Bài 32. Luyện tập chương 3: Phi kim. Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học

Chia sẻ bởi Ông Thị Ngọc Bích | Ngày 29/04/2019 | 22

Chia sẻ tài liệu: Bài 32. Luyện tập chương 3: Phi kim. Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học thuộc Hóa học 9

Nội dung tài liệu:

CHƯƠNG 2
BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC VÀ ĐỊNH LUẬT TUẦN HOÀN

BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC
BÀI 9:

-Các nguyên tố hóa học được sắp xếp dựa trên nguyên tắc nào?
-Bảng tuần hoàn có cấu tạo như thế nào?
I.Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn.
- Các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử (Z+)
Z=số p=số e
- Các nguyên tố có cùng số lớp electron trong nguyên tử được xếp thành 1 hàng.
- Các nguyên tố có số electron hóa trị như nhau được xếp vào 1 cột.

Electron hóa trị là gì?

-Electron hóa trị là :
+Những electron có khả năng tham gia hình thành liên kết hóa học.
+Thường nằm ở lớp ngoài cùng hoặc phân lớp sát ngoài cùng (chưa bão hòa).
II.CẤU TẠO BẢNG TUẦN HOÀN:
1.Ô NGUYÊN TỐ:







-Số hiệu nguyên tử = số thứ tự ô
= số đơn vị điện tích hạt nhân
2.CHU KÌ (hàng ngang):

a.Định nghĩa:
- Chu kì là dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng :
+ Có cùng số lớp e
+ Sắp xếp theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân
Vd: Chu kì 2


b. Phân loại:
+ Chu kì nhỏ
+ Chu kì lớn



- Chu kì nhỏ là các chu kì 1, 2, 3.
+ Chu kì 1 gồm 2 nguyên tố là hiđro
(H, Z=1) và heli (He, Z=4).
+ Chu kì 2 và 3, mỗi chu kì có 8 nguyên tố.
. Đầu các chu kì 2, 3 là các kim loại kiềm liti (Li, Z = 3) và natri (Na, Z = 11)
. Gần cuối chu kì là các halogen: flo (F, Z = 9) và clo (Cl, Z = 17).
. Cuối các chu kì này là những khí hiếm :neon (Ne, Z = 10), agon (Ar, Z = 18).
- Chu kì lớn là các chu kì 4, 5, 6, 7.
+Trong đó các chu kì 4 và 5 đều có 18 nguyên tố
. Bắt đầu chu kì là một kim loại kiềm:
K(Z=19) [Ar] 4s1
Rb(Z=37) [Kr] 5s1
. Kết thúc chu kì  là một khí hiếm
Kr (Z = 36) [Ar]3d10 4s2 4p6 và
Xe (Z = 54) [Kr] 4d10 5s2 5p6
+ Chu kì 6 gồm 32 nguyên tố,
.Bắt đầu là kim loại kiềm
Cs (Z = 55) [Xe]6s1
. Kết thúc là một khí hiếm
Rn (Z = 86) [Xe]4f145d106s 26p6.
. Còn có 14 nguyên tố trong nhóm Lantan
+ Chu kì 7 là chu kì chưa đầy đủ các nguyên tố hoá học
. Còn có 14 nguyên tố trong nhóm nhóm Actini.
3. NHÓM NGUYÊN TỐ(hàng dọc)

a. Định nghĩa:
- Nhóm nguyên tố là tập hợp các nguyên tố mà nguyên tử có:
+ Cấu hình electron tương tự nhau
+ Số electron ở lớp ngoài cùng hoặc các phân lớp ngoài cùng giống nhau
 Tính chất hóa học gần giống nhau
b. Phân loại: có 3 loại phân nhóm
- Phân nhóm chính (A):
+ Gồm các nguyên tố s và p ở cả chu kì lớn và nhỏ
+ Số thứ tự phân nhóm chính = tổng số e lớp ngoài cùng
Ví dụ:


-Phân nhóm phụ (B): “PNP”
+ Chỉ có ở các chu kì lớn (47)
+ Thứ tự từ IIIBVIIIB, rồi mới tới IB và IIB.Nhóm VIIIB gồm 3 cột
+ Chủ yếu là kim loại chuyển tiếp
+ Số thứ tự PNP = tổng số electron lớp ngoài cùng + số electron lớp kề nó nhưng chưa bão hòa theo cấu hình electron
Vd: IB: ns1 (n-1)d10  phân lớp d đã bão hòa
VIB: ns1 (n-1)d5  phân lớp d chưa bão hòa


- Ngoài ra người ta còn thành các khối như sau:
+ Nguyên tố s
+ Nguyên tố p
+ Nguyên tố d
+ Nguyên tố f
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Ông Thị Ngọc Bích
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)