Bài 3. Ứng dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng

Chia sẻ bởi Võ Văn Minh | Ngày 22/10/2018 | 28

Chia sẻ tài liệu: Bài 3. Ứng dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng thuộc Vật lí 7

Nội dung tài liệu:


-Tên cuộc thi: Thiết kế bài giảng điện tử
Tên bài giảng: Ứng dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng
Môn: Vật lý
Lớp 7
Tác giả dự thi: Trịnh Văn Hương
Trường THCS Nguyễn Viết Xuân
- Hòa Tiến, ngày 6 tháng 12 năm 2010
PHÒNG GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO HUYỆN KRÔNG PẮC
TRƯỜNG THCS NGUYỄN VIẾT XUÂN
Giáo viên: Trịnh Văn Hương
LỚP 7
Môn :Vật lý
Câu 1. Vật chắn sáng là:
A. Những vật không cho ánh sáng truyền qua
B. Những vật cho ánh sáng truyền qua
C. Những vật trong suốt
D. Cả A, B, C đều đúng
KIỂM TRA BÀI CŨ
Chọn đáp án đúng trong các câu sau:
A
Câu 2. Nguồn sáng là:
A. Những vật mà ta nhìn thấy
B. Những vật tự phát ra ánh sáng
C. Những vật được chiếu sáng
D. Những vật phản chiếu lại ánh sáng
KIỂM TRA BÀI CŨ
B
KIỂM TRA BÀI CŨ
1. Phát biểu định luật truyền thẳng của ánh sáng.
Định luật truyền thẳng của ánh sáng
Trong môi trường trong suốt và đồng tính ánh sánh truyền đi theo đường thẳng
2. Đường truyền ánh sáng được quy ước như thế nào là?
Đường truyền ánh sáng là một đường thẳng có mũi tên chỉ hướng gọi là tia sáng
Tia sáng:
3. Có mấy loại chùm sáng? Nêu tên các loại chùm sáng.
Có 3 loại chùm sáng: - Chùm sáng song
- Chùm sáng hội tụ
- Chùm sáng phân kì










Hình 3.1
Bài 3. ỨNG DỤNG ĐỊNH LUẬT TRUYỀN THẲNG CỦA ÁNH SÁNG
I. BÓNG TỐI – BÓNG NỬA TỐI
1. Thí nghiệm 1:
Đèn pin
- Hãy quan sát hình 3.1 và cho biết để làm thí nghiệm cần có những dụng cụ gì?
- Đọc hướng dẫn thí nghiệm 1 (SGK) và tìm hiểu cách bố trí để tiến hành thí nghiệm.
Mở đèn
Hình 3.1
Bài 3. ỨNG DỤNG ĐỊNH LUẬT TRUYỀN THẲNG CỦA ÁNH SÁNG
I. BÓNG TỐI – BÓNG NỬA TỐI
1. Thí nghiệm 1:
Đặt một nguồn sáng nhỏ (bóng đèn pin đang sáng) trước một màn chắn. Trong khoảng từ bóng đèn đến màn chắn, đặt một miếng bìa (hình 3.1 SGK). Quan sát vùng tối, vùng sáng trên màn.
Bài 3. ỨNG DỤNG ĐỊNH LUẬT TRUYỀN THẲNG CỦA ÁNH SÁNG
I. BÓNG TỐI – BÓNG NỬA TỐI
1. Thí nghiệm 1:
C1.Hãy chỉ ra trên màn chắn vùng sáng, vùng tối. Giải thích tại sao các vùng đó lại tối hoặc sáng?
Quan sát thí nghiệm trên màn hình, hãy thảo luận và trả lời C1.
C1. Vùng màu trắng là vùng sáng, vùng màu đen là vùng tối.
Có vùng tối trên màn chắn vì ánh sáng truyền từ đèn đến màn chắn bị miếng bìa che khuất. Phía sau miếng bìa hoàn toàn không nhận được ánh sáng.
Có vùng sáng vì có ánh sáng truyền từ đèn đến màn chắn.
Hình 3.1
Từ kết quả quan sát được hãy chọn từ hoặc cụm từ thích hợp hoàn thành nhận xét.
Bài 3. ỨNG DỤNG ĐỊNH LUẬT TRUYỀN THẲNG CỦA ÁNH SÁNG
I. BÓNG TỐI – BÓNG NỬA TỐI
1. Thí nghiệm 1:
Nhận xét: Trên màn chắn đặt phía sau vật cản có một vùng không nhận được ánh sáng từ …………… tới gọi là bóng tối
nguồn sáng
2. Thí nghiệm 2
Quan sát thí nghiệm hình 3.2 và cho biết dụng cụ làm thí nghiệm ở hình 3.2 có gì khác so với thí nghiệm 1 ở hình 3.1?
Thay đèn pin trong thí nghiệm hình 3.1 bằng một ngọn đèn điện sáng ( nguồn sáng rộng), hãy quan sát trên màn chắn ba vùng sáng, tối khác nhau
Bài 3. ỨNG DỤNG ĐỊNH LUẬT TRUYỀN THẲNG CỦA ÁNH SÁNG
I. BÓNG TỐI – BÓNG NỬA TỐI
1. Thí nghiệm 1:
2. Thí nghiệm 2:

Hình 3.2
Hãy quan sát hình 3.2 và cho biết dụng cụ làm thí nghiệm có gì khác so với thí nghiệm ở hình 3.1
Bài 3. ỨNG DỤNG ĐỊNH LUẬT TRUYỀN THẲNG CỦA ÁNH SÁNG
I. BÓNG TỐI – BÓNG NỬA TỐI
1. Thí nghiệm 1:
2. Thí nghiệm 2:

Mở đèn
Hình 3.2
Hãy quan sát thí nghiệm trên màn hình, thảo luận theo nhóm và trả lời câu C2.
C2. Hãy chỉ ra trên màn chắn vùng nào là bóng tối, vùng nào được chiếu sáng đầy đủ. Nhận xét độ sáng của vùng còn lại so với hai vùng trên và giải thích vì sao có sự khác nhau đó.
Bài 3. ỨNG DỤNG ĐỊNH LUẬT TRUYỀN THẲNG CỦA ÁNH SÁNG
I. BÓNG TỐI – BÓNG NỬA TỐI
1. Thí nghiệm 1:
2. Thí nghiệm 2:
C2. Vùng 1 là bóng tối, vùng 3 được chiếu sáng đầy đủ.
Vùng 2 sáng hơn vùng 1 nhưng tối hơn vùng 3
Giải thích:
-Vùng 1 là bóng tối, vì không có ánh sáng từ bóng đèn điện truyền tới.
-Vùng 2 sáng mờ hơn vùng 1, vì chỉ có một phần ánh sáng từ bóng đèn điện truyền tới.
-Vùng 3 được chiếu sáng đầy đủ, vì nhận được hoàn toàn ánh sáng từ bóng đèn điện truyền tới.
Nhận xét: Trên màn chắn đặt phía sau vật cản có vùng chỉ nhận được ánh sáng từ……….. tới gọi là bóng nửa tối
nguồn
KẾT LUẬN:
- Bóng tối nằm phía sau vật cản, không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới
- Bóng nửa tối nằm phía sau vật cản, nhận được ánh sáng từ một phần của nguồn sáng truyền tới.
Bài 3. ỨNG DỤNG ĐỊNH LUẬT TRUYỀN THẲNG CỦA ÁNH SÁNG
I. BÓNG TỐI – BÓNG NỬA TỐI
Những quan sát thiên văn cho biết Mặt Trăng quay xung quanh trái đất, Mặt Trời chiếu sáng Mặt Trăng và Trái Đất.
Khi Mặt Trăng nằm trong khoảng từ Mặt Trời đến Trái Đất như hình vẽ 3.3, thì trên Trái Đất xuất hiện bóng tối và bóng nữa tối. Đứng ở chổ bóng tối, không nhìn thấy Mặt Trời, ta gọi là nhật thực toàn phần. Đứng ở chổ bóng nữa tối, nhìn thấy một phần Mặt Trời, gọi là nhật thực một phần.
II. NHẬT THỰC – NGUYỆT THỰC
Mặt trăng
Trái Đất
Bài 3. ỨNG DỤNG ĐỊNH LUẬT TRUYỀN THẲNG CỦA ÁNH SÁNG
I. BÓNG TỐI – BÓNG NỬA TỐI
II. NHẬT THỰC – NGUYỆT THỰC
C3. Giải thích vì sao khi đứng ở nơi có nhật thực toàn phần ta lại không thấy mặt trời và thấy trời tối lại?
C3. Nơi có nhật thực toàn phần nằm trong vùng bóng tối của Mặt Trăng, bị mặt trăng che khuất không cho ánh sáng Mặt Trời chiếu đến vì thế đứng ở đó ta không nhìn thấy Mặt Trời và trời tối lại.
Bài 3. ỨNG DỤNG ĐỊNH LUẬT TRUYỀN THẲNG CỦA ÁNH SÁNG
I. BÓNG TỐI – BÓNG NỬA TỐI
II. NHẬT THỰC – NGUYỆT THỰC
Mặt Trời chiếu sáng Mặt Trăng. Đứng trên Trái Đất về ban đêm, ta nhìn thấy Mặt Trăng sáng vì có ánh sáng chiếu từ Mặt Trời. Bởi thế, khi Mặt Trăng bị Trái Đất che không được Mặt Trời chiếu sáng nữa, lúc đó ta không nhìn thấy Mặt Trăng. Ta nói là có nguyệt thực.
Bài 3. ỨNG DỤNG ĐỊNH LUẬT TRUYỀN THẲNG CỦA ÁNH SÁNG
I. BÓNG TỐI – BÓNG NỬA TỐI
II. NHẬT THỰC – NGUYỆT THỰC
Mặt trăng
Trái Đất
Hình 3.4
3
A
MẶT TRỜI
2
1
Bài 3. ỨNG DỤNG ĐỊNH LUẬT TRUYỀN THẲNG CỦA ÁNH SÁNG
I. BÓNG TỐI – BÓNG NỬA TỐI
II. NHẬT THỰC – NGUYỆT THỰC
Bài 3. ỨNG DỤNG ĐỊNH LUẬT TRUYỀN THẲNG CỦA ÁNH SÁNG
I. BÓNG TỐI – BÓNG NỬA TỐI
II. NHẬT THỰC – NGUYỆT THỰC
C4. Hãy chỉ ra, trên hình 3.4, Mặt Trăng ở vị trí nào thì người đứng ở điểm A trên Trái Đất thấy trăng sáng, thấy có nguyệt thực.
C4. - Mặt trăng ở vị trí 2 và 3 thì thấy trăng sáng.
- Mặt trăng ở vị trí 1 thì thấy nguyệt thực.
MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ NHẬT THỰC
MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ NHẬT THỰC
MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ NHẬT THỰC
MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ NHẬT THỰC
MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ NHẬT THỰC
MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ NGUYỆT THỰC
Bài 3. ỨNG DỤNG CỦA ĐỊNH LUẬT TRUYỀN THẲNG CỦA ÁNH SÁNG
I. BÓNG TỐI – BÓNG NỬA TỐI
II. NHẬT THỰC – NGUYỆT THỰC
III. VẬN DỤNG
C5. Hãy làm lại TN ở hình 3.2. Di chuyển miếng bìa từ từ lại gần màn chắn.Quan sát bóng tối và bóng nửa tối trên màn, xem chúng thay đổi ntn?
C5. Khi miếng bìa lại gần màn chắn hơn thì bóng tối và bóng nửa tối đều thu hẹp lại . Khi miếng bìa gần xác màn chắn thì hầu như không còn bóng nửa tối nữa, chỉ còn bóng tối rõ nét.
C6. Ban đêm, dùng một quyển vở che kín bóng đèn dây tóc đang sáng, trên bàn sẽ tối, có khi không thể đọc sách được.Nhưng nếu dùng quyển vở che đèn ống thì ta vẫn đọc sách được. Giải thích vì sao có sự khác nhau đó?
C6. Bóng đèn dây tóc là nguồn sáng hẹp mà vật cản lớn so với nguồn nên không có ánh sáng tới bàn. Bóng đèn ống là nguồn sáng rộng so với vật cản nên ánh sáng vẫn đến được bàn và vẫn đọc đựoc sách.
Củng cố và hướng dẫn về nhà
Củng Cố :
+ Như thế nào thì được gọi là bóng tối và bóng nửa tối?
+ Hiện tượng nhật thực và nguyệt thực xảy ra khi nào? Thế nào gọi là nhật thực và nguyệt thực?
2. Dặn dò:
+ Học thuộc phần ghi nhớ trong SGK.
+ Làm bài tập trong sách bài tập.
+ Về nhà xem trước bài 4 cho tiết học sau.
- Nhật thực toàn phần (hay một phần) quan sát được ở chỗ có bóng tối (hay nữa tối) của Mặt Trăng trên Trái Đất.
- Nguyệt thực xảy ra khi Mặt Trăng bị Trái Đất che khuất không được Mặt Trời chiếu sáng.
Bài 3. ỨNG DỤNG CỦA ĐỊNH LUẬT TRUYỀNTHẲNG CỦA ÁNH SÁNG
I. BÓNG TỐI – BÓNG NỬA TỐI
II. NHẬT THỰC – NGUYỆT THỰC
- Bóng tối nằm phía sau vật cản, không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới
- Bóng nửa tối nằm phía sau vật cản, nhận được ánh sáng từ một phần của nguồn sáng truyền tới.
Giáo viên biên soạn :
Trịnh Văn Hương
Trường THCS Nguyễn Viết Xuân
Huyện Krông Pắc - tỉnh ĐăkLăk
Xin chân thành cảm ơn
BGH và đồng nghiệp đã
giúp đỡ tôi hoàn thành
nhiệm vụ được giao.
Chúc các em học tập tốt.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Võ Văn Minh
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)