Bài 3. Ứng dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng
Nội dung tài liệu:
Trang bìa
Trang bìa:
VẬT LÝ 7 - BÀI : ỨNG DỤNG ĐỊNH LUẬT TRUYỀN THẲNG CỦA ÁNH SÁNG
Người soạn : Lâm Hiền Lễ - GV Trường THCS Bình Khánh - TPLX - An Giang
Câu hỏi 1: Câu hỏi 1
Ta nhìn thấy vật khi
Vật phát ra ánh sáng.
Vật được chiếu sáng.
Có ánh sáng từ vật truyền tới mắt.
Có ánh sáng từ mắt truyền tới vật.
Câu hỏi 2: Câu hỏi 2
Nguồn sáng là
Những vật mà ta nhìn thấy.
Những vật tự phát ra ánh sáng.
Những vật được chiếu sáng.
Những vật phản chiếu lại ánh sáng.
Câu hỏi 3: Câu hỏi 3
Vật sáng là
Những vật phát ra ánh sáng.
Những vật được chiếu sáng.
Những vật hắt lại ánh sáng chiếu vào nó.
Nguồn sáng hoặc những vật hắt lại ánh sáng chiếu vào nó.
Thí nghiệm
Thí nghiệm 1: Thí nghiệm với nguồn sáng nhỏ
Đặt 1 nguồn sáng nhỏ trước 1 màn chắn . Trong khoảng từ bóng đèn đến màn chắn, đặt 1 miếng bìa (Hình vẽ). Quan sát vùng sáng, vùng tối trên màn.
Miếng bìa
Màn chắn
Bóng đèn
Nhận xét :
Trên màn chắn đặt phía sau vật cản có một vùng không nhận được ánh sáng từ ||nguồn ||tới gọi là bóng tối Thí nghiệm 2: Thí nghiệm với nguồn sáng lớn
Thay nguồn sáng nhỏ bằng 1 nguồn sáng lớn . Hãy quan sát trên màn chắn các vùng sáng tối khác nhau.
2
1
3
Nhận xét 2 :
Trên màn chắn đặt phía sau vật cản có vùng chỉ nhận được ánh sáng từ ||1 phần của nguồn sáng|| tới gọi là bóng nửa tối. Câu hỏi 1: Câu hỏi 1
Yếu tố quyết định chỉ có bóng tối được tạo ra (không có bóng nửa tối):
Ánh sáng mạnh.
Nguồn sáng có kích thước rất nhỏ.
Màn chắn ở gần nguồn.
Vật cản ở xa màn chắn.
Câu hỏi 2: Câu hỏi 2
Yếu tố quyết định tạo ra bóng nửa tối:
Ánh sáng không mạnh lắm.
Nguồn sáng có kích thước lớn.
Màn chắn ở xa nguồn.
Vật cản ở gần màn chắn.
Kết luận: Kết luận
* Bóng tối nằm ở sau vật chắn, không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng chiếu tới.
* Bóng nửa tối nằm ở phía sau vật chắn, nhận được ánh sáng từ một phần của nguồn sáng chiếu tới.
Trái Đất: Trái Đất tự quay quanh mình nó
Mặt Trăng: Mặt Trăng chuyển động quanh Trái Đất
Hệ Mặt Trời: Hệ Mặt Trời -Trái Đất - Mặt Trăng
Nhật thực: Hiện tượng Nhật thực
Hình 1: Hiện tượng Nhật thực
Hình 2: Nhật thực toàn phần, 3/1970
Nguyệt thực: Hiện tượng Nguyệt thực
Hình 3: Hiện tượng Nguyệt thực
Hình 4: Nguyệt thực toàn phần, 8/11/2003
Bài tập
Câu hỏi 1: Câu hỏi 1
Tìm câu phát biểu sai?
Khi có nhật thực, Mặt Trăng tạo bóng tối trên Trái Đất.
Nhật thực chỉ xuất hiện vào ban ngày, khi Mặt Trăng che khuất Mặt Trời.
Nguyệt thực chỉ xuất hiện vào ban đêm, khi Trái Đất che khuất Mặt Trời.
Phần tối của Trăng khuyết là bóng tối do Trái Đất tạo thành.
Câu hỏi 2: Câu hỏi 2
Người đứng ở phần nào trên Trái Đất sẽ thấy nhật thực toàn phần?
Phần 1
Phần 2
Phần 3
Phần 4
Câu hỏi 3: Câu hỏi 3
Tìm vị trí Mặt Trăng và vị trí người quan sát để thấy được hiện tượng nguyệt thực?
Mặt Trăng ở vị trí 3, người quan sát ở vị trí T.
Mặt Trăng ở vị trí 4, người quan sát ở vị trí S.
Mặt Trăng ở vị trí 2, người quan sát ở vị trí S.
Mặt Trăng ở vị trí 1, người quan sát ở vị trí T.
Ghi nhớ
Ghi nhớ: Ghi nhớ bài học hôm nay
* Ghi nhớ :
- Bóng tối nằm ở phía sau vật cản, không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới.
- Bóng nửa tối nằm ở phía sau vật cản, nhận được ánh sáng từ một phần của nguồn sáng truyền tới.
- Nhật thực toàn phần (hay một phần) quan sát được ở chỗ có bóng tối (hay bóng nửa tối) của Mặt trăng trên Trái đất.
- Nguyệt thực xảy ra khi Mặt trăng bị Trái đất che khuất không được Mặt trời chiếu sáng.