Bài 31. Con chó Bấc

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Khuyên | Ngày 08/05/2019 | 24

Chia sẻ tài liệu: Bài 31. Con chó Bấc thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

CON CHÓ BẤC
I, Tìm hiểu về tác giả, đoạn trích
1. Nhà văn

Giắc-lân-đơn(1876-1916) là bút danh của Giôn Gri-phít Lân
đơn, nhà văn Mỹ, sinh ở Xan Phran-xi-xcô. Ông trải qua
thời kì thơ ấu rất vất vả, từng ph?ilàm nhiều nghề để kiếm
sống. Ông bắt đầu sự nghiệp sáng tác bằng những truyện
ngắn đăng trên một tờ báo của sinh viên. Thời kì nở rộ trong
sáng tác của ông là vào đầu thế kỉ XX.
Tiếng gọi nơi hoang dã (1903) là tiểu thuyết ra mắt bạn đọc
sau khi ông đi theo những người tìm vàng đến miền Clân
-đai-cơ ở Canada trở về. Sói biển (1904), Gót sắt (1907),
Mác-tin I-đơn(1909) là những tác phẩm nổi tiếng khác của
Lân-đơn.

Nh?ng k? ni?m th?i tho ?u v� nh?ng quan sỏt th?c t? khi di
theo nh?ng ngu?i tỡm v�ng l� c?m h?ng v� tu li?u cho ụng
vi?t nờn tỏc ph?m Con chú B?c
2. Đoạn trích
II. Đọc-hiểu văn bản
1. Tình cảm của Thoóc-tơn đối với con chó Bấc


Trong văn bản này, nhà văn chủ yếu muốn
nói đến tình cảm của Bấc dành cho chủ.
Nhưng trước đó, ông lại dành một đoạn
nói về tình cảm của Thoóc- tơn đối với
Bấc như là một cơ sở để lí giải tình cảm
của Bấc dành cho anh. Là một chú chó
thông minh, giàu tình cảm, Bấc nhận thấy
Thoóc-tơn là "một ông chủ lí tưởng".
Thoóc-tơn đã chăm sóc cho những chú
chó như thể chúng là con cái của anh. Hơn
vậy, trong ý nghĩ và trong tình cảm, anh
coi Bấc như là một đứa con, một người
bạn thân thiết của anh. Anh chăm sóc
cho Bấc, rủ rỉ bên tai nó những
lời nói nựng âu yếm.
2. Những biểu hiện tình cảm của Bấc dành cho chủ.
Bấc có cách biểu lộ tình thương
yêu gần giống như làm đau người
ta, thế nhưng chỉ có Thoóc-tơn,
ông chủ lí tưởng của nó mới hiểu
đó là cách thể hiện tình cảm một
cách rõ ràng nhất, cũng như khi
nó nằm phục một cách yên bình
dưới chân Thoóc-tơn, rồi chăm
chú quan sát anh...Bấc không
muốn rời xa ông chủ một bước
như thể đây là cuộc sống mà nó
hằng mong ước, một ông chủ mà
nó tôn thờ và không bao giờ
muốn đánh đổi.Tình yêu thương
của Bấc được diễn đạt bằng sự
tôn thờ. Ngòi bút miêu tả và khả
năng quan sát loài vật của nhà văn
thật tài tình, sinh động.
3. "Tâm hồn" của con chó Bấc
Nhà văn không nhân cách hóa con chó Bấc
theo kiểu La Phông-Ten, không để cho nó
nói tiếng người như các nhân vật trong thơ
ngụ ngôn. Nó chỉ "hầu như biết nói" nhưng
Thoóc-tơn và cả nhà văn dường như thấu
hiểu thế giới "tâm hồn" phong phú của nó.

Qua lời người kể chuyện, con chó Bấc dường như
biết suy nghĩ, biết tưởng tượng. Nó không chỉ vui
mừng khi được ở bên chủ mà ngay cả những lúc
như thế nó còn biết lo sợ. Nó nằm mơ và bị nỗi lo
sợ ám ảnh.Tất cả đều nói lên "tâm hồn" phong
phú của Bấc cũng như trí tưởng tượng tuyệt vời
của nhà văn
Văn bản "Con chó Bấc" cho ta thấy tình cảm đặc biệt giữa con người và một chú chó. Ngòi bút miêu tả và trí tưởng tượng của nhà văn về chú chó Bấc cũng thật hấp dẫn, lôi cuốn Ông đã chỉ ra rằng: loài vật sẽ là người bạn thân thiết nếu chúng ta coi chúng là bạn..
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Khuyên
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)