Bài 32. Điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng

Chia sẻ bởi Kiên Som Phon | Ngày 27/04/2019 | 19

Chia sẻ tài liệu: Bài 32. Điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng thuộc Vật lí 9

Nội dung tài liệu:

TRƯỜNG PTDTNT THCS HUYỆN DUYÊN HẢI
CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ VỀ DỰ GIỜ
Môn vật lý - lớp 9
Giáo viên: Kiên Som Phon
Năm học: 2016-2017
KIỂM TRA BÀI CŨ
1. Cách nào sau đây có thể tạo ra dòng điện cảm ứng ?
Nối hai cực của pin vào hai đầu cuộn dây dẫn.
B. Nối hai cực của nam châm với hai đầu cuộn dây dẫn.
C. Đưa một cực của acquy từ ngoài vào trong một cuộn cuộn dây dẫn kín.
D. Đưa một cực của nam châm từ ngoài vào trong một cuộn dây dẫn kín.
2. Nêu các cách dùng nam châm để tạo ra dòng điện trong cuộn dây dẫn kín ?
Đáp án:
Dùng nam châm vĩnh cửu: Đưa một cực của nam châm lại gần hay ra xa một đầu của cuộn dây dẫn kín hoặc ngược lại thì xuất hiện dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn kín đó.
Dùng nam châm điện: Trong thời gian đóng hoặc ngắt mạch điện của nam châm điện thì xuất hiện dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn kín đặt gần nam châm điện đó.
I. Sự biến đổi số đường sức từ
xuyên qua tiết diện của cuộn dây
Thông tin


Ta đã biết, xung quanh nam châm
có mộtTừ trường (dù là nam châm
vĩnh cửu hay nam châm điện). Các
nhà bác học cho rằng chính từ
trường gây ra dòng điện cảm
ứng trong cuộn dây dẫn kín.

Ta không quan sát được từ trường
bằng mắt, nhưng ta đã biết từ
trường được biểu diễn bằng đường
sức từ. Vậy hãy xét xem trong các
thí nghiệm trên, số đường sức từ
xuyên qua tiết diện S của cuộn dây
có biến đổi không?
Bài 32: ĐIỀU KIỆN XUẤT HIỆN DÒNG ĐIỆN CẢM ỨNG
Bài 32: ĐIỀU KIỆN XUẤT HIỆN DÒNG ĐIỆN CẢM ỨNG
I. Sự biến đổi số đường sức từ
xuyên qua tiết diện của cuộn dây
Hình 32.1
Quan sát xem khi

Đưa nam châm lại gần cuộn dây
theo phương vuông góc với tiết diện
S của cuộn dây.
Bài 32: ĐIỀU KIỆN XUẤT HIỆN DÒNG ĐIỆN CẢM ỨNG
I. Sự biến đổi số đường sức từ
xuyên qua tiết diện của cuộn dây
Các đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây biến thiên như thế nào? ( tăng hay giảm)
Các đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây tăng
Đặt nam châm nằm yên trong
cuộn dây.
Bài 32: ĐIỀU KIỆN XUẤT HIỆN DÒNG ĐIỆN CẢM ỨNG
I. Sự biến đổi số đường sức từ
xuyên qua tiết diện của cuộn dây
Quan sát xem khi
Các đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây có thay đổi hay không ?
Các đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây không thay đổi

Đưa nam châm ra xa cuộn dây theo
phương vuông góc với tiết diện S
của cuộn dây.
Bài 32: ĐIỀU KIỆN XUẤT HIỆN DÒNG ĐIỆN CẢM ỨNG
I. Sự biến đổi số đường sức từ
xuyên qua tiết diện của cuộn dây
Quan sát xem khi
Các đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây biến thiên như thế nào? ( tăng hay giảm)
Các đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây giảm
Để nam châm đứng yên, cho cuộn dây
dẫn chuyển động lại gần nam châm
Bài 32: ĐIỀU KIỆN XUẤT HIỆN DÒNG ĐIỆN CẢM ỨNG
I. Sự biến đổi số đường sức từ
xuyên qua tiết diện của cuộn dây
Quan sát xem khi
Các đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây biến thiên như thế nào? ( tăng hay giảm)
Các đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây tăng
Quan sát hiện tượng lại từ đầu
+1, +2, +3
+4
Bài 32: ĐIỀU KIỆN XUẤT HIỆN DÒNG ĐIỆN CẢM ỨNG
I. Sự biến đổi số đường sức từ
xuyên qua tiết diện của cuộn dây
Dựa theo các kết quả trên em có nhận xét gì về số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây khi ta đưa một cực của nam châm lại gần hay ra xa đầu một cuộn dây và ngược lại?
Bài 32: ĐIỀU KIỆN XUẤT HIỆN DÒNG ĐIỆN CẢM ỨNG
I. Sự biến đổi số đường sức từ
xuyên qua tiết diện của cuộn dây
Khi đưa một cực của nam châm lại gần hay ra xa đầu một cuộn dây dẫn thì số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây dẫn tăng hoặc giảm (biến thiên)
NHẬN XÉT 1
Khi đưa một cực của nam châm lại gần hay ra xa đầu một cuộn dây dẫn kín thì trong cuộn dây xuất hiện dòng điện cảm ứng. Vậy sự suất hiện của dòng điện cảm ứng có liên quan gì đến sự biến thiên số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây dẫn kín hay không ?
Bài 32: ĐIỀU KIỆN XUẤT HIỆN DÒNG ĐIỆN CẢM ỨNG
I. Sự biến đổi số đường sức từ
xuyên qua tiết diện của cuộn dây
NHẬN XÉT 1
Khi đưa một cực của nam châm lại gần hay ra xa đầu một cuộn dây dẫn thì số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây dẫn tăng hoặc giảm (biến thiên)
II. Điều kiện xuất hiện dòng
điện cảm ứng
Trong các TN ở bài 31, ta đã biết những tr­ường hợp xuất hiện dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn kín.
C2 D?i chi?u k?t qu? c?a TN trờn v?i vi?c kh?o sỏt s? du?ng s?c t? xuyờn qua ti?t di?n S c?a cu?n dõy, hóy ch?n t? thớch h?p cho cỏc ụ tr?ng c?a b?ng 1.
II. Điều kiện xuất hiện dòng
điện cảm ứng
C2: Dựa vào kết quả bài trước
và hiện tượng vừa quan sát để
hoàn thành bảng sau:


Không
Không


Bài 32: ĐIỀU KIỆN XUẤT HIỆN DÒNG ĐIỆN CẢM ỨNG
I. Sự biến đổi số đường sức từ
xuyên qua tiết diện của cuộn dây
Khi đưa một cực của nam châm lại gần hay ra xa đầu một cuộn dây dẫn thì số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây dẫn tăng hoặc giảm (biến thiên)
NHẬN XÉT 1
II. Điều kiện xuất hiện dòng
điện cảm ứng
C3: Từ kết quả trên hãy cho biết
Trong điều kiên nào thì xuất hiện
dòng điện cảm ứng trong cuộn
Dây dẫn kín?
Bài 32: ĐIỀU KIỆN XUẤT HIỆN DÒNG ĐIỆN CẢM ỨNG
I. Sự biến đổi số đường sức từ
xuyên qua tiết diện của cuộn dây
Khi đưa một cực của nam châm lại gần hay ra xa đầu một cuộn dây dẫn thì số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây dẫn tăng hoặc giảm (biến thiên)
Khi số đưu?ng sức từ qua tiết diện S của cuộn dây biến đổi (tăng hay giảm) thì xuất hiện dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn kín.
II. Điều kiện xuất hiện dòng
điện cảm ứng
Bài 32: ĐIỀU KIỆN XUẤT HIỆN DÒNG ĐIỆN CẢM ỨNG
I. Sự biến đổi số đường sức từ
xuyên qua tiết diện của cuộn dây
Qua câu C2, C3 em có nhận xét gì về sự xuất hiện dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn kín khi nào?
Dòng điện cảm ứng xuất hiện trong cuộn dây dẫn kín đặt trong từ trường của một nam châm khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây biến thiên
Nhận xét 2
II. Điều kiện xuất hiện dòng
điện cảm ứng
Bài 32: ĐIỀU KIỆN XUẤT HIỆN DÒNG ĐIỆN CẢM ỨNG
I. Sự biến đổi số đường sức từ
xuyên qua tiết diện của cuộn dây
C4: Vận dụng nhận xét trên để giải thích vì sao trong thí nghiệm ở hình 31.3, khi đóng hay ngắt mạch của nam châm điện thì trong cuộn dây dẫn kín xuất hiện dòng điện cảm ứng ?
Khi đóng mạch điện, cường độ dòng điện trong nam châm điện từ 0 tăng lên, từ trường của nam châm mạnh lên, số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây dẫn kín tăng, do đó trong cuộn dây xuất hiện dòng điện cảm ứng
Khi ngắt mạch điện, cường độ dòng điện trong nam châm điện giảm về 0, từ trường của nam châm yếu đi, số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây dẫn kín giảm, do đó trong cuộn dây xuất hiện dòng điện cảm ứng
Qua các nhận xét trên em có thể rút ra được kết luận gì về điều kiện để xuất hiện dòng điện cảm ứng ?
Bài 32: ĐIỀU KIỆN XUẤT HIỆN DÒNG ĐIỆN CẢM ỨNG
I. Sự biến đổi số đường sức từ
xuyên qua tiết diện của cuộn dây
II. Điều kiện xuất hiện dòng
điện cảm ứng
III. Vận dụng
KẾT LUẬN:
Trong mọi trường hợp, khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây dẫn kín biến thiên thì trong cuộn dây dẫn xuất hiện dòng điện cảm ứng.
C5 Hãy vận dụng kết luận vừa
thu được giải thích vì sao khi
quay núm của đinamô thì đèn
xe đạp lại sáng?
Khi quay núm của đinamô thì nam châm quay theo. Khi một cực nam châm lại gần cuộn dây, số đ­ường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây tăng, lúc đó xuất hiện dòng điện cảm ứng. Khi cực đó của nam châm ra xa cuộn dây thì số đ­ường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây giảm, lúc đó cũng xuất hiện dòng điện cảm ứng.
II. Điều kiện xuất hiện dòng
điện cảm ứng
III. Vận dụng
Bài 32: ĐIỀU KIỆN XUẤT HIỆN DÒNG ĐIỆN CẢM ỨNG
I. Sự biến đổi số đường sức từ
xuyên qua tiết diện của cuộn dây
C6: Hãy giải thích vì sao khi cho nam châm quay như ở hình 31.4 thì trong cuộn dây dẫn kín lại xuất hiện dòng điện cảm ứng?
Khi một cực của nam châm lại gần cuộn dây, số đưu?ng sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây tăng, lúc đó xuất hiện dòng điện cảm ứng. Khi cực đó của nam châm ra xa cuộn dây thì số đưu?ng sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây giảm, lúc đó cũng xuất hiện dòng điện cảm ứng.
* Kiến thức về môi trường :
- Dòng điện sinh ra từ trường và ngược lại từ trường lại sinh ra dòng diện. Điện trường và từ trường tồn tại trong một thể thống nhất gọi là điện từ trường.
- Điện năng là nguồn năng lượng có nhiều ưu điểm : dễ sử dụng, dễ chuyển hoá thành các dạng năng lượng khác, dễ truyền tải đi xa….., nên ngày càng được sử dụng phổ biến.
- Việc sử dụng điện năng không gây ra các chất thải độc hại cũng như các tác nhân gây ô nhiễm môi trường nên đây là nguồn năng lượng sạch.
* Bảo vệ môi trường :
- Thay thế các phương tiện giao thông sử dụng động cơ nhiệt bằng các phương tiện giao thông sử dụng động cơ điện.
- Tăng cường sản xuất điện năng bằng các nguồn năng lượng sạch: năng lượng nước, năng lượng gió, năng lượng Mặt Trời.
Trường hợp nào dưới đây, trong cuộn dây dẫn kín xuất hiện dòng điện cảm ứng?
Số đường sức từ qua tiết diện S của cuộn dây dẫn kín lớn.
Số đường sức từ qua tiết diện S của cuộn dây dẫn kín được giữ không thay đổi.
C. Số đường sức từ qua tiết diện S của cuộn dây dẫn kín thay đổi.
D. Từ trường xuyên qua tiết diện S của cuộn dây dẫn kín mạnh.
C. Số đường sức từ qua tiết diện S của cuộn dây dẫn kín thay đổi.
Bài tập
Tìm từ thích hợp cho các chỗ trống sau:
a) Dòng điện cảm ứng chỉ xuất hiện trong cuộn dây dẫn kín trong thời gian có sự .................................................
qua tiết diện S của cuộn dây.
b) Khi số đường sức từ qua tiết diện S của cuộn dây dẫn kín biến đổi thì trong cuộn dây dẫn xuất hiện ....................................
biến đổi của số đường sức từ
dòng điện cảm ứng.
- Về học bài theo ghi vở và ghi nhớ sgk.
- Soạn trước 16 câu hỏi của đề cương để tiết sau ôn tập cho học kì I.




* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Kiên Som Phon
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)