Bài 31. Trao đổi chất

Chia sẻ bởi Nguyễn Anh Thu | Ngày 01/05/2019 | 23

Chia sẻ tài liệu: Bài 31. Trao đổi chất thuộc Sinh học 8

Nội dung tài liệu:

* Trường THCS Thanh Trường *
Nguyễn Mạnh Hùng.
TP Điện Biên Phủ
Sinh học 8
Tiết 32 - Bài 31. Trao đổi chất
Kiểm tra bài cũ:
Ruột non có cấu tao như thế nào để phù hợp với chức năng hấp thụ chất
dinh dưỡng?
- §o¹n ®Çu Ruét non cã t¸ trµng cong h×nh ch÷ U cã lç nhËn dÞch mËt, dÞch tuþ
- Ruét non dµi: 3m gåm 4 líp nh­ d¹ dµy nh­ng líp c¬ máng h¬n vµ chØ cã c¬ däc , c¬ vßng.
- Líp niªm m¹c trong cïng cã nhiÒu nÕp nh¨n tiÕt dÞch nhµy vµ dÞch ruét.
Trả lời
Em hiểu thế nào là trao đổi chất ? Vật vô cơ có trao đổi chất không? Vậy sự trao đổi chất của cơ thể con người có gì khác với sự trao đổi chất ở vật vô cơ. Để hiểu rõ trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường diễn ra như thế nào ? chúng ta cùng nghiên cứu trong bài hôm nay.
Chương VI
Trao đổi chất và năng lượng
Tiết 32 - Bài 31. Trao đổi chất
Tiết 32 - Bài 31. Trao đổi chất
I. Trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường
Đọc thông tin mục I, quan sát tranh thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi sau:
1. Trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường ngoài thể hiện như thế nào? Kể tên các chất cơ thể lấy vào từ môi trường?
1. Lấy chất cần thiết vào cơ thể ( O2, thức ăn, nước và muối khoáng). Thải CO2 và chất cặn bã ra ngoài môi trường.
?2. - Môi trường ngoài cung cấp thức ăn , nước, muối khoáng và ôxy cho cơ thể qua hệ tiêu hoá, hệ hô hấp, đồng thời tiếp nhận chất bã, sản phẩm phân huỷ và CO2 từ cơ thể thải ra đó là sự TĐC ở cấp độ cơ thể
- Sự trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường ngoài giúp cơ thể tồn tại và phát triển.
Trả lời
2. Trao đổi chất là gì? ý nghĩa của quá trình trao đổi chất?
Tiết 32 - Bài 31. Trao đổi chất
I. Trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường
Tiếp tục nghiên cứu thông tin sgk hoàn thành nội dung bảng dưới đây vào vở bài tập:
Biến đổi thức ăn cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể và thải các chất cặn bã ra ngoài.
Lấy ôxi từ môi trường cung cấp cho cơ thể và thải CO2 từ cơ thể ra ngoài môi trường.
Lọc máu, thu gom chất thải để bài tiết ra ngoài dưới dạng nước tiểu và mồ hôi.
Vận chuyển ôxi, chất dinh dưỡng tới tế bào và CO2, các chất thải từ tế bào tới cơ quan bài tiết.
Bảng chuẩn kến thức
Cơ thể lấy các chất cần thiết (thức ăn, nước, muối khoáng và ôxy) từ môi trường qua hệ tiêu hóa và hệ hô hấp đồng thời cơ thể thải ra môi trường khí CO2 và các chất cặn bã.
Tiết 32 - Bài 31. Trao đổi chất
I. Trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường
Qua phần vừa tìm hiểu em có nhân xét chung gì về sự trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường?

Kết luận
Thảo luận mở rộng
Theo suy nghĩ của các em vật vô sinh có trao
đổi chất không?
Trả lời: Có...
- Ví dụ : CaO + H2O --> Ca(OH)2.
Tuy nhiên sự TĐC ở chất vô cơ --> biến tính + huỷ hoại
- Còn TĐC ở cơ thể sống ( người, ĐV, TV...) giúp cơ thể tồn tại và phát triển.
Tiết 32 - Bài 31. Trao đổi chất
I. Trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường
II. Trao đổi chất giữa tế bào và môi trường trong
Các em hãy quan sát hình 31-2 trả lời các câu hỏi sau:
1. Máu và nước mô cung cấp những gì cho tế bào?
2. Hoạt động sống của tế bào tạo ra những sản phẩm gì? Những sản phẩm đó được đưa tới đâu?
3. Sự trao đổi giữa tế bào với môi trường trong biểu hiện như thế nào?
Tiết 32 - Bài 31. Trao đổi chất
Nhắc lại môi trường trong cơ thể gồm những thành phần nào?
- Môi trường trong cơ thể gồm: Máu, nước mô và bạch huyết.
- Như chúng ta đã biết, cơ thể được cấu tạo từ các tế bào, mà TB của cơ thể ngập trong nước mô là thành phần của môi trường trong cơ thể.
Hình 31-2. Sơ đồ mối quan hệ giữa trao đổi chất của cơ thể với trao đổi chất ở tế bào
II. Trao đổi chất giữa tế bào và môi trường trong
Tiết 32 - Bài 31. Trao đổi chất
Trả lời
1. Máu mang O2 và chất dinh dưỡng qua nước mô --> tế bào.
2. => Năng lượng, CO2 , chất thải. Đưa tới nước mô --> máu --> hệ hô hấp --> bài tiết --> ra ngoài.
3. Dinh dưỡng và Oxy được tế bào sử dụng cho các hoạt động sống, sản phẩm phân huỷ đưa đến các cơ quan thải ra ngoài. TĐC ở TB thông qua môi trường trong
Hình 31-2. Sơ đồ mối quan hệ giữa trao đổi chất của cơ thể với trao đổi chất ở tế bào
Qua phần vừa tìm hiểu em có nhận xét gì về sự trao đổi chất ở cấp độ tế bào?
Kết kuận
? Trao đổi chất ở cấp độ tế bào: Các chất dinh dưỡng và O2 tiếp nhận từ máu và nước mô được tế bào sử dụng cho các hoạt động sống.
+ Các sản phẩm phân huỷ --> thải ra môi trường trong --> cơ quan bài tiết --> ra ngoài
+ Khí CO2 --> phổi --> ra ngoài
III. Mối quan hệ giữa trao đổi chất ở cấp độ cơ thể với trao đổi chất ở cấp độ tế bào
1.Trao đổi chất ở cấp độ cơ thể dược thực hiện như thế nào ?
2.Trao đổi chất ở cấp độ tế bào được thể hiện như thế nào?
3. Nếu trao đổi chất ở một cấp độ ngừng lại thì sẽ dẫn đến hậu quả gì ?
Tiết 32 - Bài 31. Trao đổi chất
Quan sát hình 31.2 trả lời câu hỏi:
Trả lời
1. Sự TĐC giữa các hệ cơ quan với môi trường ngoài để lấy chất dinh dưỡng và ôxy cho cơ thể
2. Là sự trao đổi giữa TB và MT bên trong cơ thể
3. Cơ thể sẽ chết
=> Nêu mối quan hệ giữa TĐC ở cấp độ cơ thể và cấp độ tế bào?
Kết luận
? TĐC ở cấp độ tế bào và ở cấp độ cơ thể có liên quan mật thiết với nhau -> đảm bảo cho cơ thể tồn tại và phát triển.
Kết kuận chung
Tiết 32 - Bài 31. Trao đổi chất
Sự trao đổi chất diễn ra ở 2 cấp độ:
ở cấp độ cơ thể, môi trường ngoài cung cấp thức ăn, nước, muối khoáng và oxy qua hệ tiêu hoá,hệ hô hấp, đồng thời tiếp nhận chất bã, sản phẩm phân huỷ và khí CO2 từ cơ thể thải ra.
ở cấp độ tế bào, các chất dinh dưỡng và oxy tiếp nhận từ máu và nước mô được tế bào sử dụng cho các hoạt động sống; đồng thời các sản phẩm phân huỷ được thải vào môi trường trong, đưa tới cơ quan bài tiết, còn khí CO2 được đưa tới phổi để thải ra ngoài.
Bài tập 1: Khoanh tròn câu đúng nhất trong các câu sau:
Máu và nước mô vận chuyển đến tế bào những chất gì?
a. Prôtêin.
b. Khí CO2 và muối khoáng.
c. Các chất dinh dưỡng và O2.
d. Cả a và b.
* Kiểm tra đánh giá
Bài tập 2: Dựa vào hình vẽ hãy ghi tên các chất mà cơ thể lấy vào và thải ra môi trường, thay cho các số 1, 2, 3.?
Oxy (02)
- Thức ăn.
- Nước.
- Muối khoáng
Cacbonic(C02)
* Hướng dẫn về nhà
1- Học bài và trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa.
2- Đọc trước bài 32 - chuyển hoá.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Anh Thu
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)