Bài 32. Trả bài kiểm tra Văn

Chia sẻ bởi Cung Đình Ngọc | Ngày 11/10/2018 | 26

Chia sẻ tài liệu: Bài 32. Trả bài kiểm tra Văn thuộc Ngữ văn 8

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GD&ĐT YÊN THÀNH
TRƯỜNG THCS TÂN THÀNH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc Lập – Tự do – Hạnh phúc




BẢNG MÔ TẢ CÁC MƯC ĐỘ ĐÁNH GIÁ THEO ĐỊNH HƯỚNG NĂNG LỰC CỦA CÁC TIẾT KIỂM TRA NGỮ VĂN 8 - HỌC KỲ II

PHẦN I - Chủ đề:Kiểm tra văn . TIẾT : 113

A/ Xác định chuẩn kiến thức, kỹ năng, thái độ
1/ Kiến thức:
- Giúp học sinh hiểu được đặc trưng thể loại thơ Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945. Và văn nghị luận trung đại
- Học sinh nắm vững nội dung:
+ Nỗi chán ghét thực tại, niềm khao khát tự do, cảm hứng lãng mạn, tình yêu thiên nhiên, tình yêu quê hương đất nước của các tác giả, sự trân trọng truyền thống văn hóa, nỗi cảm thương cho lớp nhà nho không hợp thời;
+ Tình cảm, tư tưởng và tinh thần ung dung, lạc quan và tình yêu thiên nhiên,yêu cuộc sống của những người chiến sỹ cách mạng trong hoàn cảnh tù đày;
+ Hiểu được giá trị nội dung, nghệ thuật, tư tưởng của các văn bản nghị luận trung đại.
- Nắm vững giá trị nghệ thuật, ý nghĩa của các văn bản: nghệ thuật thể hiện tình cảm, cách sử dụng ngôn ngữ vừa hiện đại vừa bình dị, gợi cảm, nghệ thuật lập luận của các thể loại nghị luận trung đại.

2/ Kỹ năng:
- Học sinh biết cách đọc-hiểu theo đặc trưng loại thể.
- Học sinh biết phát hiện, nhận biết các hình thức nghệ thuật, các biện pháp tu từ đặc sắc và tác dụng, giá trị diễn đạt của các biện pháp tu từ ấy trong việc thể hiện tư tưởng, tình cảm của các tác giả.
- Các em biết cách vận dụng kiến thức tổng hợp viết đoạn văn/bài văn nghị luận.
3/ Thái độ:
- Bồi dưỡng cho học sinh tình yêu thiên nhiên, tình yêu quê hương đất nước, lòng tự hào dân tộc.
- Giáo dục tình yêu và sự trân trọng các anh hùng dân tộc, những người chiến sỹ cách mạng và gìn giữ những giá trị văn hóa cổ truyền của dân tộc.
Năng lực hướng tới:
Năng lực đọc - hiểu các tác phẩm văn học
-Cảm nhận và biết đánh giá vẻ đẹp các nhân vật trữ tình trong thơ.
- Năng lực khám phá các giá trị của nền văn học Việt Nam.
- Năng lực đánh giá: đánh giá được giá trị của văn bản thông qua hệ thống ngôn ngữ, hình ảnh; đánh giá tài năng của nhà thơ trong sáng tạo...
- Năng lực vận dụng hiệu quả trong tạo lập văn bản .
B/ Bảng mô tả các mức độ đánh giá theo định hướng năng lực của chủ đề:

Mức độ Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao




Thơ mới
30 - 45
- Nhớ được những nét chính về tác giả, tác phẩm (cuộc đời và sự nghiệp, hoàn cảnh sáng tác, thể loại…).
- Nhận biết được những hình ảnh/chi tiết tiêu biêủ, nhớ được một số đoạn thơ, bài thơ.
- Nhận diện về các phép tu từ được sử dụng trong bài thơ.
- Nhớ được một số đặc điểm của thơ trữ tình giai đoạn 1930 - 1945
- Chỉ ra được giá trị nội dung, nghệ thuật, tư tưởng của đoạn thơ/bài thơ.
- Chỉ ra được giá trị, tác dụng của các phép tu từ đã được sử dụng trong đoạn thơ/bài thơ.
- Chỉ ra được một số đặc điểm của thơ Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945.
- Vận dụng hiểu biết về tác giả, tác phẩm, … để phân tích, lí giải giá trị nội dung, nghệ thuật bài thơ.
- Khái quát đặc điểm phong cách tác giả.
- Cảm nhận được ý nghĩa của một số hình ảnh/chi tiết đặc sắc trong đoạn thơ, bài thơ.
- Trình bày được cảm nhận, ấn tượng của cá nhân về giá trị nội dung, nghệ thuật của văn bản.
- Nhận xét, khái quát được một số đặc điểm và đóng góp của thơ Việt Nam hiện đại.
- Vận dụng hiểu biết về tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh ra đời… để phân tích, lí giải giá trị nội dung, nghệ thuật bài thơ không có trong SGK.
- Trình bày những kiến giải riêng, những phát hiện sáng tạo về bài thơ.
- Biết tự đọc và khám phá các giá trị của một văn bản mới cùng thể loại.
- Vận dụng tri thức đọc-hiểu văn bản để kiến tạo những giá trị sống của cá nhân.
- Sáng tác thơ, vẽ tranh…
- Nghiên cứu khoa học, dự án.

Thơ ca cách mạng
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Cung Đình Ngọc
Dung lượng: 76,00KB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)