Bài 3. Xưng hô trong hội thoại
Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Tường |
Ngày 08/05/2019 |
25
Chia sẻ tài liệu: Bài 3. Xưng hô trong hội thoại thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
Xöng hoâ trong hoäi thoaïi – tieát 18 – lôùp 9
Tieát 18:
Xöng hoâ trong hoäi thoaïi
I.Töø ngöõ xöng hoâ vaø vieäc söû duïng töø ngöõ xöng hoâ:
1.Ví duï 1: SGK trang 38
a. Moät soá töø ngöõ xöng hoâ tieáng Vieät:
toâi, ta, tôù, tao, chuùng toâi, chuùng tao, anh, chò, em, oâng aáy, baø aáy, hoï, coâ dì, chuù, baùc,…..
b. Caùch duøng:
+Ngoâi thöù nhaát: toâi, tao, chuùng toâi, chuùng tao,…
+Ngoâi thöù hai: maøy, mi, chuùng maøy,..
+Ngoâi thöù ba: hoï, haén, chuùng noù, noù,…
(suoàng saõ: maøy, tao; thaân maät: anh, em, chò,..; trang troïng: quí oâng, quí baø, quí vò,…)
Heä thoáng töø ngöõ xöng hoâ raát phong phuù, giaøu saéc thaùi bieåu caûm.
Ví dụ 2: Đoạn trích "Dế mèn phiêu lưu kí"
+Các từ xưng hô:
- Đoạn 1: anh, em (Dế Choắt nói với Dế Mèn)
chú mày, ta (Dế Mèn nói với Dế Choắt)
- Đoạn 2: tôi, anh (Dế Choắt - Dế Mèn nói với nhau)
+ Đoạn 1: Xưng hô bất bình đẳng của một kẻ ở vị thế yếu, cảm thấy mình thấp hèn, nhờ vả người khác; và một kẻ ở vị thế mạnh, kiêu căng, hách dịch.
+Đoạn 2: Xưng hô bình đẳng. Có sự thay đổi về xưng hô. Vì tình huống giao tiếp có thay đổi: Dế Choắt nói với Dế Mèn những lời trăng trối với tư cách là một người bạn.
? Cần căn cứ vào đối tượng và tình huống giao tiếp để xưng hô cho thích hợp.
2
2. Ghi nhớ:. Ghi nhớ, SGK trang 39
Hệ thống từ ngữ xưng hô rất phong phú, giàu sắc thái biểu cảm.
Cần căn cứ vào đối tượng và tình huống giao tiếp để xưng hô cho thích hợp.
1. Nhầm "chúng ta" với "chúng em" (chúng tôi), vì:
+Chúng ta: gồm cả người nói và người nghe.
+Chúng em, chúng tôi: không gồm người nghe.
2. Trong các văn bản khoa học, nhiều khi tác giả chỉ là một người nhưng vẫn xưng "chúng tôi", vì:
+ Muốn tăng tính khách quan của người viết.
+ Thể hiện sự khiêm tốn của tác giả.
3. Phân tích cách xưng hô:
+Cậu bé gọi người sinh ra mình bằng "mẹ" -> bình thường.
+ Cậu bé xưng hô với sứ giả "ông - ta" -> thể hiện thái độ tự tin khác thường, mang màu sắc của truyền thuyết.
4. Phân tích cách xưng hô và thái độ của người nói:
+ Vị tướng trong tư cách học trò cũ thăm trường, gặp lại thầy cũ, xưng "con" -> thể hiện sự kính trọng.
+Thầy giáo gọi vị tướng là "ngài" -> thái độ tôn trọng.
? Cả hai đều đối nhân xử thế thấu tình đạt lí.
5. Cách dùng từ xưng hô trong câu nói của Bác Hồ:
Tôi - đồng bào: tạo tình cảm gần gũi, thân thiết không xa cách giữa lãnh tụ và nhân dân -> thể hiện quan hệ dân chủ trong chế độ mới.
6. Xưng hô giữa cai lệ - chị Dậu:
+Cai lệ: là kể có quyền thế nên xưng hô trịch thượng, hống hách: "thằng kia", "ông", "mày",.
+Chị Dậu: là người thấp cổ bé họng nên xưng hô một cách nhún nhường.
Từ "cháu - ông" -> "tôi - ông" -> "bà - mày" ? Sự thay đổi cách xưng hô ấy thể hiện sự phản kháng của người nông dân đã bị dồn nén đến bước đường cùng.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thị Tường
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)