Bài 3. Ứng dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng
Chia sẻ bởi Đào Phương Thảo |
Ngày 07/05/2019 |
90
Chia sẻ tài liệu: Bài 3. Ứng dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng thuộc Vật lí 7
Nội dung tài liệu:
Nguyệt Thực
Nguyệt Thực là gì ?
Nguyệt thực : là hiện tượng thiên văn khi Mặt Trăng đi vào hình chóp bóng của Trái Đất, đối diện với Mặt Trời. Điều này chỉ có thể xẩy ra khi Mặt Trời, Trái Đất và Mặt Trăng thẳng hàng hoặc xấp xỉ thẳng hàng với nhau, với Trái Đất ở giữa.
Nguyệt thực toàn phần xảy ra khi ánh sáng mặt trời trực tiếp bị bóng của trái đất che hoàn toàn. Ánh sáng duy nhất nhìn thấy được là khúc xạ qua bóng tối của trái đất. Ánh sáng này có màu đỏ vì cùng lý do hoàng hôn có màu đỏ, do sự tán xạ Rayleigh của các tia sáng màu có bước sóng ngắn hơn. Bởi vì màu đỏ của nó, nguyệt thực toàn phần đôi khi được gọi là mặt trăng máu.
Có 3 loại nguyệt thực chính :
1 .Nguyệt thực toàn phần : xảy ra khi Mặt Trăng đi vào vùng bóng tối của Trái Đất. Lúc này ánh trăng sẽ bị mờ đi và Mặt Trăng sẽ có màu đỏ đồng hoặc màu cam sẫm.
2.Nguyệt thực một phần : xảy ra khi Mặt Trời, Trái Đất và Mặt Trăng nằm trên đường gần thẳng. Lúc này ánh trăng sẽ bị mờ đi và Mặt Trăng bị khuyết đi một phần. Có thể nhìn thấy bóng của Trái Đất màu đen (hoặc màu đỏ sẫm) đang che khuất Mặt Trăng. Trong quá trình nguyệt thực toàn phần, nguyệt thực một phần có thể xuất hiện trước và sau khi nguyệt thực toàn phần.
3.Nguyệt thực nửa tối : xảy ra khi Mặt Trăng đi qua vùng nửa tối của Trái Đất. Lúc này ánh trăng sẽ mờ và Mặt Trăng sẽ mờ và tối đi.
Trong một năm xảy ra bao nhiêu lần Nguyệt thực?
- Một năm có tổng số tối thiểu là 4 lần nhật Nguyệt Thực, chẳng hạn như năm 2014.
- Nhưng lại có những năm lại có đến 5 lần (ví dụ năm 2013, 2018 và 2019) hoặc cũng có thể là 6 (như năm 2011 và 2020). Tuy nhiên có những năm lại lên đến tận 7 lần (như năm 1982 và 2038).
- Nhưng rất hiếm để tổng số lần nhật, nguyệt thực trong một năm là 7. Lần gần đây nhất là năm 1982 và trong tương lai sẽ là năm 2038.
- Bất kỳ năm nào có 7 lần nhật, nguyệt thực thì đều chắc chắn phải có lần xảy ra đầu tiên vào tháng 1 và lần kết thúc vào khoảng tháng 12.
Có thể có 3 lần nhật, nguyệt thực trong một tháng dương lịch không?
Thật hiếm để xảy ra hiện tượng nhật, nguyệt thực 3 lần trong một tháng. Lần gần đây nhất xảy ra là vào năm 2000, và lần tiếp đến sẽ là năm 2206!
Nhưng phổ biến hơn là trong một tháng âm lịch có thể xảy ra 3 lần nhật, nguyệt thực. Lần gần đây nhất đã xảy ra là vào năm 2013, và tiếp đến sẽ là năm 2018.
Vì sao kích thước Trái Đất hoàn toàn có thể che kín được Mặt Trời nhưng khi hiện tượng nguyệt thực toàn phần xảy ra, Mặt Trăng không bị tối đi hoàn toàn mà sẽ chuyển từ màu cam sáng tới màu đỏ rực?
- Theo lý giải của các nhà khoa học, hiện tượng này xảy ra là do ánh sáng Mặt Trời đã “lượn” qua bầu khí quyển Trái Đất và phản chiếu lên Mặt Trăng.
- Trong hành trình đó, ánh sáng sẽ bị lọc bởi không khí và khói bụi trên Trái Đất. Ánh sáng có bước sóng ngắn sẽ bị lọc ra, chỉ còn lại ánh sáng có bước sóng dài đến được Mặt Trăng.
- Trong đó, ánh sáng đỏ có bước sóng dài nhất nên khi hiện tượng nguyệt thực toàn phần xảy ra Mặt Trăng có màu đỏ.
Một số bất thường trên Trái Đất có thể làm cho Mặt Trăng có màu đỏ hơn. Đó có thể là núi lửa phun trào khiến cho một lượng bụi lớn được “phóng” vào bầu khí quyển.
- Lúc này, bầu khí quyển Trái Đất sẽ “lọc” ánh sáng mạnh hơn khiến cho màu đỏ của Mặt Trăng thêm đậm.
Nguyệt Thực là gì ?
Nguyệt thực : là hiện tượng thiên văn khi Mặt Trăng đi vào hình chóp bóng của Trái Đất, đối diện với Mặt Trời. Điều này chỉ có thể xẩy ra khi Mặt Trời, Trái Đất và Mặt Trăng thẳng hàng hoặc xấp xỉ thẳng hàng với nhau, với Trái Đất ở giữa.
Nguyệt thực toàn phần xảy ra khi ánh sáng mặt trời trực tiếp bị bóng của trái đất che hoàn toàn. Ánh sáng duy nhất nhìn thấy được là khúc xạ qua bóng tối của trái đất. Ánh sáng này có màu đỏ vì cùng lý do hoàng hôn có màu đỏ, do sự tán xạ Rayleigh của các tia sáng màu có bước sóng ngắn hơn. Bởi vì màu đỏ của nó, nguyệt thực toàn phần đôi khi được gọi là mặt trăng máu.
Có 3 loại nguyệt thực chính :
1 .Nguyệt thực toàn phần : xảy ra khi Mặt Trăng đi vào vùng bóng tối của Trái Đất. Lúc này ánh trăng sẽ bị mờ đi và Mặt Trăng sẽ có màu đỏ đồng hoặc màu cam sẫm.
2.Nguyệt thực một phần : xảy ra khi Mặt Trời, Trái Đất và Mặt Trăng nằm trên đường gần thẳng. Lúc này ánh trăng sẽ bị mờ đi và Mặt Trăng bị khuyết đi một phần. Có thể nhìn thấy bóng của Trái Đất màu đen (hoặc màu đỏ sẫm) đang che khuất Mặt Trăng. Trong quá trình nguyệt thực toàn phần, nguyệt thực một phần có thể xuất hiện trước và sau khi nguyệt thực toàn phần.
3.Nguyệt thực nửa tối : xảy ra khi Mặt Trăng đi qua vùng nửa tối của Trái Đất. Lúc này ánh trăng sẽ mờ và Mặt Trăng sẽ mờ và tối đi.
Trong một năm xảy ra bao nhiêu lần Nguyệt thực?
- Một năm có tổng số tối thiểu là 4 lần nhật Nguyệt Thực, chẳng hạn như năm 2014.
- Nhưng lại có những năm lại có đến 5 lần (ví dụ năm 2013, 2018 và 2019) hoặc cũng có thể là 6 (như năm 2011 và 2020). Tuy nhiên có những năm lại lên đến tận 7 lần (như năm 1982 và 2038).
- Nhưng rất hiếm để tổng số lần nhật, nguyệt thực trong một năm là 7. Lần gần đây nhất là năm 1982 và trong tương lai sẽ là năm 2038.
- Bất kỳ năm nào có 7 lần nhật, nguyệt thực thì đều chắc chắn phải có lần xảy ra đầu tiên vào tháng 1 và lần kết thúc vào khoảng tháng 12.
Có thể có 3 lần nhật, nguyệt thực trong một tháng dương lịch không?
Thật hiếm để xảy ra hiện tượng nhật, nguyệt thực 3 lần trong một tháng. Lần gần đây nhất xảy ra là vào năm 2000, và lần tiếp đến sẽ là năm 2206!
Nhưng phổ biến hơn là trong một tháng âm lịch có thể xảy ra 3 lần nhật, nguyệt thực. Lần gần đây nhất đã xảy ra là vào năm 2013, và tiếp đến sẽ là năm 2018.
Vì sao kích thước Trái Đất hoàn toàn có thể che kín được Mặt Trời nhưng khi hiện tượng nguyệt thực toàn phần xảy ra, Mặt Trăng không bị tối đi hoàn toàn mà sẽ chuyển từ màu cam sáng tới màu đỏ rực?
- Theo lý giải của các nhà khoa học, hiện tượng này xảy ra là do ánh sáng Mặt Trời đã “lượn” qua bầu khí quyển Trái Đất và phản chiếu lên Mặt Trăng.
- Trong hành trình đó, ánh sáng sẽ bị lọc bởi không khí và khói bụi trên Trái Đất. Ánh sáng có bước sóng ngắn sẽ bị lọc ra, chỉ còn lại ánh sáng có bước sóng dài đến được Mặt Trăng.
- Trong đó, ánh sáng đỏ có bước sóng dài nhất nên khi hiện tượng nguyệt thực toàn phần xảy ra Mặt Trăng có màu đỏ.
Một số bất thường trên Trái Đất có thể làm cho Mặt Trăng có màu đỏ hơn. Đó có thể là núi lửa phun trào khiến cho một lượng bụi lớn được “phóng” vào bầu khí quyển.
- Lúc này, bầu khí quyển Trái Đất sẽ “lọc” ánh sáng mạnh hơn khiến cho màu đỏ của Mặt Trăng thêm đậm.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Đào Phương Thảo
Dung lượng: |
Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)