Bài 3. Xưng hô trong hội thoại

Chia sẻ bởi Lê Ngọc Thành | Ngày 08/05/2019 | 38

Chia sẻ tài liệu: Bài 3. Xưng hô trong hội thoại thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

XƯNG HÔ
TRONG HỘI THOẠI
TIẾT 18
LÊ NGỌC THÀNH
HĐ 1: KIỂM TRA
BÀI CŨ :
1/ Vì những nguyên nhân nào mà người ta có thể không tuân thủ một phương châm hội thoại nào đó?
Hãy kể ra một số ví dụ cụ thể.
2/ Đọc câu chuyện sau và cho biết phương châm hội thoại nào đã không được tuân thủ ? Có lí do nào để giải thích cho sự vi phạm đó không ?
Một cô gái hiếm muộn con cái nên phải đến phòng mạch của một bác sĩ. Sau khi nghe cô gái trình bày, bác sĩ tuyên bố :
- Hiếm muộn là do cô. Bệnh này thường hay di truyền lắm đây ! Thế mẹ ruột cô có sinh được người con nào không ?
HĐ 2 : I/ TỪ NGỮ
XƯNG HÔ VÀ VIỆC
SỬ DỤNG TỪ NGỮ
XƯNG HÔ TRONG
TIẾNG VIỆT
1/ Thảo luận : Nêu
những từ ngữ thường
dùng để xưng hô trong
Tiếng Việt. Cho biết cách
dùng những từ đó ?
- Đại từ nhân xưng tiếng Việt : tôi, tao,
chúng mày, bọn chúng,...
- Chỉ quan hệ gia đình,
họ hàng: anh, chị, em,
ông, bà,...
- Chỉ nghề nghiệp chức
vụ: bác sĩ, thủ trưởng, giáo sư, cô,...
2/ Đọc các đoạn trích ở SGK !
Hãy xác định các từ ngữ
xưng hô trong từng đoạn !
a/
Dế Choắt gọi Dế Mèn: anh.
Dế Choắt tự xưng mình : em.
Dế Mèn gọi Dế Choắt : chú mày.
Dế Mèn tự xưng mình : ta, tôi.
b/ Dế Choắt gọi Dế Mèn: anh.
Dế Choắt tự xưng mình : tôi.
Dế Mèn gọi Dế Choắt :
anh.
Dế Mèn tự xưng mình :
tôi.
Dế Choắt không còn coi mình như đàn em, cần nhờ vả nương tựa nên phải hạ mình như ở tình huống a ; khi chuyển sang tình huống b Dế Choắt xem Dế Mèn là bạn nên từ ngữ xưng hô phản ảnh đúng mối quan hệ giữa hai nhân vật trong tình huống này.
Đọc ghi nhớ (1)
Thảo luận :
Vì sao lại có sự thay đổi ấy ?
Có sự thay đổi như vậy vì tình huống giao tiếp đã thay đổi, vị thế giữa hai nhân vật trong tình huông a và tình huống b khác nhau :
HĐ 3 : II/ LUYỆN TẬP
BT 1:
Lời mời trên sử dụng nhầm từ xưng hô: chúng ta với chúng tôi hoặc chúng em.Chúng ta bao gồm cả người nói và người nghe. Còn chúng em, chúng tôi chỉ là người nói. Nguyên nhân là vì nữ học viên ấy đang học tiếng Việt chưa hiểu rõ sắc thái tinh tế của từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt , sử dụng từ xưng hô theo thói quen tiếng mẹ đẻ.
Ngày mai,
chúng ta
làm lễ
thành hôn,
mời thầy
đến dự.
BÀI TẬP 2 :
Theo yêu cầu ở SGK !
Trong văn bản khoa học, người viết thường xưng là chúng tôi, chứ không phải là tôi, để thể hiện tính khách quan và sự khiêm tốn.
Mẹ ra mời sứ giả vào đây.”
Ông về tâu với vua sắm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này
BÀI TẬP 3:

Thưa ngài, ngài là..
Thưa thầy, thầy còn nhớ con không? Con là...
Thưa thầy, với thầy, con vẫn là đứa học trò cũ. Con có được thành công hôm nay là nhờ sự giáo dục của thầy ngày nào.....
BT 4 :
Vị tướng tuy đã trở thành một nhân vật nổi tiếng, có quyền cao chức trọng, song khi gặp lại thầy giáo cũ vẫn gọi “thầy” xưng “em” như ngày nào. Ngay cả khi thầy giáo gọi ông là “ngài”, ông vẫn không thay đổi cách xưng hô.
Điều đó thể hiện thái độ kính trọng, lòng biết ơn của vị tướng đối với thầy. Đó quả là bài học sâu sắc về tinh thần tôn sư trọng đạo rất đáng noi theo. Còn người thầy giáo cũ cũng rất tôn trọng cương vị hiện tại của người học trò cũ nên mới gọi là “ngài”
Qua cách xưng hô của hai người , ta thấy cả hai thầy trò đã đối nhân xử thế rất thấu tình đạt lí
Trước năm 1945, đất nước ta là một nước phong kiến. Người đứng đầu nhà nước là nhà vua.Vua thường xưng là “trẫm”
Việc Bác Hồ - vị Chủ tịch Nhà nước Việt nam mới - xưng “tôi” và gọi dân chúng là “đồng bào” tạo cho người nghe cảm giác gần gũi thân thiết với người nói, đánh dấu một bước ngoặt lớn trong quan hệ giữa lãnh tụ và nhân dân trong một nước dân chủ.
BT 5 :
BT 6:
Thằng kia, ông, mày, chị, mày
Nhà cháu, cháu, hai ông, ông
Tôi, ông
Bà, mày
Cai lệ có quyền lực, chị Dậu thấp cổ bé họng bị áp bức, nên ban đầu chị van xin. Thế nhưng cai lệ hống hách, trịch thượng nên chị Dậu thách thức phản kháng lại để bảo vệ chồng.
HĐ 4 : DẶN DÒ
1/ Từ xưng hô trong tiếng Việt rất đa dạng và tế nhị, cần chú ý sử dụng phù hợp tinh tế.
2/ Tìm các tình huông sử dụng từ xưng hô hay để học tập vận dụng..
3/ Soạn cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp.
Chào
các
em !
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Ngọc Thành
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)