Bài 31. Hiện tượng cảm ứng điện từ

Chia sẻ bởi Phan Văn Trình | Ngày 27/04/2019 | 91

Chia sẻ tài liệu: Bài 31. Hiện tượng cảm ứng điện từ thuộc Vật lí 9

Nội dung tài liệu:

Nhiệt liệt chào mừng các thày giáo, cô giáo và các em học sinh về dự tiết học hôm nay
Giáo viên: Nguyễn Đức Diệp
Trường THCS Thị Trấn Yên Ninh
Kiểm tra bài cũ ? Đèn LED có đặc điểm gì ? Dụng cụ n�o tạo ra dòng điện trong mạch điện
Trả lời:
+ Đèn LED chỉ cho dòng điện đi qua theo một chiều nhất định và khi đó đèn sáng
+ Dụng cụ tạo ra dòng điện trong mạch điện ở lớp 7 là pin và ắc quy
Bạn Thanh: Xe đạp của mình không có pin hay ắc quy mà chỉ có một bình điện gọi là đinamô. Không hiểu trong đinamô có cái gì mà khi quay cái núm ở trên thì đèn xe đạp lại sáng? Bạn Hải: Tốt nhất là tháo vỏ đinamô ra xem trong đó có cái gì.
C1: Cho 2 đèn LED mắc song song ngược chiều vào hai đầu của một cuộn dây dẫn và một thanh nam châm vĩnh cửu. Hãy bố trí thí nghiệm như hình 31.2 để tìm hiểu xem dòng điện xuất hiện trong cuộn dây dẫn kín ở trường hợp nào dưới đây: + Di chuyển nam châm lại gần cuộn dây + Đặt nam châm đứng yên trước cuộn dây + Đặt nam châm nằm yên trong cuộn dây
+ Di chuyển nam châm ra xa cuộn dây
* Dụng cụ: + Hai đèn LED mắc song song ngược chiều vào hai đầu một cuộn dây dẫn kín + Một thanh nam châm vĩnh cửu
* Cách tiến hành :
+ TH1: Di chuyển nam châm lại gần cuộn dây
+ TH2: Đặt nam châm đứng yên trước cuộn dây
+ TH3: Đặt nam châm nằm yên trong cuộn dây
+ TH4: Di chuyển nam châm ra xa cuộn dây
* Mục đích :
Tìm hiểu dòng điện xuất hiện trong cuộn dây dẫn kín trong trường hợp nào.
Trả lời: Trong cuộn dây xuất hiện dòng điện khi: + Di chuyển nam châm lại gần cuộn dây + Di chuyển nam châm ra xa cuộn dây
C1: Cho 2 đèn LED mắc song song ngược chiều vào hai đầu của một cuộn dây dẫn và một thanh nam châm vĩnh cửu. Hãy bố trí thí nghiệm như hình 31.2 để tìm hiểu xem dòng điện xuất hiện trong cuộn dây dẫn kín ở trường hợp nào dưới đây:
+ TH1: Di chuyển nam châm lại gần cuộn dây
+ TH2: Đặt nam châm đứng yên trước cuộn d
+ TH3: Đặt nam châm nằm yên trong cuộn dây
+ TH4: Di chuyển nam châm ra xa cuộn dây

* Cách tiến hành thí nghiệm kiểm tra:
Giữ nam châm đứng yên
+ TH1: Di chuyển cuộn dây lại gần nam châm
+ TH2: Di chuyển cuộn dây ra xa nam châm

C2: Trong thí nghiệm trên , nếu để nam châm đứng yên và cho cuộn dây chuyển động lại gần hay ra xa nam châm thì trong cuộn dây có xuất hiện dòng điện không?
*Trả lời: Để nam châm đứng yên và cho cuộn dây chuyển động lại gần hay ra xa nam châm thì trong cuộn dây đều xuất hiện dòng điện .


Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống:
?(1)?? xuất hiện trong cuộn dây dẫn kín khi ta đưa một cực nam châm ?(2)???hay ??(3)?. một đầu cuộn dây đó và ?(4)??.


Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống:
????. xuất hiện trong cuộn dây dẫn kín khi ta đưa một cực nam châm ??? hay ??. một đầu cuộn dây đó và ????.
Dòng điện
lại gần
ra xa
ngược lại
C3: Đặt một nam châm điện nằm yên trước cuộn dây dẫn có mắc hai đèn LED song song ngược chiều (hình 31.3). Hãy làm thí nghiệm để xác định trong những trường hợp nào dưới đây đã xuất hiện dòng điện ở cuộn dây có mắc đèn LED. + TH1:Trong khi đóng mạch điện của nam châm điện + TH2:Khi dòng điện đã ổn định + TH3:Trong khi ngắt mạch điện của nam châm điện + TH4: Sau khi ngắt mạch điện
Hình 31.3
Cách tiến hành: + Mắc mạch điện như hình 31.3 + Xác định trong những trường hợp sau trường hợp nào xuất hiện dòng điện ở cuộn dây có mắc đèn LED. - TH1: Trong khi đóng mạch điện của nam châm điện - TH2: Khi dòng điện đã ổn định - TH3: Trong khi ngắt mạch điện của nam châm điện - TH4: Sau khi ngắt mạch điện
Hình 31.3
C3: Đặt một nam châm điện nằm yên trước cuộn dây dẫn có mắc hai đèn LED song song ngược chiều (hình 31.3). Hãy làm thí nghiệm để xác định trong những trường hợp nào dưới đây đã xuất hiện dòng điện ở cuộn dây có mắc đèn LED. + TH1:Trong khi đóng mạch điện của nam châm điện + TH2:Khi dòng điện đã ổn định + TH3:Trong khi ngắt mạch điện của nam châm điện + TH4: Sau khi ngắt mạch điện
Trả lời: Dòng điện xuất hiện:
+ Trong khi đóng mạch điện của nam châm điện
+ Trong khi ngắt mạch điện của nam châm điện

Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống:
.(1)?xuất hiện ở cuộn dây dẫn kín trong thời gian..(2)..,và ?(3).. mạch của nam châm điện, nghĩa là trong thời gian ?(4). của nam châm điện?(5)..
Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống:
???? xuất hiện ở cuộn dây dẫn kín trong thời gian ??.., và ??.mạch của nam châm điện, nghĩa là trong thời gian ????. của nam châm điện ????..
Dòng điện
đóng
ngắt
dòng điện
biến thiên
ở thí nghiệm 1: Dòng điện xuất hiện trong cuộn dây dẫn kín khi ta đưa một cực nam châm vĩnh cửu lại gần hay ra xa một đầu cuộn dây đó và ngược lại.
ở thí nghiệm 2: Dòng điện xuất hiện ở cuộn dây dẫn kín trong thời gian đóng, và ngắt mạch của nam châm điện, nghĩa là trong thời gian dòng điện của nam châm điện biến thiên
Dòng điện xuất hiện như trên gọi là dòng điện cảm ứng
Hiện tượng xuất hiện dòng điện cảm ứng gọi là hiện tượng cảm ứng điện từ
C4: Nếu ta làm lại thí nghiệm ở hình 31.2 nhưng lần này cho nam châm quay quanh một trục thẳng đứng (hình 31.4) thì có hiện tượng gì xảy ra?
Nam châm gắn trên trục quay
Cuộn dây có đèn LED
Hình 31.4
C4: Nếu ta làm lại thí nghiệm ở hình 31.2 nhưng lần này cho nam châm quay quanh một trục thẳng đứng (hình 31.4) thì có hiện tượng gì xảy ra?
Hình 31.4
C4: Nếu ta làm lại thí nghiệm ở hình 31.2 nhưng lần này cho nam châm quay quanh một trục thẳng đứng (hình 31.4) thì có hiện tượng gì xảy ra? Trả lời: Trong cuộn dây xuất hiện dòng điện cảm ứng
C5: Hãy trả lời câu hỏi ở phần I
Trả lời : Đúng là nhờ nam châm ta có thể tạo ra dòng điện
Ghi nhớ * Có nhiều cách dùng nam châm để tạo ra dòng điện trong một cuộn dây dẫn kín. Dòng điện được tạo ra theo cách đó gọi là dòng điện cảm ứng * Hiện tượng xuất hiện dòng điện cảm ứng gọi là hiện tượng cảm ứng điện từ
Bài 31.1 (tr39- sách BT vật lý)
Cách làm nào dưới đây có thể tạo ra dòng điện cảm ứng?
A. Nối hai cực của pin vào hai đầu cuộn dây dẫn.
B. Nối hai cực của nam châm với hai đầu cuộn dây dẫn
C. Đưa một cực của ắcquy từ ngoài vào trong một cuộn dây dẫn kín.
D. Đưa một cực của nam châm từ ngoài vào trong một cuộn dây dẫn kín.
Có thể em chưa biết
Hiện tượng cảm ứng điện từ do nhà bác học người Anh M. Pha-ra-đây(1791-1867) phát minh ra năm 1831.Đó được xem như một phát minh vĩ đại về vật lý của thế kỷ XIX, mở đường cho việc chế tạo máy phát điện và nhiều máy quan trọng khác có ứng dụng rộng rãi trong sản xuất và đời sống.Nhà bác học vĩ đại M. Pha-ra-đây đã đi xa nhưng còn để lại cho nhân loại những phát minh bất tử.??Chừng nào loài người còn cần sử dụng điện, thì chừng đó mọi người còn ghi nhớ công lao của M. Pha-ra-đây?.

Hướng dẫn về nhà

+ Học thuộc phần ghi nhớ
+ Làm các bài tập 31.2 31.4 (tr 39- BT vật lý)
+ Đọc trước bài: Điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng

Xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo và các em học sinh, đã giúp tôi hoàn thành bài dạy!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phan Văn Trình
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)