Bài 31. Hiện tượng cảm ứng điện từ

Chia sẻ bởi Nguyễn Thanh Mai | Ngày 27/04/2019 | 47

Chia sẻ tài liệu: Bài 31. Hiện tượng cảm ứng điện từ thuộc Vật lí 9

Nội dung tài liệu:



Trường: THCS Thị Trấn

Nhiệt liệt chào mừng các thầy cô giáo về dự giờ
Môn: vật lí 9
Giáo viên: Phạm Thị Lan Hương

Kiểm tra bài cũ
Câu 1: Khi nào có lực điện từ tác dụng lên một dây dẫn?
Khi dây dẫn có dòng điện chạy qua đặt trong từ trường và không song song với đường sức từ thì chịu tác dụng của lực điện từ
Câu 2: Trong khung dây ABCD có dòng điện như hình vẽ chạy qua thì có hiện tượng gì xảy ra?
Khung quay theo chiều ngược chiều kim đồng hồ
Bài 31: Hiện tượng cảm ứng điện từ
I/ Cấu tạo và hoạt động của Đinamô ở xe đạp
?Quan sát hình vẽ và cho biết Đinamô ở xe đạp có cấu tạo như thế nào
II/ Dùng nam châm để tạo ra dòng điện
Núm
Trục quay
Nam châm
Lõi sắt non
Cuộn dây
Bóng đèn
- Bộ phận chính gồm: Nam châm; cuộn dây dẫn kín
? Đinamô ở xe đạp hoạt động như
thế nào
- Hoạt động: Nam châm quay và đèn sáng
1/ Dùng nam châm vĩnh cửu
N S
Bài 31: Hiện tượng cảm ứng điện từ
I/Cấu tạo và hoạt động của Đinamô ở xe đạp
II/ Dùng nam châm để tạo ra dòng điện
-Dụng cụ: Cuộn dây dẫn kín; Nam châm vĩnh cửu
-Tiến hành TN 1:
+ Cuộn dây dẫn kín đứng yên:
1/ Dùng nam châm vĩnh cửu
* Nam châm chuyển động lại gần
* Nam châm đứng yên trong lòng cuộn dây
* Nam châm chuyển động ra xa
* Nam châm đứng yên trước cuộn dây
+ Nam châm và cuộn dây cùng chuyển động như nhau
* Cuộn dây chuyển động lại gần
* Cuộn dây chuyển động ra xa
+ Nam châm đứng yên:
? Trong trường hợp nào cuộn dây dẫn kín xuất hiện dòng điện?
Đèn LED
Cuộn dây
? Khi nào trong cuộn dây dẫn kín xuất hiện dòng điện?
Bài 31: Hiện tượng cảm ứng điện từ
I/Cấu tạo và hoạt động của Đinamô ở xe đạp
II/ Dùng nam châm để tạo ra dòng điện
-Dụng cụ: Cuộn dây dẫn kín; Nam châm vĩnh cửu
-Tiến hành TN 1:
1/ Dùng nam châm vĩnh cửu
- Nhận xét 1: Dòng điện xuất hiện trong cuộn dây dẫn kín khi ta đưa một cực nam châm lại gần hay ra xa một đầu cuộn dây đó hoặc ngược lại
Bài 31: Hiện tượng cảm ứng điện từ
I/Cấu tạo và hoạt động của Đinamô ở xe đạp
II/ Dùng nam châm để tạo ra dòng điện
1/ Dùng nam châm vĩnh cửu
*Khi dòng điện trong nam châm đã ổn định
- Tiến hành TN 2
*Trong khi đóng mạch điện của nam châm điện
- Dụng cụ: Cuộn dây dẫn kín; nam châm điện
? Trong trường hợp nào cuộn dây dẫn kín xuất hiện dòng điện?
- Nhận xét 1: Dòng điện xuất hiện trong cuộn dây dẫn kín khi ta đưa một cực nam châm lại gần hay ra xa một đầu cuộn dây đó hoặc ngược lại
2/ Dùng nam châm điện
*Khi di chuyển con chạy của biến trở để dòng điện trong nam châm điện thay đổi
*Trong khi ngắt mạch điện của nam châm điện
*Sau khi ngắt mạch điện của nam châm điện
? Khi nào cuộn dây dẫn kín xuất hiện dòng điện?
Bài 31: Hiện tượng cảm ứng điện từ
I/Cấu tạo và hoạt động của Đinamô ở xe đạp
II/ Dùng nam châm để tạo ra dòng điện
1/ Dùng nam châm vĩnh cửu
? Khi nào trong cuộn dây dẫn kín xuất hiện dòng điện?
- Nhận xét 1: Dòng điện xuất hiện trong cuộn dây dẫn kín khi ta đưa một cực nam châm lại gần hay ra xa một đầu cuộn dây đó hoặc ngược lại
2/ Dùng nam châm điện
- Nhận xét 2: Dòng điện xuất hiện trong cuộn dây dẫn kín trong thời gian đóng và ngắt mạch điện của nam châm điện, nghĩa là trong thời gian dòng điện của nam châm điện biến thiên.
Bài 31: Hiện tượng cảm ứng điện từ
I/Cấu tạo và hoạt động của Đinamô ở xe đạp
II/ Dùng nam châm để tạo ra dòng điện
1/ Dùng nam châm vĩnh cửu
? Khi nào trong cuộn dây dẫn kín xuất hiện dòng điện?
- Nhận xét 1: Dòng điện xuất hiện trong cuộn dây dẫn kín khi ta đưa một cực nam châm lại gần hay ra xa một đầu cuộn dây đó hoặc ngược lại
2/ Dùng nam châm điện
- Nhận xét 2: Dòng điện xuất hiện ở cuộn dây dẫn kín trong thời gian đóng và ngắt mạch của nam châm điện, nghĩa là trong thời gian dòng điện của nam châm điện biến thiên.
III/ Hiện tượng cảm ứng điện từ
Dòng điện xuất hiện như trên gọi là dòng điện cảm ứng. Hiện tượng xuất hiện dòng điện cảm ứng gọi là hiện tượng cảm ứng điện từ.
? Làm TN1 nhưng cho nam châm quay quanh một trục thẳng đứng hoặc cuộn dây quay quanh một trục thẳng đứng thì có xuất hiện dòng điện trong cuộn dây dẫn kín không?
Ghi nhớ
*Có nhiều cách dùng nam châm để tạo ra dòng điện trong một cuộn dây dẫn kín. Dòng điện được tạo ra theo cách đó gọi là dòng điện cảm ứng
Bài 31: Hiện tượng cảm ứng điện từ
*Hiện tượng xuất hiện dòng điện cảm ứng gọi là hiện tượng cảm ứng điện từ
Vận dụng
Bài 31: Hiện tượng cảm ứng điện từ
Câu 1: Hiện tượng nào sau đây không liên quan đến hiện tượng cảm ứng điện từ?
A: Dòng điện xuất hiện trong dây dẫn kín khi cuộn dây chuyển động trong từ trường
B: Dòng điện xuất hiện trong cuộn dây khi nối hai đầu với Đinamô xe đạp
C: Dòng điện xuất hiện trong cuộn dây nếu đặt nối hai đầu cuộn dây vào hai đầu bình acquy
D: Dòng điện xuất hiện trong cuộn dây nếu bên cạnh đó có một dòng điện khác đang thay đổi


Vận dụng
Bài 31: Hiện tượng cảm ứng điện từ
Câu 2: Cho một cuộn dây chuyển động lại gần nam châm. Muốn có dòng điện cảm ứng trong cuộn dây, điều kiện nào sau đây không cần thiết:
A: Cuộn dây phải tạo thành mạch kín.
B: Cuộn dây phải tiến đến gần cực nam của nam châm.
C: Nam châm phải có dạng hình chữ U.
D: Điều kiện B và C đều không cần thiết



Vận dụng
Bài 31: Hiện tượng cảm ứng điện từ
Câu 3: Nối nguồn điện vào hai đầu cuộn dây của động cơ điện thì động cơ quay. Nếu nối bóng đèn vào hai đầu cuộn dây và quay thật nhanh động cơ thì hiện tượng gì xảy ra? Giải thích
Bóng đèn sẽ sáng. Vì cuộn dây quay trong từ trường của nam châm thì trong cuộn dây xuất hiện dòng điện cảm ứng

Hướng dẫn học ở nhà
- Học phần ghi nhớ
- Làm các bài tập: 31.1; 31.2; 31.3; 31.4
- Đọc phần "có thể em chưa biết"
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thanh Mai
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)