Bài 30. Silic. Công nghiệp silicat.

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Hiệp | Ngày 09/05/2019 | 138

Chia sẻ tài liệu: Bài 30. Silic. Công nghiệp silicat. thuộc Hóa học 9

Nội dung tài liệu:

MÔN DẠY: HÓA HỌC 9
GV: NGUYỄN THỊ HIỆP
Lớp dạy: 9A,B,C. Tiết 38 Silic – Công nghiệp silicat.

CHÀO MỪNG CÁC THẦY CÔ GIÁO DỰ GIỜ THĂM LỚP.
KTBC:
Nêu tính chất hóa học của axit cacbonic. Muối cacbonat. Viết pt minh họa.
BT 4/ 91 SGK.
Pin mặt trời
LỊCH SỬ NGUYÊN TỐ SILIC
Cuối thế kỷ 18 các nhà khoa học cho rằng trong cát, thủy tinh chắc chắn có chứa một nguyên tố hóa học chưa biết và họ tìm cách tách nó ra. Nhà hóa học Đêvi đã thử dùng dòng điện để tách cát nhưng không thành công. Đến năm 1811, hai nhà khoa học Pháp là Gay Luxac và Têna cho kim loại kali tác dụng với silic florua và thấy phản ứng xảy ra mãnh liệt tạo thành chất màu nâu đỏ, nhưng hai ông không hiểu đó là nguyên tố mới silic. Cuối cùng năm 1823 nhà hóa học Thụy Điển Becdeliut lặp lại thí nghiệm của hai nhà khoa học người Pháp và thu được một thứ bột màu đen. Lần tiếp theo ông thực hiện với kali lấy dư:
K2SiF6 + 4K  6KF + Si
Silic thu được ở dạng vô định hình nhưng có độ tinh khiết cao. Ông đặt tên nguyên tố đó là silic,tiếng La Tinh là silex có nghĩa là đá lửa( đá cứng ). Đến năm 1854 mới điều chế được silic tinh thể.

Xi măng
Thủy tinh
Đồ gốm sứ
Đồ gốm
XI MĂNG CÓ NHIỀU CHỦNG LOẠI:
Xi măng pooclang
Xi măng puzolan
Xi măng hỗn hợp
Xi măng bền sunfat
Xi măng giếng khoan

Xi măng Portland chính thức đi vào lịch sử ngày 21 tháng 10 năm 1824 khi Joseph Aspdin được cấp bằng sáng chế cho quá trình thực hiện một xi măng mà ông gọi là xi măng Portland. Cái tên được đặt như vậy là do loại đá ở đảo Portland miền Nam nước Anh có màu xám giống màu loại xi măng của ông.
Mỏ đá trên đảo Portland
Joseph Aspdin (1778-1855)
LỊCH SỬ HÌNH THÀNH NGÀNH XI MĂNG

Ở Việt Nam, xi măng là ngành công nghiệp phát triển sớm nhất (để phục vụ cho công cuộc khai thác thuộc địa của người Pháp) từ năm những 1899 tại Hải Phòng. Hải Phòng cũng là cái nôi của ngành xi măng Việt Nam hiện nay. Hiện nay năng suất sản xuất xi măng trong nước của Việt Nam vào khoảng trên 60 triệu tấn/năm.
CÁC CÔNG TY XI MĂNG NỔI TIẾNG
Công ty xi măng Holcim
Công ty xi măng Cẩm Phả
Công ty xi măng Vicem Hà Tiên
Công ty xi măng Công Thanh
Công ty xi măng Thành Long
Công ty xi măng Bỉm Sơn
Công ty xi măng Nghi Sơn
Công ty xi măng Hoàng Thạch

Trạm nghiền Thị Vải trực thuộc công ty xi măng Holcim được đặt tại Khu công nghiệp Phú Mỹ I, phía đông con sông Thị Vải thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
TÓM TẮT QUY TRÌNH SẢN XUẤT XI MĂNG:
Nguyên liệu chính: Đất sét, đá vôi, cát …
Minh họa lò quay sản xuất clanhke
Đất sét, đá vôi, cát...
Khí thải
Chất đốt
Clanhke
ỨNG DỤNG VẬT LIỆU XI MĂNG
CÁC VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT
BIỆN PHÁP
Hệ thống lọc bụi tĩnh điện
Hệ thống lọc bụi tay áo
Xây dựng, sửa chữa hệ thống thu gom xử lý nước thải
Quy hoạch công tác thu gom và xử lý chất thải
Th?y tinh th?ch anh:
Th?y tinh m�u: cho thờm oxit c?a m?t s? kim lo?i
Thí dụ:
Cr2O3 : thủy tinh màu lục
CuO : thủy tinh màu xanh n­ước biển
GIỚI THIỆU MỘT SỐ LOẠI THUỶ TINH
SILIC. CÔNG NGHIỆP SILICAT
Games
Câu
2
Câu
1
Câu
4
Câu
3
Câu số 1: Phát biểu nào sau đây là đúng?
Silic là nguyên tố
A/. chỉ có tính khử.
B/. vừa có tính khử vừa có tính oxi hóa.
C/. chỉ có tính oxi hóa.
D/. không có tính khử và không có tính oxi hóa.
Đáp án
Trở về Game
Câu số 2:
Dung dịch nào sau đây ăn mòn thủy tinh ?
A/ Dung dịch HNO3.
C/ Dung dịch HF.
B/ Dung dịch NaOH.
D/ Dung dịch H2SO4.
Đáp án
Trở về Game
Câu số 3:
Hãy chọn câu đúng: Silic đioxit (SiO2)
Đáp án
A/ tan được trong nước.
B/ tan được trong kiềm nóng chảy.
C/ tan được trong dung dịch HCl.
D/ tan được trong dung dịch H2SO4.
Trở về Game
HĐ vận dụng tìm tòi mở rộng:
H Đ vận dụng:
1. Hãy kể tên một số đồ dùng bằng thủy tinh ở gia đình em. Khi sử dụng các đồ dùng đó em cần lưu ý những gì?
2. Tại sao khi làm sân bê tông hoặc đường bê tông, cứ một đoạn nhất định người ta lại phải tạo các khe hở nhỏ (Độ rộng khe hở 1 – 2,3 cm)?
H Đ tìm tòi mở rộng:
Hãy tìm hiểu sự hình thành và phát triển của nghề sản xuất gốm, sứ của Việt Nam qua các thời đại. Chia sẻ thông tin với bạn bè những hiểu biết của mình về các cơ sở sản xuất gốm sứ truyền thống của Việt Nam hiện nay như Bát Tràng (Hà Nội), Chu Đậu (Hải Dương), Phù Lãng (Bắc Ninh), Minh Long (Bình Dương),....






- Làm các bài tập : 2,3 / 95 sgk; 30.2,30.4/34SBT.
HD 30.2/34 SBT:
Đặt CTHH của thủy tinh là xNa2O.yCaO.zSiO2
- Tìm giá trị x, y, z bằng cách lập tỉ lệ giữa thành phần % theo khối lượng và khối lượng mol phân tử.
Từ đó suy ra CTHH của thủy tinh thường.
- Chuẩn bị bài : Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.
- Tìm hiểu: + Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn.
+ Cấu tạo về bảng tuần hoàn về ô nguyên tố, chu kì, nhóm.
+ Xem lại kiến thức về cấu tạo nguyên tử ở lớp 8.
- Đem theo bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.
HDVN
Hướng dẫn bài tập 6 :
- Dựa vào tỉ lệ khối lượng của Fe và S để biết chất nào còn dư sau phản ứng
- Hỗn hợp A gồm FeS và chất dư sau phản ứng .
- Viết phương trình phản ứng biết được hỗn hợp khí B .
- Dựa vào phương trình phản ứng để tính thể tích dung dịch HCl 1M đã phản ứng .
Cám ơn quý Thầy Cô! Chúc các Thầy Cô giáo sức khỏe tốt!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Hiệp
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)