Bài 30. Chương trình địa phương (phần Văn)

Chia sẻ bởi Đỗ Thị Thuý | Ngày 02/05/2019 | 18

Chia sẻ tài liệu: Bài 30. Chương trình địa phương (phần Văn) thuộc Ngữ văn 8

Nội dung tài liệu:

CHÀO MỪNG CÔ VÀ CÁC BẠN ĐẾN
VỚI BÀI THUYẾT TRÌNH CỦA TỔ 3




Tên thành viên trong tổ:
1. Lê Tấn Lộc
2. Trần Văn Công
3. Phan Thùy Dương
4. Trần Thị Thanh Bình
5. Nguyễn Thái Kim Ngọc
6. Đinh Thị Hương Giang
7. Lê Thị Thùy Dương
8. Lê Trúc Ngân
9. Lê Thị Kim Chi
10. Bùi Nguyễn Đức Anh
11. Lê Chí Kiệt
12. Nguyễn Văn Cần


CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG MÔN VĂN HỌC
( Phần Tập làm văn)

Đề tài: Thuyết minh về di lích lịch sử địa phương – Nhà tù Phú Lợi





Một số hình ảnh về nhà tù Phú Lợi
Video về nhà tù Phú Lợi
GIỚI THIỆU VỀ NHÀ TÙ PHÚ LỢI




Di tích nhà tù Phú Lợi Hiện tọa lạc trên đường Một Tháng Mười Hai, phường Phú Lợi, thị xã Thủ Dầu Một. Tổng diện tích hiện nay là 77.082m2. Nhà tù Phú Lợi được mệnh danh là "Địa ngục trần gian”.









Bản đồ Nhà tù Phú Lợi
Trong 7 năm tồn tại, nhà tù lần lượt mang tên: khu An Trí Viện, Trung tâm Huấn Chính, Trung tâm Cải huấn, là nơi Mĩ-Diệm giam cầm hàng ngàn tù nhân yêu nước và chiến sĩ cách mạng.


Khung cảnh bên ngoài nhà tù Phú Lợi


Từ giữa năm 1957, trại giam Phú Lợi được xây dựng và bố trí bên trong khu căn cứ quân sự với diện tích 12 ha, chia thành nhiêu khu vực : khu hành chính, khu gia đình binh sĩ và khu An Trí Viện. Thực chất khu An Trí Viện là 3 trại giam Chi Lăng, Bạch Đăng, Đống Đa. Cả ba trại có 9 phòng giam được đánh dấu A, B, C, D,…Ngăn cách bằng hàng rào kẽm gai dày đặc.
Khu trại giam A Khu trại giam B Khu trại giam C
Ở giữa trại giam có nhà vòm cao để quan sát toàn khu trại.


Xung quanh khu nhà giam có 4 lô cốt được canh phòng nghiêm ngặt.



Phục dựng cảnh tù nhân bị đọa đày ở Phú Lợi


Nhà tù Phú Lợi được chế độ độc tài Ngô Đình Diệm và đế quốc Mĩ dựng lên giữa năm 1957 nhằm giam cầm chiến sĩ cách mạng và những người yêu nước.











LỊCH SỬ



Chế độ khắc nghiệt của nhà tù Phú Lợi cũng không khác ở nhiều nhà tù khác ở miền Nam lúc bấy giờ. Tù nhân phải ăn gạo mục cá ươn, muối hạt, nước mắm có dòi, điều kiện vệ sinh, y tế tồi tệ, chế độ lao động khổ sai nặng nề. Nhiều tù nhân cốt cán phải nằm xà lim, chuồng cọp, thường xuyên bị tra tấn dã man…
Hình ảnh tù nhân bị tra tấn
Một số hình ảnh tù nhân bị tra tấn
Trải qua nhiều năm, kiến trúc nhà tù bị xuống cấp. Đến năm 1995, di tích nhà tù Phú Lợi được tân tạo, trùng tu và một tượng đài cao 3,5m bằng đồng do nhà điêu khắc Diệp Minh Châu sáng tác.
Ngày 30/11/1958, là ngày chủ nhật, địch mua bánh mì nấu với cà ri bò gọi là ‘cải thiện đời sống’ cho tù nhân nhưng thực chất là thực hiện vụ đầu độc.
Ban đầu, chỉ vài ba người, rồi đến hàng chục người bị ngộ độc đến đau bụng, nôn mửa, ngất xỉu. Đến chiều cùng ngày, số tù nhân bị ngộ độc lên dến vài trăm người.
Đến ngày 1/12/1958, số người bị ngộ độc ngày càng tăng lên, nhiều người chết, số nằm hôn mê bất tỉnh,… số anh chị em tù nhân bịnh nặng bị địch khiêng khỏi trại. Ngày 2-3/12/1958, số bệnh nhân nặng và chết càng đông, số người bị vùi tại chỗ, số nặng chuyển đi, nhưng số tù nhân ấy không thấy được chuyển lại Phú Lợi nữa.
Vụ đầu độc gây nên làn sóng căm phẫn tột độ và dấy lên phong trào đấu tranh cách mạng trên địa bàn tỉnh và khắp miền Nam.
Ngày 1/2 hằng năm trở thành ngày “ Phú Lợi căm thù”. Nhà tù Phú Lợi là một bằng chứng về tội ác của Đế quốc Mĩ- Diệm.Nơi Đây là biểu tượng cho lòng yêu nước, tinh thần bất khuất của các chiến sĩ cách mạng đã hi sinh xương máu sự nghiệp giải phóng dân tộc. Với giá trị và ý nghĩ chính trị to lớn, nhà tù Phú Lợi được Bộ Văn hóa Thông tin công nhận Di tích lịch sử cấp quốc Gia.
Buổi lễ tưởng niệm 52 năm ngày “Phú Lợi căm thù”
CẢM ƠN CÔ VÀ CÁC BẠN ĐÃ
THEO DÕI VÀ LẮNG NGHE
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đỗ Thị Thuý
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)