Bài 30. Ôn tập về truyện

Chia sẻ bởi Nguyễn Văn Chương | Ngày 08/05/2019 | 26

Chia sẻ tài liệu: Bài 30. Ôn tập về truyện thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

Về dự giờ: ngữ văn lớp 9
Lê Minh Khuê
1
2
3
4
5
Câu1.Truyện ngắn này có tên gọi khiến người đọc dễ liên tưởng đến hình ảnh cây đa, bến nước, mái đình.
Bến quê
Câu 2.Đi giữa trời khuya sao đêm lấp lánh, tiếng hát ai vang vọng cây rừng. Phải chăng em cô gái mở đường. Lời bài hát trên gợi em liên tưởng đến tác phẩm truyện ngắn nào?
Những ngôi sao xa xôi
Câu 3.Đây là một kỉ vật thiêng liêng của một người lính, người cha dành lại cho con trước lúc đi xa
Chiếc lược ngà
Câu 4. Ông là một người nông dân có tình cảm đặc biệt với làng quê nhưng thống nhất với lòng yêu nước và tinh thần ủng hộ kháng chiến. ông là nhân vật chính trong tác phẩm nào?
Làng
Câu 5. Tất cả các nhân vật trong truyện ngắn này đều không được gọi tên bằng các danh từ riêng.
Lặng lẽ Sa Pa
Đánh dấu x vào ô trống sau câu trả lời đúng:
1. Trong chương trình ngữ văn lớp 9 có tất cả 5 tác phẩm là truyện ngắn.
2. Tác giả của các truyện ngắn đó đều là người miền Bắc.
3. Tất cả các tác phẩm đó đều được sáng tác trong thời kì chống Mĩ.
4. Không có tác phẩm nào chỉ có một phương thức biểu đạt.
5. Tất cả các truyện ngắn đều có phương thức biểu đạt chính là phương thức tự sự.
6. Ngôi kể trong truyện ngắn có thể là ngôi thứ nhất, thứ hai,hoặc thứ ba.
7. Phương Định là nhân vật chính trong truyện ngắn " Những ngôi sao xa xôi" của Nguyễn Minh Châu.
8. Khi phân tích truyện ngắn cần bám vào các yếu tố: Nhân vật, cốt truyện, ngôi kể, điểm nhìn trần thuật,tình huống, các phương thức biểu đạt.
9. Tự sự là một chuỗi các sự việc, từ sự việc này dẫn đến sự việc khác, cuối cùng kết thúc bằng một sự việc có ý nghĩa.
10. Truyện ngắn "Làng" được Nguyễn Thành Long sáng tác trong một chuyến đi thực tế ở Lào Cai.
*`Hình ảnh đời sống và con người Việt Nam được phản ánh qua các tác phẩm truyện.

* Hình ảnh con người Việt Nam thuộc nhiều thế hệ trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ, sau hòa bình đã được thể hiện sinh động qua một số nhân vật:
1. Ông Hai ( Làng - Kim Lân): Tình yêu làng đặc biệt nhưng phải đặt trong tình cảm yêu nước và tinh thần kháng chiến.
2. Anh thanh niên (Lặng lẽ Sa-pa - Nguyễn Thành Long): yêu thích và hiểu ý nghĩa công việc thầm lặng, một mình trên núi cao, có những suy nghĩ và tình cảm tốt đẹp, trong sáng về công việc và đối với mọi người.
3. Bé Thu ( Chiếc lược ngà - Nguyễn Quang Sáng): Tính cách cứng cỏi, tình cảm nồng nàn, thắm thiết với cha.
4. Ông Sáu( Chiếc lược ngà -Nguyễn Quang Sáng): tình cha con sâu nặng, tha thiết trong hoàn cảnh éo le và xa cách của chiến tranh.
5. Ba cô gái thanh niên xung phong( Những ngôi sao xa xôi - Lê Minh Khuê): tinh thần dũng cảm khong sợ hi sinh khi làm nhiệm vụ hết sức nguy hiểm; tình cảm trong sáng, hồn nhiên, lạc quan trong hoàn cảnh chiến đấu ác liệt.
6. Nhĩ (Bến quê - Nguyễn Minh Châu): Nhân vật tư tưởng: Sự thức tỉnh ở con người trước những giá trị bình thường nhưng sâu xa của cuộc sống.

Bài tập1: Tóm tắt một trong những truyện ngắn mà em đã học bằng một đoạn văn ngắn.
Truyện ngắn Làng - Kim Lân kể về nhân vật ông Hai, một người nông dân dời Làng đi tản cư trong thời kì đầu cuộc kháng chiến chống Pháp. ở nơi tản cư ông Hai đã tình cờ nghe được cái tin làng Chợ Dầu -làng ông theo giặc. Cái tin dữ ấy đã trở thành nỗi ám ảnh, day dứt, sợ hãi, đau xót, tủi hổ.xung đột gay gắt trong tâm trí ông Hai nhất là khi bà chủ nhà có ý đuổi gia đình ông đi. Cuối cùng ông quyết định " làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù, tình yêu nước đã rộng lớn hơn, bao trùm lên tình cảm với làng quê. Nhưng dù đã xác định như thế, ông vẫn không thể dứt bỏ tình cảm với làng quê, ông chỉ còn biết chút nỗi lòng của mình, tâm sự với thằng con trai út. Đúng lúc ông Hai đang rất bế tắc thì tin làng Chợ Dầu theo giặc được cải chính. Ông Hai vui như mở cờ trong bụng. Truyện kết thúc với hình ảnh ông Hai tất bật đi khoe làng mình không theo giặc, nhà mình bị Tây đốt."Làng" cho ta hình dung sâu sắc về tinh thần yêu làng yêu nước của người nông đân Việt Nam trong thời kì đầu cuộc kháng chiến chống Pháp.

Bài tập 2: Viết một đoạn trình bày những cảm nhận của em về đoạn trích sau:
"Chợt ông cụ già hàng xóm hốt hoảng quá! Ông cụ giáo Khuyến chợt nhận thấy mặt mũi Nhĩ đỏ rựng một cách khác thường, hai mắt long lanh chứa một nỗi say mê đầy đau khổ, cả mười đầu ngón tay Nhĩ đang bấu chặt vào cái bậu cửa sổ, những ngón tay vừa bấu chặt vừu run lẩy bẩy. Anh đang cố thu nhặt hết mọi chút sức lực cuối cùng còn sót lại để đu mình nhô người ra ngoài, giơ một cánh tay gầy guộc ra phía ngoài cửa sổ khoát khoát y như đang khẩn thiết ra hiệu cho một người nào đó."( "Bến quê" - Nguyễn Minh Châu)
- Phương thức trần thuật: Ngôi kể, điểm nhìn...
- Tác dụng.
- ý nghĩa trong hành động cuối cùng của nhân vật Nhĩ.


Giờ giảng kết thúc.

Kính chúc các thầy cô mạnh khoẻ, hạnh phúc!
Chúc các em học giỏi!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Văn Chương
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)