Bài 31. Trao đổi chất

Chia sẻ bởi Lâm Quốc Mạnh | Ngày 01/05/2019 | 33

Chia sẻ tài liệu: Bài 31. Trao đổi chất thuộc Sinh học 8

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GIÁO DỤC HUYỆN LỘC NINH
TRƯỜNG THCS LỘC KHÁNH






GV:ĐOÀN THỊ THU GIANG
SINH HOC 8
Ngày 04/12/2009
Tiết 32

Chương VI
TRAO ĐỔI CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG
Bài 31: TRAO ĐỔI CHẤT
I. Trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường ngoài ( cấp độ cơ thể)

II. Trao đổi chất giữa tế bào và môi trường trong (cấp độ tế bào)

III. Mối quan hệ giữa trao đổi chất ở cấp độ cơ thể với trao đổi chất ở cấp độ tế bào

I. Trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường ngoài ( cấp độ cơ thể)
Quan sát H 31.1  trả lời câu hỏi mục SGK

Sự trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường ngoài biểu hiện như thế nào?

Môi trường cung cấp cho cơ thể : khí O2,thức ăn, nước và muối khoáng đồng thời cơ thể thải ra môi trường khí CO2,phân, nước tiểu.
2. Hệ tiêu hóa đóng vai trò gì trong sự trao đổi chất?
Biến đổi thức ăn thành chất dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể và thải chất bã qua hậu môn.
3. Hệ hô hấp đóng vai trò gì?
Lấy khí O2 và thải khí CO2 .
4. Hệ tuần hoàn đóng vai trò gì trong sự trao đổi chất?
 Vận chuyển chất dinh dưỡng và khí O2 đến các tế bào; vận chuyển chất thải và khí CO2 từ tế bào đến các cơ quan bài tiết.
5. Hệ bài tiết có vai trò gì trong sự trao đổi chất?
 Lọc từ máu các chất thải  bài tiết ra ngoài qua nước tiểu.

Môi trường ngoài cung cấp cho cơ thể thức ăn, nước, muối khoáng và khí O2 thông qua hệ tiêu hóa, hệ hô hấp, hệ tuần hoàn đồng thời cơ thể thải ra môi trường khí CO2, chất bã, chất bài tiết.
II. Trao đổi chất giữa tế bào và môi trường trong (cấp độ tế bào)
Quan sát H32.2 trả lời câu hỏi mục

1.Máu và nước mô cung cấp những gì cho tế bào?
Chất dinh dưỡng và khí O2 .
2. Hoạt động sống của tế bào đã tạo ra những sản phẩm gì?

Năng lượng, khí CO2, chất thải.

3. Những sản phẩm đó của tế bào đổ vào nước mô rồi vào máu được đưa đến đâu?

 Năng lượng được sử dụng cho các họat động sống của cơ thể, CO2 đến hệ hô hấp, chất thải đến hệ bài tiết.
4. Sự trao đổi chất giữa tế bào và môi trường trong biểu hiện như thế nào?


Môi trường trong cung cấp O2 và chất dinh dưỡng cho tế bào, được sử dụng cho các hoạt động sống; đồng thời các sản phẩm phân huỷ được thải vào môi trường trong đưa tới cơ quan bài tiết, khí CO2 được đưa tới phổi để thải ra ngoài.
III. Mối quan hệ giữa trao đổi chất ở cấp độ cơ thể với trao đổi chất ở cấp độ tế bào
Quan sát H32.2 SGK thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi :(3’)
Trao đổi chất ở cấp độ cơ thể có vai trò gì đối với tế bào?
Trao đổi chất ở cấp độ tế bào ảnh hưởng như thế nào đối với cơ thể?
Nếu trao đổi chất ở một cấp độ ngừng lại thì sẽ dẫn tới hậu quả gì?

1.Trao đổi chất ở cấp độ cơ thể có vai trò gì đối với tế bào?
Cung cấp dinh dưỡng và khí Oxi cho tế bào hoạt động và nhận từ tế bào các sản phẩm bài tiết, CO2 thải ra môi trường

2.Trao đổi chất ở cấp độ tế bào ảnh hưởng như thế nào đối với cơ thể?

Trao chất ở cấp độ tế bào cung cấp năng lượng cho các hệ cơ quan trong cơ thể thực hiện hoạt động trao đổi chất với môi trường ngoài.

3.Nếu hoạt động trao đổi chất ở một trong hai cấp độ ngừng lại thì sẽ dẫn tới hậu quả gì?

Cơ thể sẽ chết nếu hoạt độngtrao đổi chất ở một trong hai cấp độ ngừng lại.
Nêu mối quan hệ giữa trao đổi chất ở cấp độ cơ thể với cấp độ tế bào?

Trao đổi chất ở cấp độ cơ thể cung cấp dinh dưỡng và khí Oxi cho tế bào hoạt động và nhận từ tế bào các sản phẩm bài tiết, CO2 thải ra môi trường
Trao chất ở cấp độ tế bào cung cấp năng lượng cho các hệ cơ quan trong cơ thể thực hiện hoạt động trao đổi chất.
- Hoạt động trao đổi chất ở hai cấp độ gắn bó chặt chẽ với nhau, không thể tách rời.


* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lâm Quốc Mạnh
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)