Bài 31. Văn bản tường trình

Chia sẻ bởi Gia Hân Trần | Ngày 02/05/2019 | 17

Chia sẻ tài liệu: Bài 31. Văn bản tường trình thuộc Ngữ văn 8

Nội dung tài liệu:

Chào mừng thầy cô về dự giờ
Môn: Ngữ văn
Lớp: 8a
GVCN:
Bài Ngữ văn 8
VĂN BẢN TƯỜNG TRÌNH
I/ Đặc điểm của văn bản tường trình:
1) Ví dụ : ( SGK )
2) Nhận xét:
a. * Văn bản 1:
- Người viết : học sinh Phạm Việt Dũng
- Người nhận: Cô giáo Nguyễn Thị Hương
- Mục đích: để cho cô giáo biết lí do không nộp bài theo yêu cầu của cô và xin phép cô được nộp vào ngày khác
* Văn bản 2:
- Người viết: học sinh Vũ Ngọc Kí
- Người nhận: Thầy Hiệu trưởng trường THCS Hà Tĩnh
- Mục đích: để nhà trường biết về việc mất xe đạp và nhờ nhà trường tìm lại chiếc xe đạp bị mất giúp.
b. – Nội dung: rõ ràng, đầy đủ, chính xác thời gian, địa điểm, sự việc, người gửi, người nhận.
- Thể thức: gồm có ba phần:
+ Mở đầu
+ Nội dung
+ Kết thúc
c. Người viết bản tường trình cần phải có thái độ khách quan, trung thực đối với sự việc tường trình.
d. Một số tường trình cần phải viết bản tường trình trong học tập và sinh hoạt ở trường:
- Gần đây, một số bạn trong lớp thường quên làm bài tập về nhà
- Tuần này, tổ trực nhật chưa hoàn thành nhiệm vụ của mình
- Lớp bị mất tiền trong lúc đi học tiết thể dục.
3) Kết luận:
- Tường trình là loại văn bản trình bày thiệt hại hay mức độ trách nhiệm của người tường trình trong các sự việc xảy ra gây hậu quả cần phải xem xét
- Người viết tường trình là người có liên quan đến sự việc, người nhận tường trình là cá nhân hoặc cơ quan có thẩm quyền xem xét và giải quyết.
II/ Cách làm văn bản tường trình:
1) Tình huống cần phải viết bản tường trình:
a. Ví dụ ( SGK ):
b. Nhận xét:
- Tình huống a, b, d là tình huống có thể viết văn bản tường trình.
- Vì:
+ Tình huống a: Tường trình để nói rõ mức độ trách nhiệm trong sự việc xảy ra.
+ Tình huống b: Tường trình để nói rõ mức độ trách nhiệm trong sự việc xảy ra.
+ Tình huống c: Tường trình để trình bày thiệt hại và sự việc xảy ra.
- Người viết, người nhận:
+ Tình huống a: người viết : lớp trưởng; người nhận: thầy ( cô) giáo chủ nhiệm
+ Tình huống b: người viết: bản thân; người nhận: nhà trường hoặc người phụ trách phòng thí nghiệm
+ Tình huống c: người viết : chủ gia đình em ( hoặc người đại diện); người nhận: chính quyền công an.
2) Cách làm văn bản tường trình:
Một văn bản tường trình cần có các mục sau đây:
- Thể thức mở đầu văn bản tường trình:
+ Quốc hiệu, tiêu ngữ ( ghi chính giữa )
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
+ Địa điểm và thời gian làm tường trình( ghi vào góc bên phải)
+ Tên văn bản( ghi chính giữa):
BẢN TƯỜNG TRÌNH
Về……..
+ Người( cơ quan) nhận bản tường trình: Kính gửi……
- Nội dung tường trình: người viết trình bày thời gian, địa điểm, diễn biến sự việc, nguyên nhân vì đâu, hậu quả thế nào, ai chịu trách nhiệm. Thái độ tường trình nên khách quan, trung thực.
- Thể thức kết thúc văn bản tường trình: lời đề nghị hoặc cam đoan, chữ kí và họ tên người tường trình.

3) Lưu ý:
Khi làm một văn bản tường trình thì chúng ta cần chú ý đến những gì?
- Tên văn bản nên dùng chữ in hoa cho nổi bật
- Chú ý chừa khoảng cách hơn một dòng giữa các phần quốc hiệu và tiêu ngữ, địa điểm và thời gian làm tường trình, tên văn bản và nội dung tường trình để dễ phân biệt.
- Không viết sát lề giấy bên trái, không để phần trên trang giấy có khoảng trống quá lớn.
Hướng dẫn về nhà:
Học bài và xem lại bài cũ
Xem trước và chuẩn bị bài tiếp theo
“ Luyện tập làm văn bản tường trình”
Buổi học đến đây là kết thúc!!!!
Cảm ơn quý thầy cô đã đến dự!!!
Chúc các em học thật giỏi và thi tốt trong kì thi sắp tới nhé !!!!!
CHÀO TẠM BIỆT!!!!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Gia Hân Trần
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)