Bài 3. Vệ sinh hô hấp

Chia sẻ bởi Hồ Thị Quỳnh An | Ngày 09/10/2018 | 31

Chia sẻ tài liệu: Bài 3. Vệ sinh hô hấp thuộc Tự nhiên và Xã hội 3

Nội dung tài liệu:

Thứ 6, ngày 22 tháng 9 năm 2012
Tự nhiên – Xã hội
KIỂM TRA BÀI CŨ:
- Dùng khăn sạch và mềm lau hai lỗ mũi, em nhìn thấy gì ở trên khăn?
- Tại sao ta nên thở bằng mũi mà không thở bằng miệng?
Thứ 6, ngày 22 tháng 9 năm 2012
Tự nhiên – Xã hội
* HĐ 1: Lợi ích của việc tập thở sâu vào buổi sáng?
- Khi chúng ta thực hiện động tác thở sâu, cơ thể chúng ta nhận được lượng không khí như thế nào?
Khi thở sâu, cơ thể chúng ta nhận được nhiều không khí (nhiều khí ô – xi).
- Thảo luận theo nhóm bốn và trả lời câu hỏi: Tập thở vào buổi sáng có lợi ích gì?
+ Khi tập thở vào buổi sáng, chúng ta thường được hít thở bầu không khí như thế nào?
+ Sau một đêm nằm ngủ, cơ thể của chúng ta cần được làm gì? Việc làm đó mang lại lợi ích gì cho cơ thể?
Không khí vào các buổi sáng thường rất trong lành và có lợi cho sức khỏe.
+ Sau một đêm nằm ngủ, cơ thể của chúng ta cần được làm gì? Việc làm đó mang lại lợi ích gì cho cơ thể?
Sau một đêm nằm ngủ không vận động, cơ thể cần được vận động vào buổi sáng để các mạch máu được lưu thông. Tập thở, hô hấp sâu vào buổi sáng có không khí trong lành giúp cơ thể thải được khí cac – bô – nic ra ngoài và thu được nhiều khí ô xi. Vì những lí do trên, tập thở vào buổi sáng rất tốt cho cơ thể, có lợi cho sức khỏe.
Thứ 6, ngày 22 tháng 9 năm 2012
Tự nhiên – Xã hội
* HĐ 2: Vệ sinh mũi và họng
Bạn học sinh trong tranh 2 và 3 đang làm gì?
Bạn học sinh đang dùng khăn lau sạch mũi.
Bạn học sinh đang súc miệng bằng nước muối.
Theo em, những việc làm đó có lợi ích gì?
Làm cho mũi và họng được sạch sẽ, vệ sinh.
Hằng ngày, các em đã làm những gì để giữ sạch mũi và họng?
Kết luận: Để mũi và họng luôn sạch sẽ, hằng ngày chúng ta cần rửa mũi bằng khăn sạch và súc miệng bằng nước muối (hoặc nước súc miệng). Mũi và họng luôn sạch sẽ giúp ta hô hấp tốt hơn và phòng được các bệnh đường hô hấp.
Thứ 6, ngày 22 tháng 9 năm 2012
Tự nhiên – Xã hội
Chỉ và nói tên
những việc nên và
không nên làm để
bảo vệ và giữ gìn
cơ quan hô hấp ?
* HĐ 3: Bảo vệ và giữ gìn cơ quan hô hấp.
Hai bạn nhỏ đang chơi bi ở gần đường. Các bạn nhỏ không nên chơi bi ở đây vì gần đường có nhiều xe cộ qua lại, có nhiều khói, bụi ảnh hưởng xấu đến cơ quan hô hấp
Các bạn chơi nhảy dây trong sân trường. Đây là việc nên làm, vì trong sân trường có nhiều cây xanh, không khí thoáng đãng, trong lành, nhảy dây cũng là một cách vận động cơ thể.
Hai chú thanh niên đang hút thuốc lá trong phòng có hai bạn nhỏ. Khói thuốc lá có hại cho cơ quan hô hấp, vì vậy không nên hút thuốc lá, hai bạn nhỏ cũng không nên ở trong phòng có nhiều khói thuốc lá.
Các bạn học sinh đang dọn dẹp lớp học, bạn nào cũng đeo khẩu trang. Đây là việc nên làm vì vệ sinh lớp học thường xuyên thì không khí trong lớp sẽ thoáng đãng, trong lành. Khi dọn vệ sinh đeo khẩu trang sẽ ngăn được các chất bụi bận bay vào mũi, họng.
Các bạn học sinh đang đi chơi trong công viên. Đây là việc nên làm vì vườn hoa, công viên,…là những nơi có không khí trong lành, vào chơi ở những nơi này chúng ta sẽ được hít thở bầu không khí ấy.
Thứ 6, ngày 22 tháng 9 năm 2012
Tự nhiên – Xã hội
Kết luận:
Các việc nên làm:
Các việc không nên làm:
- Giữ vệ sinh nhà ở, trường lớp, môi trường xung quanh.
- Đeo khẩu trang khi tham gia công tác dọn vệ sinh, khi đến những nơi có khói bụi.
- Đổ rác đúng nơi qui định.
- Tập thể dục và tập thở hằng ngày.
- Luôn giữ sạch mũi và họng,…
- Để nhà cửa, trường lớp bẩn thỉu, bừa bộn.
- Đổ rác và khạc nhổ bừa bãi.
- Hút thuốc lá.
- Thường xuyên ở những nơi có nhiều khói, bụi.
- Lười vận động,…
Thứ 6, ngày 22 tháng 9 năm 2012
Tự nhiên – Xã hội
Củng cố - Dặn dò:
Hôm nay, các em học bài gì?
Thực hiện tốt vệ sinh mũi, họng hằng ngày. (Nhắc nhở cả người thân trong gia đình.
Chuẩn bị bài: “Phòng bệnh đường hô hấp”
Nhận xét
Chúc các em ngoan, học giỏi
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hồ Thị Quỳnh An
Dung lượng: 2,47MB| Lượt tài: 1
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)