Bài 30. Tổng kết chương 3: Điện học
Chia sẻ bởi Lưu Công Dũng |
Ngày 22/10/2018 |
48
Chia sẻ tài liệu: Bài 30. Tổng kết chương 3: Điện học thuộc Vật lí 7
Nội dung tài liệu:
KÍNH CHÀO QUÝ THẦY CÔ GIÁO VÀ CÁC EM HỌC SINH THÂN MẾN
Tháng 3 năm 2010
bùi thúy hồng
Trường THSC lê hồng phong
I. Tự kiểm tra:
1. Có thể làm cho một vật nhiễm điện bằng cách nào? Vật nhiễm điện có tính chất gì?
- Có thể làm cho một vật nhiễm điện bằng cách cọ xát
- Vật nhiễm điện có tính chât hút các vật khác hay làm sáng bóng đèn của bút thử điện
2. Có mấy loại điện tích? Nêu sự tương tác giữa các vật mang điện
- Có hai loại điện tích là điện tích dương (+) và điện tích âm (-).
- Các vật mang điện tích cùng loại thì đẩy nhau, mang điện tích khác loại thì hút nhau.
3. Thế nào là vật mang điện tích dương? Thế nào là vật mang điện tích âm?
- Một vật mang điện tích dương nếu mất bớt êlectron, mang điện tích âm nếu nhận thêm êlectron.
Tiết 27: ôn tập
(Từ bài 17 đến bài 23)
Tiết 27: ôn tập
(Từ bài 17 đến bài 23)
4. Nguyên tử có cấu tạo như thế nào?
- ở tâm mỗi nguyên tử có một hạt nhân mang điện tích dương
- Xung quanh hạt nhân có các êlectron mang điện tích âm chuyển động tạo thành lớp vỏ của nguyên tử
- Tổng điện tích âm của các êlectron có trị số tuyệt đối bằng điện tích dương của hạt nhân. Do đó bình thường nguyên tử trung hòa về điện.
- êlectron có thể dịch chuyển từ nguyên tử này sang nguyên tử khác, từ vật này sang vật khác.
I. Tự kiểm tra:
5. Dòng điện là gì? Nguồn điện có tác dụng gì? Kể tên một số nguồn điện mà em biết?
- Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng.
- Nguồn điện có khả năng cung cấp dòng điện để các dụng cụ điện hoạt động.
Ví dụ: Pin, ắc quy, ổ cắm điện ở gia đình, ..
Tiết 27: ôn tập
(Từ bài 17 đến bài 23)
I. Tự kiểm tra:
6. Chất dẫn điện là gì? Chất cách điện là gì? Nêu bản chất của dòng điện trong kim loại?
- Chất dẫn điện là chất cho dòng điện đi qua.
- Chất cách điện là chất không cho dòng điện đi qua.
- Dòng điện trong kim loại là dòng các êlectron tự do dịch chuyển có hướng.
7. Nêu 3 vật liệu thường dùng để làm vật dẫn điện và 3 vật liệu thường dùng để làm vật cách điện?
- Vật liệu dẫn điện: Đồng, nhôm, sắt.
- Vật liệu cách điện: Thủy tinh, nhựa, cao su.
8. Sơ đồ mạch điện có những tác dụng gì?
- Giúp cho các thợ điện dựa vào đó để mắc mạch điện đúng như yêu cầu, cũng như dễ dàng trong việc kiểm tra, sửa chữa các mạch điện hay mô tả đơn giản mạch điện.
Tiết 27: ôn tập
(Từ bài 17 đến bài 23)
I. Tự kiểm tra:
9. Nêu quy ước về chiều dòng điện?
- Chiều dòng điện là chiều từ cực dương qua dây dẫn và các dụng cụ điện tới cực âm của nguồn điện.
10. Nêu các tác dụng của dòng điện? Cho biết ứng dụng của các tác dụng đó?
- Tác dụng nhiệt
- Tác dụng phát sáng
- Tác dụng từ
- Tác dụng hóa học
- Tác dụng sinh lý
Tiết 27: ôn tập
(Từ bài 17 đến bài 23)
I. Tự kiểm tra:
11. Hãy sắp xếp các hiện tượng và các dụng cụ dùng điện sau đây tương ứng với các tác dụng của dòng điện
A. Bóng đèn điện phát sáng
B. Tinh chế kim loại bằng điện
C. Khi quạt điện hoạt động lâu, sờ vào quạt ta thấy quạt bị nóng lên
D. Mạ vàng cho vỏ chiếc đồng hồ
E. Chuông điện khi có dòng điện chạy qua phát ra tiếng reng reng
F. Bị điện giật do sơ ý chạm tay vào dây điện không có vỏ bọc cách điện
G. Rơ le điện trong các thiết bị điện tự động
- Tác dụng nhiệt: C
- Tác dụng phát sáng: A
- Tác dụng từ: E, G
- Tác dụng hóa học: B, D
- Tác dụng sinh lý: F
Tiết 27: ôn tập
(Từ bài 17 đến bài 23)
II. Bài tập:
Câu 1. Dùng từ thích hợp điền vào chỗ trống:
a. Vật bị nhiễm điện có khả năng ........
b.Thanh thuỷ tinh cọ xát vào mảnh lụa nhiễm điện ...
c.Vật mang điện tích dương ...vật mang điện tích âm và vật mang điện tích dương ..............vật mang điện tích dương
d.Vật mang điện tích âm vì nhận thêm .... và mang điện tích dương vì nó .......
Câu 2. Trong các câu sau đây, câu nào đúng, câu nào sai?
a. Dòng điện chạy qua dây dẫn bằng đồng có tác dụng làm nóng dây dẫn này.
b. Dòng điện thích hợp chạy qua cơ thể người có thể chữa một số bệnh.
c. Dòng điện chạy qua cuộn dây dẫn có thể làm quay kim nam châm.
d. Chiều quy ước của dòng điện chạy qua dây dẫn kim loại là chiều dịch chuyển có hướng của các êlêctrôn tự do.
hút các vật khác
dương
hút
đẩy
êlectron
mất bớt êlectron
Đ
Đ
Đ
S
Câu 3. Hãy ghép các câu sau đây thành câu có nghĩa:
Tiết 27: ôn tập
(Từ bài 17 đến bài 23)
II. Bài tập:
1. Bóng đèn dây tóc phát sáng là do tác dụng nhiệt của dòng điện.
2. Bóng đèn bút thử điện phát sáng là do tác dụng phát sáng của dòng điện.
3. Chuông điện kêu là do tác dụng từ của dòng điện.
4. Cơ bị co giật khi bị điện giật là do tác dụng sinh lí của dòng điện.
Tiết 27: ôn tập
(Từ bài 17 đến bài 23)
II. Bài tập:
Câu 4:
a. Vẽ sơ đồ mạch điện của đèn pin:
b. Hãy quan sát sơ đồ mạch điện và trả lời câu hỏi sau khi ngắt khoá K đèn nào không sáng? Vì sao?
Đèn Đ2 và Đ3 không sáng vì mạch hở không có dòng điện chạy qua.
Tiết 27: ôn tập
(Từ bài 17 đến bài 23)
II. Bài tập:
Câu 5. Khi có dòng điện chạy qua một bóng đèn, bóng đèn sẽ phát sáng đồng thời nóng lên. Như vậy có hai tác dụng của dòng điện cùng phát huy một lúc. Hỏi trong hai tác dụng trên tác dụng nào là quan trọng hơn? Vì sao?
Tác dụng nào là quan trọng phụ thuộc vào mục đích sử dụng của con người. Nếu cần có ánh sáng để sinh hoạt thì tác dụng phát sáng của dòng điện là quan trọng hơn, nhưng nếu cần có nhiệt độ để sấy hoặc sưởi thì tác dụng nhiệt là quan trọng hơn.
Câu 6. Vì sao khi chế tạo bóng đèn, người ta thường chọn vônfram để làm dây tóc bóng đèn mà không chọn các vật liệu bằng kim loại khác như sắt, thép, chẳng hạn? Hãy giải thích?
Khi bóng đèn sáng, nhiệt độ dây tóc bóng đèn có thể lên tới trung bình khoảng 2.500 0C. Với nhiệt độ như vậy, một số kim loại có thể bị nóng chảy vì chúng có nhiệt độ nóng chảy thấp như sắt, thép, .. , vônfram có nhiệt độ nóng chảy cao 3.370 0C nên với nhiệt độ vào khoảng dưới 3.000 0C thì vônfram vẫn không bị nóng chảy.
Tiết 27: ôn tập
(Từ bài 17 đến bài 23)
II. Bài tập:
Câu 7. Bài 20.3 (SBT)
Quan sát dưới gầm các ô tô chở xăng bao giờ cũng thấy có một dây xích sắt. Một đầu dây xích này được nối với vỏ thùng chứa xăng, đầu kia được thả kéo lê trên mặt đường. Hãy cho biết dây xích này được sử dụng như thế để làm gì? Vì sao?
- Dùng dây xích sắt để tránh xảy ra cháy nổ xăng. Vì khi ô tô chạy cọ xát mạnh với không khí, làm nhiễm điện từng phần. Nếu bị nhiễm điện mạnh giữa các phần này phát sinh ra tia lửa điện gây ra cháy nổ xăng.
- Nhờ dây xích sắt là vật dẫn điện, các điện tích từ ô tô dịch chuyển qua dây xích xuống đất, tránh sự nhiễm điện mạnh.
Tiết 27: ôn tập
(Từ bài 17 đến bài 23)
III. Củng cố và luyện tập:
Vẽ sơ đồ mạch điện chú ý:
- Các ký hiệu thiết bị vẽ chính xác.
- Dây dẫn vẽ liền nét
- Trong mạch mắc song song (2 đèn) tháo 1 đèn, đèn còn lạbi sẽ sáng bình thường.
IV. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
- Hoàn chỉnh các câu hỏi
- Chuẩn bị giờ sau kiểm tra 1 tiết.
Giờ học đến đây là kết thúc
xin mời các thầy cô và các em nghỉ
xin chào và hẹn gặp lại
1. Bóng đèn dây tóc phát sáng là do tác dụng nhiệt của dòng điện.
2. Bóng đèn bút thử điện phát sáng là do tác dụng phát sáng của dòng điện.
3. Chuông điện kêu là do tác dụng từ của dòng điện.
4. Cơ bị co giật khi bị điện giật là do tác dụng sinh lí của dòng điện.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Lưu Công Dũng
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)