Bài 31. Con chó Bấc

Chia sẻ bởi Vũ Mạnh Cường | Ngày 08/05/2019 | 28

Chia sẻ tài liệu: Bài 31. Con chó Bấc thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

Con chó bấc
Giắc Lân-đơn
(Jack London)
1. Tác giả
Dựa vào chú thích * em hãy giới thiệu đôi nét về nhà văn Lân-đơn.
1. Tác giả
Giắc Lân-đơn (1876-1916), nhà văn Mĩ có tư tưởng tiến bộ
Là nhà văn có ngòi bút miêu tả tâm lí nhân vật sâu sắc.
Là tác giả của nhiều tác phẩm nổi tiếng: Tiếng gọi nơi hoang dã, Nanh trắng, Gót sắt, Sói biển,.
Ông được đánh giá là " một nhà văn thiên tài, một nghệ sĩ vĩ đại"
Trước khi qua đời, Lê-nin vẫn còn đề nghị vợ đọc cho nghe cuốn "Tình yêu cuộc sống" của Giắc Lân-đơn.
2. Văn bản:
Trích chương VI tiểu thuyết Tiếng gọi nơi hoang dã. (1903)
3. Đọc- Tóm tắt
Thể hiện sự giao lưu tình cảm giữa người với chó, chó với người, nồng nàn, đầy yêu thương.
Đọc:
3. Đọc-Tóm tắt
Đoạn trích chia mấy phần?
Nêu nội dung từng phần?
Truyện được kể ở ngôi thứ mấy?
Em hãy tóm tắt ngắn gọn trích đoạn.
4. Bố cục
Phần I: (từ đầu -> mới khơi dậy lên được): Giới thiệu Bấc.
Phần II: (. biết nói đấy): Tình cảm của Thooc-tơn với Bấc
Phần III: ( Còn lại): Tình cảm của Bấc với Thooc-tơn.
Gồm 3 phần
Em có nhận xét gì về độ dài từng phần?
Căn cứ vào độ dài ngắn của mỗi phần, xét xem ở đây, nhà văn chủ yếu muốn nói đến tình cảm của phía nào?
Phần III dài hơn cả hai phần trước cộng lại ? Lân-đơn chủ yếu muốn nói đến những biểu hiện tình cảm của con chó Bấc đối với chủ -> ý đồ của nhà văn.
4. Bố cục
Tìm hiểu chi tiết
Đoạn mở đầu giới thiệu tình cảm mới nảy sinh trong con chó Bấc, tình cảm đó có điều gì khác biệt so với khi nó ở cùng thẩm phán Mi-lơ?
Tìm hiểu chi tiết
Để thể hiện sự khác biệt đó trong tình cảm của Bấc, tác giả đã diễn tả bằng cách nào?
Diễn tả trong mối tương quan so sánh.
1. Tình cảm của Thoóc-tơn đối với con chó Bấc:
Cách cư xử của Thoóc-tơn với Bấc có gì đặc biệt, điều đó biểu hiện ở nhưng chi tiết nào?
Em hãy phân tích tình cảm của Thooc-tơn với Bấc được thể hiện qua câu văn: "Trời đất! Đằng ấy hầu như biết nói đấy!"?
1. Tình cảm của Thoóc-tơn đối với con chó Bấc:
Đây là câu nói biểu hiện rõ rệt tình cảm của Thooc-tơn với Bấc. Là giây phút hạnh phúc cực điểm, chân thành nồng nhiệt giữa người và chó. Dường như trước mắt anh bây giờ không phải là con chó mà là con anh, bạn anh
-> Tình yêu thương loài vật vô hạn.
1. Tình cảm của Thoóc-tơn đối với con chó Bấc:
"Trời đất! Đằng ấy hầu như biết nói đấy!"
Tại sao trước khi diễn tả tình cảm của Bấc đối với chủ, nhà văn lại dành một đoạn để nói về tình cảm của Thooc-tơn với Bấc?
Tại sao trước khi diễn tả tình cảm của Bấc đối với chủ, nhà văn lại dành một đoạn để nói về tình cảm của Thooc-tơn với Bấc?
1. Tình cảm của Thoóc-tơn đối với con chó Bấc:
Cách kể chuyện trong đoạn văn này có gì đặc biệt?

1. Tình cảm của Thoóc-tơn đối với con chó Bấc:
Nghệ thuật: Kể kết hợp với tả nhân vật.
2/ Tình cảm của Bấc đối với Thooc-tơn:
Cách biểu lộ tình cảm của Bấc với chủ khác với các con chó khác như thế nào?
Cách miêu tả loài vật của Lân-đơn ở đoạn này có điểm gì đặc biệt so với cách miêu tả loài vật trong các tác phẩm khác, ví dụ như trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten?
Đoạn trích Con chó Bấc hấp dẫn người đọc bởi nghệ thuạt kể chuyện của Lân-đơn. Theo em, những yếu tố nghệ thuật nào đã tạo nên sức hấp dẫn cho tác phẩm?
Qua đoạn trích, chúng ta còn cảm nhận được điều gì về tâm hồn nhà văn?
III/ Ghi nhớ: SGK
Nghệ thuật:
+ Nghệ thuật kể chuyện kết hợp kể với tả.
+ Tài quan sát, nhận xét tinh tế, đi sâu miêu tả tâm lí nhân vật bằng năng lực tưởng tượng.
- Nội dung: Tình yêu thương loài vật
IV/ Luyện tập:
Kết thúc truyện Tiếng gọi nơi hoang dã, khi Thooc-tơn chết, con chó Bấc đã hoàn toàn dứt bỏ cuộc sống con người và trở thành một con chó hoang. Em có suy nghĩ gì về tình yêu thương từ kết thúc này.
- Những gì tốt đẹp đều được xây cất từ tình yêu thương chân thật.
- Mất đi tình yêu thương chân thật là mất đi lòng tin.
- Chỉ có tình yêu thương vô tư, vô hạn với loài vật mới có thể thuần dưỡng và cảm hoá được những con thú dữ.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Vũ Mạnh Cường
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)