta cần phải làm gì?
Để chống rét, chúng ta cần mặc quần áo đủ ấm cho cơ thể, bố trí nhà cửa kín đáo để tránh gió.
Để chống nóng, cần bố trí nhà cửa thoáng mát, sử dụng phương tiện chống nóng
Thảo luận:
4. Vì sao nói: rèn luyện thân thể cũng là 1 biện pháp chống nóng, lạnh?
5. Việc xây nhà, công sở… cần lưu ý những yếu tố nào góp phần chống nóng, chống lạnh?
6. Trồng cây xanh có phải là biện pháp chống nóng, lạnh không? Tại sao?
=> Vì rèn luyện thân thể cũng chính là rèn luyện da để tăng khả năng chịu đựng của cơ thể,giúp cơ thể thích ứng với sự thay đổi của môi trường.
=> Nhà ở thoáng mát về mùa hè, ấm áp vào mùa đông, tránh ánh nắng trực tiếp, tránh gió mùa đông bắc trong mùa rét.
=> Cây xanh tạo bóng mát, làm cho không khí trong lành mát mẻ. Chắn gió làm bớt rét vào mùa đông.
- Khi đi nắng cần đội mũ, nón.
- Không chơi thể thao ngoài trời nắng và nhiệt độ không khí cao.
- Trời nóng, sau khi lao động nặng hoặc khi đi nắng về, mồ hôi ra nhiều không được tắm ngay, không ngồi nơi lộng gió, không bật quạt quá mạnh.
- Trời rét cần giữ ấm cơ thể nhất là cổ, ngực, chân, không ngồi nơi hút gió
- Rèn luyện thể dục thể thao hợp lý để tăng khả năng chịu đựng của cơ thể
- Trồng cây xanh tạo bóng mát ở trường học và khu dân cư.
Qua phần vừa thảo luận các em hãy nêu các biện pháp phòng chống nóng, lạnh?
1.Để đề phòng cảm nóng, cảm lạnh, trong lao động và sinh hoạt hàng ngày ta cần phải chú ý những điểm gì?
Chúng ta cần tăng cường rèn luyện thân thể để tăng khả năng chịu đựng khi nhiệt độ môi trường thay đổi, đồng thời biết sử dụng các biện pháp và phương tiện chống nóng lạnh một cách hợp lí.
Câu hỏi bổ sung:
2.Giải thích câu: “Trời nóng chóng khát, trời mát chóng đói”
-Trời nóng chóng khát: trời nóng đổ mồ hôi nhiều để tỏa nhiệt cơ thể mất nhiều nước khát.
-Trời mát (rét) chóng đói: vì cơ thể tăng cường chuyển hóa để tăng sinh nhiệt.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Lương Thị Duyên
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)