Bài 3. Xưng hô trong hội thoại

Chia sẻ bởi Phạm Việt Hà | Ngày 08/05/2019 | 34

Chia sẻ tài liệu: Bài 3. Xưng hô trong hội thoại thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

Nhiệt liệt chào mừng các th?y cô giáo và các em học sinh về tham dự tiết học Ng? van hôm nay


KiÓm tra bµi cò

Vì những nguyên nhân nào mà người ta có thể không tuân thủ một phương châm hội thoại nào đó?
Hãy kể ra một số ví dụ cụ thể.




* Nguyên nhân:
+ Do người nói vụng về, vô ý thiếu văn hoá
+ Do người nói phải ưu tiên cho một phương châm hội thoại hoặc một yêu cầu khác quan trọng hơn
+ Do người nói muốn gây sự chú ý, để người nghe hiểu câu nói theo một hàm ý nào đó
* Ví dụ tình huống:
+ Người chiến sĩ rơi vào tay địch
+ Bác sĩ nói với bệnh nhân mắc bệnh nan y về tình trạng bệnh tật của họ
+ Nói với người khách lạ về tình hình gia đình mình
...............
Trả lời
Bài tập trắc nghiệm
Các câu sau đây vi phạm phương châm hội thoại nào? Hãy chọn một phương án đúng
A. Phương châm về chất
B.Phương châm về lượng
A. Phương châm quan hệ
C. Phương châm cách thức
B. Phương châm lịch sự
1, Đêm hôm qua cầu gẫy.
2, Này cậu, đóng cửa lại
3, Danh thắng Bích Động của Ninh Bình được phong là “Nam thiên đệ nhất động” .
4, Nói dài, nói dai hoá ra nói dại.
C. Phương châm về lượng
A. Phương châm về chất
B. Phương châm cách thức
C. Phương châm lịch sự
A. Phương châm lịch sự
B.Phương châm về lượng
C. Phương châm quan hệ
Bài 1
Nêu những từ ngữ thường dùng để xưng hô
trong Tiếng Việt. Cho biết cách dùng những từ đó.
Đại từ nhân xưng tiếng Việt
Đại từ nhân xưng tiếng Anh
Từ ngữ thường dùng để xưng hô trong Tiếng Việt
2,Danh từ:
- Chỉ quan hệ gia đình,họ hàng: anh, chị, em, ông, bà,...
- Chỉ nghề nghiệp chức vụ: bác sĩ, thủ trưởng, giáo sư,...
1, Đại từ nhân xưng
Bài tập 2
Nhóm 1: Xác định các từ ngữ xưng hô trong đoạn trích a. Phân tích ý nghĩa của cách xưng hô giữa Dế Mèn và Dế Choắt
a.” Dế Choắt nhìn tôi mà rằng:
Anh đã nghĩ thương em như thế thì hay là anh đào giúp cho em một cái ngách sang bên nhà anh, phòng khi tắt lửa tối đèn có đứa nào đến bắt nạt thì em chạy sang...
Chưa nghe hết câu, tôi đã hếch răng lên, xì một hơi rõ dài. Rồi với điệu bộ khinh khỉnh, tôi mắng:
- Hức. Thông ngách sang nhà ta? Dễ nghe nhỉ. Chú mày hôi như cú mèo thế này, ta nào chịu được. Thôi, im cái điệu mưa dầm sụt sùi ấy đi. Đào tổ nông thì cho chết.
Tôi về, không một chút bận tâm.”
Nhóm 2 : Cách xưng hô của Dế Mèn và Dế Choắt trong đoạn trích b đã thay đổi như thế nào? Vì sao lại có sự thay đổi ấy?
. Choắt không dậy được nữa, nằm thoi thóp. Thấy thế, tôi hốt hoảng quỳ xuống, nâng đầu Choắt lên mà than rằng:
Nào tôi đâu biết cơ sự lại ra nông nỗi này. Tôi hối lắm. Tôi hối hận lắm. Anh mà chết là chỉ tại cái tội ngông cuồng dại dột của tôi. Tôi biết làm thế nào bây giờ?
Tôi không ngờ Dế Choắt nói với tôi một câu như thế này:
Thôi tôi ốm yếu quá rồi, chết cũng được. Nhưng trước khi nhắm mắt, tôi khuyên anh: ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy.
Dế Mèn phiêu lưu kí – Tô Hoài
a.” Dế Choắt nhìn tôi mà rằng:
Anh đã nghĩ thương em như thế thì hay là anh đào giúp cho em một cái ngách sang bên nhà anh, phòng khi tắt lửa tối đèn có đứa nào đến bắt nạt thì em chạy sang...
Chưa nghe hết câu, tôi đã hếch răng lên, xì một hơi rõ dài. Rồi với điệu bộ khinh khỉnh, tôi mắng:
-Hức. Thông ngách sang nhà ta? Dễ nghe nhỉ. Chú mày hôi như cú mèo thế này, ta nào chịu được. Thôi, im cái điệu mưa dầm sụt sùi ấy đi. Đào tổ nông thì cho chết.
Tôi về, không một chút bận tâm.”
Dế Mèn phiêu lưu kí của Tô Hoài
Nhóm 1: Xác định các từ ngữ xưng hô trong đoạn trích a.
anh
em
ta
ta
Chú mày
em
Anh
em
anh
Nhóm 2 : Cách xưng hô của Dế Mèn và Dế Choắt trong đoạn trích b đã thay đổi:
b. Choắt không dậy được nữa, nằm thoi thóp. Thấy thế, tôi hốt hoảng quỳ xuống, nâng đầu Choắt lên mà than rằng:
Nào tôi đâu biết cơ sự lại ra nông nỗi này. Tôi hối lắm. Tôi hối hận lắm. Anh mà chết là chỉ tại cái tội ngông cuồng dại dột của tôi. Tôi biết làm thế nào bây giờ?
Tôi không ngờ Dế Choắt nói với tôi một câu như thế này:
Thôi tôi ốm yếu quá rồi, chết cũng được. Nhưng trước khi nhắm mắt, tôi khuyên anh: ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy.
Dế Mèn phiêu lưu kí – Tô Hoài
tôi
tôi
tôi
Anh
anh
tôi
Tôi
Tôi
Tôi
Trong ví dụ a:
Dế Mèn xưng “ta” và gọi Dế Choắt là “chú mày”
Dế Choắt xưng là “em” và gọi Dế Mèn là “anh”
Đây là cách xưng hô bất bình đẳng. Vì hai Dế trạc tuổi nhau, lại là hàng xóm của nhau.Nhưng Dế Mèn cậy mình có sức khoẻ, lại giỏi võ, tính tình ngạo mạn nên cách xưng hô rất hách dịch tỏ rõ sự coi thường Dế Choắt. Còn Dế Choắt lại tự đặt mình ở vị thế kẻ yếu đuối thấp hèn cần nhờ vả nên mới xưng nhún nhường và gọi đề cao Dế Mèn như vậy.
*Trong ví dụ b: Cách xưng hô đã thay đổi:
Dế Mèn xưng “tôi” và gọi Dế Choắt là “anh”
Dế Choắt cũng xưng là “ tôi ” và gọi Dế Mèn là “anh”
Cách xưng hô bình đẳng, đúng mực. Vì tình huống lúc này đã thay đổi: Dế Mèn đã nhận ra tội lỗi của mình nên rất hối hận. Còn Dế Choắt cũng không còn coi mình là đàn em , cần nhờ vả nương tựa Dế Mèn nữa mà nói với Mèn những lời trăng trối với tư cách một người bạn
Nhận xét
Bài tập bổ trợ
Ý nghĩa của đại từ “Ta” trong các ví dụ sau có giống nhau? Tại sao?
Mình nói với ta mình hãy còn son
Ta đi qua cửa thấy con mình bò...
Ca dao
b. Bác đến chơi đây, ta với ta
Bạn đến chơi nhà - Nguyễn Khuyến
c. Trên đường lớn ung dung ta bước
Đường ta rộng thênh thang tám thước
Ta đi tới - Tố Hữu
Ta trong câu ca dao là ngôi thứ nhất số ít : anh trai làng mộc mạc, giàu tình thương yêu, giàu lòng vị tha
Ta trong câu thơ của Nguyễn Khuyến là ngôi thứ nhất nhưng là hai người :chủ nhân và người khách, Nguyễn Khuyến và người bạn đến chơi nhà
Ta trong đoạn thơ của Tố Hữu vẫn là ngôi thứ nhất nhưng có thể là số ít, có thể là số nhiều
Đáp án
Tiếng Việt có một hệ thống từ ngữ xưng hô vô cùng phong phú, tinh tế và giàu sắc thái biểu cảm
Người nói cần căn cứ vào đối tượng và các đặc điểm của tình huống giao tiếp để có cách xưng hô cho thích hợp
Ghi nhớ
Chú ý
* Xưng hô trong tiếng Việt có:
+ Hiện tượng kiêm ngôi: một từ có thể dùng cho cả ngôi thứ nhất và ngôi thứ hai
Ví dụ:- Chiều nay cậu đến chơi nhà mình nhé Mình : ngôi thứ nhất
- Mình về mình có nhớ ta ? Mình : ngôi thứ hai
+ Hiện tượng thay ngôi: dùng từ xưng hô theo cương vị một người thứ ba nào đó
Ví dụ: “Thầy em hãy cố ngồi dậy húp bát cháo cho đỡ xót ruột.”
Thầy em: Chị Dậu gọi chồng bằng thầy em theo cương vị của con
* Người Việt có truyền thống xưng khiêm hô tôn
* Các từ xưng hô trong tiếng Việt có quy ước sử dụng chặt chẽ. Khi giao tiếp cần chú ý lựa chọn từ ngữ xưng hô cho thích hợpđể tránh bị coi là vô lễ, thiếu văn hoá và ảnh hưởng xấu đến hiệu quả giao tiếp
Có lần, một giáo sư Việt Nam nhận thư mời dự đám cưới của một nữ học viên người châu Âu đang theo học tiếng Việt. Trong thư có dòng chữ:
“Ngày mai, chúng ta làm lễ thành hôn, mời thầy đến dự.”
Lời mời trên có sự nhầm lẫn trong cách dùng từ như thế nào? Vì sao có sự nhầm lẫn đó?
Giải:
Lời mời trên sử dụng nhầm từ xưng hô: chúng ta với chúng tôi hoặc chúng em.Chúng ta bao gồm cả người nói và người nghe. Còn chúng em, chúng tôi chỉ là người nói. Nguyên nhân là vì nữ học viên ấy đang học tiếng Việt chưa hiểu rõ sắc thái tinh tế của từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt , sử dụng từ xưng hô theo thói quen tiếng mẹ đẻ.
Bài tập 1
Bài tập 2
Trong các văn bản khoa học nhiều khi tác giả chỉ là một người song vẫn xưng chúng tôi chứ không xưng tôi. Giải thích vì sao.
Giải:
Trong văn bản khoa học, người viết thường xưng là chúng tôi, chứ không phải là tôi, để thể hiện tính khách quan và sự khiêm tốn.
Bài tập 3
Phân tích từ xưng hô mà cậu bé dùng để nói với mẹ mình và với sứ giả trong đoạn trích sau. Cách xưng hô như vậy thể hiện điều gì?
Đứa bé nghe tiếng rao bỗng dưng cất tiếng nói:” Mẹ ra mời sứ giả vào đây.”. Sứ giả vào, đứa bé bảo:
“ Ông về tâu với vua sắm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này”.
Thánh Gióng
Giải:
Trong truyện “Thánh Gióng”, đứa bé gọi mẹ của mình là mẹ theo cách gọi trong quan hệ gia đình thông thường .
Nhưng khi xưng hô với viên sứ giả thì đứa bé lại xưng là ta và gọi sứ giả là ông. Cách xưng hô ấy cho thấy Thánh Gióng là đứa bé khác thường.Cách xưng hô ấy làm cho câu chuyện mang màu sắc truyền thuyết.
Bài tập 4
Phân tích cách dùng từ ngữ xưng hô và thái độ của người nói trong câu chuyện sau:
Chuyện kể, một danh tướng có lần đi ngang qua một ngôi trường học cũ của mình, liền ghé vào thăm. Ông gặp lại người thầy từng dạy mình hồi nhỏ và kính cẩn thưa:
Thưa thầy, thầy còn nhớ con không? Con là...
Người thầy giáo già hoảng hốt:
-Thưa ngài, ngài là..
-Thưa thầy, với thầy, con vẫn là đứa học trò cũ. Con có được thành công hôm nay là nhờ sự giáo dục của thầy ngày nào.....
Vị tướng tuy đã trở thành một nhân vật nổi tiếng, có quyền cao chức trọng, song khi gặp lại thầy giáo cũ vẫn gọi thầy xưng em như ngày nào. Ngay cả khi thầy giáo gọi ông là ngài, ông vẫn không thay đổi cách xưng hô. Điều đó thể hiện thái độ kính trọng, lòng biết ơn của vị tướng đối với thầy. Đó quả là bài học sâu sắc về tinh thần tôn sư trọng đạo rất đáng noi theo.
Còn người thầy giáo cũ cũng rất tôn trọng cương vị hiện tại của người học trò cũ nên mới gọi là ngài
Qua cách xưng hô của hai người , ta thấy cả hai thầy trò đã đối nhân xử thế rất thấu tình đạt lí.

Giải
*Trước năm 1945, đất nước ta là một nước phong kiến. Người đứng đầu nhà nước là nhà vua.Vua thường xưng là trẫm.
*Việc Bác Hồ - vị Chủ tịch Nhà nước Việt nam mới - xưng tôi và gọi dân chúng là đồng bào tạo cho người nghe cảm giác gần gũi thân thiết với người nói, đánh dấu một bước ngoặt lớn trong quan hệ giữa lãnh tụ và nhân dân trong một nước dân chủ.
Phân tích tác động của việc dùng từ xưng hô trong câu nói của Bác Hồ trong buổi lễ đọc Tuyên ngôn độc lập:
- Tôi nói, đồng bào nghe rõ không?
Giải
Bài tập 5
Kết luận
Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau
Hệ thống các từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt vô cùng phong phú.Mỗi cách xưng hô có một ý nghĩa riêng. Chúng ta cần lựa chọn cách xưng hô cho phù hợp với tình huống giao tiếp : nói với ai? nói khi nào? nói ở đâu?... để giao tiếp đạt hiệu quả cao
Giờ học đến đây kết thúc. Xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo và các em học sinh
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Việt Hà
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)