Bài 3. Tức nước vỡ bờ
Chia sẻ bởi Lê Thị Mỹ Hạnh |
Ngày 02/05/2019 |
22
Chia sẻ tài liệu: Bài 3. Tức nước vỡ bờ thuộc Ngữ văn 8
Nội dung tài liệu:
Giáo án Ngữ văn lớp 8
Giáo viên: Tiến Lê
KIỂM TRA BÀI CŨ
Nêu vài nét về tác giả Nguyên Hồng, về tác phẩm “Những ngày thơ ấu”.
- Nguyên Hồng (1918 - 1982), quê ở Nam Định, là nhà văn của những người cùng khổ , có nhiều sáng tác ở các thể loại tiểu thuyết, kí , thơ.
- Văn bản “Trong lòng mẹ” trích từ chương IV của tập hồi kí “Những ngày thơ ấu”
Tình yêu thương mẹ mãnh liệt của chú bé Hồng được thể hiện như thế nào?
- Trước những lời lẽ mang ý nghĩa cay độc, thái độ giả dối của người cô, bé Hồng đau đớn, phẩn uất đến cực điểm, nhưng chú đã biết kìm nén và vẫn kiên định trong tình cảm thương yêu, kính mến mẹ.
- Sự xúc động bàng hoàng, cả sự dỗi hờn, tủi thân trôi theo dòng nước mắt, bé Hồng vui sướng với những cảm giác tuyệt vời trong lòng mẹ.
Giới thiệu bài mới
Trong thời kì thực dân nửa phong kiến, cuộc sống của những người nông dân cùng khổ bị đoạ đày đến tận cùng và họ có những phản kháng bột phát theo kiểu “Tức nước vỡ bờ”. Hôm nay, ta sẽ tìm hiểu một kiểu phản ứng ấy qua đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” trong tác phẩm “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố
TỨC NƯỚC VỠ BỜ
Tiết 9,10:
(Trích “Tắt đèn”, Ngô Tất Tố)
Tiết 9,10 – Văn bản:
TỨC NƯỚC VỠ BỜ
I.Tìm hiểu chung:
1-Tác giả, tác phẩm:
- Ngô Tất Tố (1893 - 1954), quê ở Bắc Ninh. Ông có nhiều công trình khảo cứu về triết học, văn học cổ có giá trị. Ông còn là một nhà báo, một nhà văn hiện thực xuất sắc. Ông được truy tặng giải thưởng Hồ CHí Minh về văn học nghệ thuật (1996)
- “Tắt đèn” là tác phẩm tiêu biểu nhất của nhà văn. “Tức nước vỡ bờ” trích từ chương XVIII của “Tắt đèn”
(Ngô Tất Tố)
Dựa vào phần chú thích của SGK, em giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm.
Tiết 9,10 – Văn bản:
TỨC NƯỚC VỠ BỜ
I.Tìm hiểu chung:
1.Tác giả, tác phẩm:
2. Đọc văn bản:
3. Chú thích: (SGK/32)
(Ngô Tất Tố)
Hướng dẫn đọc: Chú ý thể hiện tính cách nhân vật trong các câu đối thoại
Đọc các từ khó được chú thích (SGK/ 32)
Tiết 9,10 – Văn bản:
TỨC NƯỚC VỠ BỜ
I.Tìm hiểu chung:
II. Đọc- hiểu văn bản:
1. Nội dung:
a) Nhân vật cai lệ
(Ngô Tất Tố)
Văn bản thuộc phương thức biểu đạt nào? Kể theo ngôi kể nào? Nhân vật chính là ai? Nhân vật phụ là ai?
=>Tự sự; ngôi kể thứ ba; chị Dậu là nhân vật chính; các nhân vật phụ là cai lệ, người nhà lí trưởng, anh Dậu.
Trong các nhân vật phụ, nhân vật nào được nói đến nhiều nhất?
=> cai lệ
Tìm hiểu nhân vật cai lệ
Cai lệ là chức danh gì? Tên cai lệ có mặt ở làng Đông Xá với vai trò gì? Hắn và người nhà lí trưởng xông vào nhà anh Dậu với ý định gì?
=> cai lệ là một tên lính hầu của quan huyện. Hắn đến làng Đông Xá để đốc thúc việc thu thuế. Hắn và người nhà lí trưởng xông vào nhà anh Dậu với ý định bắt vợ chồng anh Dậu phải nộp thuế sưu cho người em đã chết.
Đối với vợ chồng chị Dậu, tên cai lệ có những lời lẽ, hành động như thế nào?
=>Lời lẽ của hắn thô bạo, hách dịch với các từ ngữ xưng hô xấc xược: tự xưng “ông” gọi anh Dậu “thằng kia”: “thằng kia! Ông tưởng mày chết đêm qua, còn sống đấy à?...”; gọi chị Dậu “mày” “Mày định nói cho cha mày nghe đấy à?...”, “Nếu không có tiền nộp sưu...thì ông sẽ dỡ cả nhà mày đi,...”
=>hành động của hắn hung hăng, tàn ác : sầm sập tiến vào, gõ đầu roi song xuống đất, thét, trợn ngược hai mắt, quát giọng hầm hè, giật thừng định trói anh Dậu, đánh tát chị Dậu
Khi đọ sức với chị Dậu, hắn như thế nào?
=> “hắn ngã chỏng quèo ...miệng vẫn nham nhảm thét...”=> thảm hại những vẫn không bỏ thói hung hăng
Tiết 9,10 – Văn bản:
TỨC NƯỚC VỠ BỜ
I.Tìm hiểu chung:
II. Đọc- hiểu văn bản:
1. Nội dung:
a) Nhân vật cai lệ
Cai lệ xông vào nhà chị Dậu với những lời lẽ thô bạo, hách dịch và hành động hung hăng, tàn ác
* Đây là một tên tay sai chuyên nghiệp, tính cách hung bạo dã thú, được khắc hoạ sống động, có giá trị điển hình: hắn là hiện thân sinh động của trật tự thực dân phong kiến đương thời.
(Ngô Tất Tố)
Em có nhận xét gì về tính cách của nhân vật này và sự miêu tả của tác giả?
Tiết 9,10 – Văn bản:
TỨC NƯỚC VỠ BỜ
I.Tìm hiểu chung:
II. Đọc- hiểu văn bản:
1. Nội dung:
b) Nhân vật chị Dậu
(Ngô Tất Tố)
Tìm hiểu nhân vật chị Dậu
Tình cảnh của chị Dậu trong đoạn trích này như thế nào?
=>Chồng ốm, con nhỏ, một mình chị phải lo toan mọi việc.
Trước khi bọn tay sai đến, chị Dậu có cử chỉ thái độ đối với chồng như thế nào?
=> “quạt cháo chóng nguội”, “rón rén bứng một bát lớn đến chỗ chồng nằm”; “chờ xem chồng chị ăn có ngon miệng hay không”
Qua các chi tiết đó thể hiện tính cách gì của chị?
Chị dịu dàng, đằm thắm, hết lòng yêu chồng con.
Tiết 9,10 – Văn bản:
TỨC NƯỚC VỠ BỜ
I.Tìm hiểu chung:
II. Đọc- hiểu văn bản:
1. Nội dung:
b) Nhân vật chị Dậu
- Chị Dậu dịu dàng, đằm thắm, hết lòng yêu thương chồng con.
(Ngô Tất Tố)
Tìm hiểu nhân vật chị Dậu
Khi bọn tay sai xông vào nhà chị Dậu, tình thế của chị như thế nào?
=> Khi bọn tay sai xông vào nhà, chi Dậu lâm vào tình thế nguy ngập, chị buộc phải đối phó để bảo vệ chồng
Phân tích diễn biến tâm lí của chị Dậu
=>Diễn biến tâm lí của chị Dậu :
- Ban đầu, chị hạ mình van xin tha thiết, cố khơi gợi sự từ tâm của “ông cai”, chị gọi hắn là ông và xưng là “cháu”.
- Khi bị đánh, tức quá chị “liều mạng cự lại” ,chị đặt mình ngang hàng để đấu lí với tên cai lệ “Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ!”.
Không đấu lí được, chị ra tay đấu lực “Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem!”
Sự thay đổi thái độ của chị Dậu có chân thực, hợp lí không?
=> Sự thay đổi thái độ của chị rất chân thực và hợp lí, phù hợp với từng tình huống khi phải đối mặt với bọn tay sai để bảo vệ chồng
Tiết 9,10 – Văn bản:
TỨC NƯỚC VỠ BỜ
I.Tìm hiểu chung:
II. Đọc- hiểu văn bản:
1. Nội dung:
b) Nhân vật chị Dậu
- Khi bọn tay sai xông vào nhà, chị đã đối phó để bảo vệ chồng:
+ Ban đầu, chị hạ mình van xin
+ Khi bị đánh, tức quá chị “liều mạng cự lại”, đấu lí với tên cai lệ.
+ Không đấu lí được, bị dồn ép đến bước đường cùng, chị ra tay quật ngã tên cai lệ.
(Ngô Tất Tố)
Theo em, sự thay đổi thái độ của chị Dậu có chân thực, hợp lí không?
=> Sự thay đổi thái độ của chị rất chân thực và hợp lí, phù hợp với từng tình huống khi phải đối mặt với bọn tay sai để bảo vệ chồng
Tiết 9,10 – Văn bản:
TỨC NƯỚC VỠ BỜ
I.Tìm hiểu chung:
II. Đọc- hiểu văn bản:
1. Nội dung:
b) Nhân vật chị Dậu
* Chị Dậu thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ nông dân, vừa giàu tình yêu thương, vừa có sức sống tiềm tàng mạnh mẽ.
(Ngô Tất Tố)
Em có nhận xét gì về tính cách của chị?
Tìm hiểu ý nghĩa nhan đề đoạn trích
Em hiểu thế nào về nhan đề Tức nước vỡ bờ đặt cho đoạn trích? Đặt tên như vậy có thoả đáng không? Vì sao?
=>Sức chịu đựng của con người có hạn. Khi bị đàn áp quá mức, người ta không còn chịu nhịn nhục được nữa, họ sẽ phản kháng. Đặt tên cho đoạn trích như vậy là hoàn toàn thỏa đáng, vì nó thể hiện được nội dung của đoạn trích.
Tìm hiểu giá trị nội dung tác phẩm
Nhà văn Nguyễn Tuân đã nói rằng, với Tắt đèn, Ngô Tất Tố đã “xui người nông dân nổi loạn”. Em hiểu như thế nào về nhận xét đó? Qua đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” hãy làm sáng tỏ ý kiến của Nguyễn Tuân.
=>Tác phẩm “Tắt đèn”, đặc biệt là nội dung đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” đã khẳng định một hiện thực có áp bức có đấu tranh, khẳng định chân lí : Con đường sống của quần chúng bị áp bức chỉ có thể là con đường đấu tranh để tự giải phóng, không có con đường nào khác. Khi đưa ra chân lí này, chẳng khác nào Ngô Tất Tố đã chỉ cho những người nông dân bị áp bức bóc lột nặng nề dưới thời thực dân phong kiến một con đường duy nhất để tự giải phóng, đó là con đường vùng dậy đấu tranh chống lại sự tàn bạo của bọn thống trị
Tiết 9,10 – Văn bản:
TỨC NƯỚC VỠ BỜ
I.Tìm hiểu chung:
II. Đọc- hiểu văn bản:
1. Nội dung:
2. Nghệ thuật:
- Hình ảnh nhân vật được khắc họa rõ nét (ngoại hình , ngôn ngữ, hành động, tâm lí...)
- Diễn biến các sự việc dồn dập mà vẫn rõ nét, không rối. Tạo tình huống kịch tính “Tức nước vỡ bờ”
- Ngôn ngữ kể chuyện, miêu tả, đối thoại đặc sắc.
(Ngô Tất Tố)
Hãy chứng minh nhận xét của nhà nghiên cứu phê bình văn học Vũ Ngọc Phan : “Cái đoạn chị Dậu đánh với tên cai lệ là một đoạn tuyệt khéo”.
Tiết 9,10 – Văn bản:
TỨC NƯỚC VỠ BỜ
I.Tìm hiểu chung:
II. Đọc- hiểu văn bản:
1. Nội dung:
2. Nghệ thuật:
3. Ý nghĩa:
- Vạch trần bộ mặt tàn ác, bất nhân của xã hội thực dân phong kiến đương thời, phản ánh tình cảnh khốn cùng của người nông dân trong xã hội ấy.
- Thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ nông dân vừa giàu tình yêu thương vừa có sức sống tiềm tàng mạnh mẽ.
(Ngô Tất Tố)
Nêu ý nghĩa văn bản
Tiết 9,10 – Văn bản:
TỨC NƯỚC VỠ BỜ
I.Tìm hiểu chung:
II. Đọc- hiểu văn bản:
III. Tổng kết: (SGK/33)
(Ngô Tất Tố)
Đọc ghi nhớ
Tiết học kết thúc.
Tạm biệt
Giáo viên: Tiến Lê
KIỂM TRA BÀI CŨ
Nêu vài nét về tác giả Nguyên Hồng, về tác phẩm “Những ngày thơ ấu”.
- Nguyên Hồng (1918 - 1982), quê ở Nam Định, là nhà văn của những người cùng khổ , có nhiều sáng tác ở các thể loại tiểu thuyết, kí , thơ.
- Văn bản “Trong lòng mẹ” trích từ chương IV của tập hồi kí “Những ngày thơ ấu”
Tình yêu thương mẹ mãnh liệt của chú bé Hồng được thể hiện như thế nào?
- Trước những lời lẽ mang ý nghĩa cay độc, thái độ giả dối của người cô, bé Hồng đau đớn, phẩn uất đến cực điểm, nhưng chú đã biết kìm nén và vẫn kiên định trong tình cảm thương yêu, kính mến mẹ.
- Sự xúc động bàng hoàng, cả sự dỗi hờn, tủi thân trôi theo dòng nước mắt, bé Hồng vui sướng với những cảm giác tuyệt vời trong lòng mẹ.
Giới thiệu bài mới
Trong thời kì thực dân nửa phong kiến, cuộc sống của những người nông dân cùng khổ bị đoạ đày đến tận cùng và họ có những phản kháng bột phát theo kiểu “Tức nước vỡ bờ”. Hôm nay, ta sẽ tìm hiểu một kiểu phản ứng ấy qua đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” trong tác phẩm “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố
TỨC NƯỚC VỠ BỜ
Tiết 9,10:
(Trích “Tắt đèn”, Ngô Tất Tố)
Tiết 9,10 – Văn bản:
TỨC NƯỚC VỠ BỜ
I.Tìm hiểu chung:
1-Tác giả, tác phẩm:
- Ngô Tất Tố (1893 - 1954), quê ở Bắc Ninh. Ông có nhiều công trình khảo cứu về triết học, văn học cổ có giá trị. Ông còn là một nhà báo, một nhà văn hiện thực xuất sắc. Ông được truy tặng giải thưởng Hồ CHí Minh về văn học nghệ thuật (1996)
- “Tắt đèn” là tác phẩm tiêu biểu nhất của nhà văn. “Tức nước vỡ bờ” trích từ chương XVIII của “Tắt đèn”
(Ngô Tất Tố)
Dựa vào phần chú thích của SGK, em giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm.
Tiết 9,10 – Văn bản:
TỨC NƯỚC VỠ BỜ
I.Tìm hiểu chung:
1.Tác giả, tác phẩm:
2. Đọc văn bản:
3. Chú thích: (SGK/32)
(Ngô Tất Tố)
Hướng dẫn đọc: Chú ý thể hiện tính cách nhân vật trong các câu đối thoại
Đọc các từ khó được chú thích (SGK/ 32)
Tiết 9,10 – Văn bản:
TỨC NƯỚC VỠ BỜ
I.Tìm hiểu chung:
II. Đọc- hiểu văn bản:
1. Nội dung:
a) Nhân vật cai lệ
(Ngô Tất Tố)
Văn bản thuộc phương thức biểu đạt nào? Kể theo ngôi kể nào? Nhân vật chính là ai? Nhân vật phụ là ai?
=>Tự sự; ngôi kể thứ ba; chị Dậu là nhân vật chính; các nhân vật phụ là cai lệ, người nhà lí trưởng, anh Dậu.
Trong các nhân vật phụ, nhân vật nào được nói đến nhiều nhất?
=> cai lệ
Tìm hiểu nhân vật cai lệ
Cai lệ là chức danh gì? Tên cai lệ có mặt ở làng Đông Xá với vai trò gì? Hắn và người nhà lí trưởng xông vào nhà anh Dậu với ý định gì?
=> cai lệ là một tên lính hầu của quan huyện. Hắn đến làng Đông Xá để đốc thúc việc thu thuế. Hắn và người nhà lí trưởng xông vào nhà anh Dậu với ý định bắt vợ chồng anh Dậu phải nộp thuế sưu cho người em đã chết.
Đối với vợ chồng chị Dậu, tên cai lệ có những lời lẽ, hành động như thế nào?
=>Lời lẽ của hắn thô bạo, hách dịch với các từ ngữ xưng hô xấc xược: tự xưng “ông” gọi anh Dậu “thằng kia”: “thằng kia! Ông tưởng mày chết đêm qua, còn sống đấy à?...”; gọi chị Dậu “mày” “Mày định nói cho cha mày nghe đấy à?...”, “Nếu không có tiền nộp sưu...thì ông sẽ dỡ cả nhà mày đi,...”
=>hành động của hắn hung hăng, tàn ác : sầm sập tiến vào, gõ đầu roi song xuống đất, thét, trợn ngược hai mắt, quát giọng hầm hè, giật thừng định trói anh Dậu, đánh tát chị Dậu
Khi đọ sức với chị Dậu, hắn như thế nào?
=> “hắn ngã chỏng quèo ...miệng vẫn nham nhảm thét...”=> thảm hại những vẫn không bỏ thói hung hăng
Tiết 9,10 – Văn bản:
TỨC NƯỚC VỠ BỜ
I.Tìm hiểu chung:
II. Đọc- hiểu văn bản:
1. Nội dung:
a) Nhân vật cai lệ
Cai lệ xông vào nhà chị Dậu với những lời lẽ thô bạo, hách dịch và hành động hung hăng, tàn ác
* Đây là một tên tay sai chuyên nghiệp, tính cách hung bạo dã thú, được khắc hoạ sống động, có giá trị điển hình: hắn là hiện thân sinh động của trật tự thực dân phong kiến đương thời.
(Ngô Tất Tố)
Em có nhận xét gì về tính cách của nhân vật này và sự miêu tả của tác giả?
Tiết 9,10 – Văn bản:
TỨC NƯỚC VỠ BỜ
I.Tìm hiểu chung:
II. Đọc- hiểu văn bản:
1. Nội dung:
b) Nhân vật chị Dậu
(Ngô Tất Tố)
Tìm hiểu nhân vật chị Dậu
Tình cảnh của chị Dậu trong đoạn trích này như thế nào?
=>Chồng ốm, con nhỏ, một mình chị phải lo toan mọi việc.
Trước khi bọn tay sai đến, chị Dậu có cử chỉ thái độ đối với chồng như thế nào?
=> “quạt cháo chóng nguội”, “rón rén bứng một bát lớn đến chỗ chồng nằm”; “chờ xem chồng chị ăn có ngon miệng hay không”
Qua các chi tiết đó thể hiện tính cách gì của chị?
Chị dịu dàng, đằm thắm, hết lòng yêu chồng con.
Tiết 9,10 – Văn bản:
TỨC NƯỚC VỠ BỜ
I.Tìm hiểu chung:
II. Đọc- hiểu văn bản:
1. Nội dung:
b) Nhân vật chị Dậu
- Chị Dậu dịu dàng, đằm thắm, hết lòng yêu thương chồng con.
(Ngô Tất Tố)
Tìm hiểu nhân vật chị Dậu
Khi bọn tay sai xông vào nhà chị Dậu, tình thế của chị như thế nào?
=> Khi bọn tay sai xông vào nhà, chi Dậu lâm vào tình thế nguy ngập, chị buộc phải đối phó để bảo vệ chồng
Phân tích diễn biến tâm lí của chị Dậu
=>Diễn biến tâm lí của chị Dậu :
- Ban đầu, chị hạ mình van xin tha thiết, cố khơi gợi sự từ tâm của “ông cai”, chị gọi hắn là ông và xưng là “cháu”.
- Khi bị đánh, tức quá chị “liều mạng cự lại” ,chị đặt mình ngang hàng để đấu lí với tên cai lệ “Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ!”.
Không đấu lí được, chị ra tay đấu lực “Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem!”
Sự thay đổi thái độ của chị Dậu có chân thực, hợp lí không?
=> Sự thay đổi thái độ của chị rất chân thực và hợp lí, phù hợp với từng tình huống khi phải đối mặt với bọn tay sai để bảo vệ chồng
Tiết 9,10 – Văn bản:
TỨC NƯỚC VỠ BỜ
I.Tìm hiểu chung:
II. Đọc- hiểu văn bản:
1. Nội dung:
b) Nhân vật chị Dậu
- Khi bọn tay sai xông vào nhà, chị đã đối phó để bảo vệ chồng:
+ Ban đầu, chị hạ mình van xin
+ Khi bị đánh, tức quá chị “liều mạng cự lại”, đấu lí với tên cai lệ.
+ Không đấu lí được, bị dồn ép đến bước đường cùng, chị ra tay quật ngã tên cai lệ.
(Ngô Tất Tố)
Theo em, sự thay đổi thái độ của chị Dậu có chân thực, hợp lí không?
=> Sự thay đổi thái độ của chị rất chân thực và hợp lí, phù hợp với từng tình huống khi phải đối mặt với bọn tay sai để bảo vệ chồng
Tiết 9,10 – Văn bản:
TỨC NƯỚC VỠ BỜ
I.Tìm hiểu chung:
II. Đọc- hiểu văn bản:
1. Nội dung:
b) Nhân vật chị Dậu
* Chị Dậu thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ nông dân, vừa giàu tình yêu thương, vừa có sức sống tiềm tàng mạnh mẽ.
(Ngô Tất Tố)
Em có nhận xét gì về tính cách của chị?
Tìm hiểu ý nghĩa nhan đề đoạn trích
Em hiểu thế nào về nhan đề Tức nước vỡ bờ đặt cho đoạn trích? Đặt tên như vậy có thoả đáng không? Vì sao?
=>Sức chịu đựng của con người có hạn. Khi bị đàn áp quá mức, người ta không còn chịu nhịn nhục được nữa, họ sẽ phản kháng. Đặt tên cho đoạn trích như vậy là hoàn toàn thỏa đáng, vì nó thể hiện được nội dung của đoạn trích.
Tìm hiểu giá trị nội dung tác phẩm
Nhà văn Nguyễn Tuân đã nói rằng, với Tắt đèn, Ngô Tất Tố đã “xui người nông dân nổi loạn”. Em hiểu như thế nào về nhận xét đó? Qua đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” hãy làm sáng tỏ ý kiến của Nguyễn Tuân.
=>Tác phẩm “Tắt đèn”, đặc biệt là nội dung đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” đã khẳng định một hiện thực có áp bức có đấu tranh, khẳng định chân lí : Con đường sống của quần chúng bị áp bức chỉ có thể là con đường đấu tranh để tự giải phóng, không có con đường nào khác. Khi đưa ra chân lí này, chẳng khác nào Ngô Tất Tố đã chỉ cho những người nông dân bị áp bức bóc lột nặng nề dưới thời thực dân phong kiến một con đường duy nhất để tự giải phóng, đó là con đường vùng dậy đấu tranh chống lại sự tàn bạo của bọn thống trị
Tiết 9,10 – Văn bản:
TỨC NƯỚC VỠ BỜ
I.Tìm hiểu chung:
II. Đọc- hiểu văn bản:
1. Nội dung:
2. Nghệ thuật:
- Hình ảnh nhân vật được khắc họa rõ nét (ngoại hình , ngôn ngữ, hành động, tâm lí...)
- Diễn biến các sự việc dồn dập mà vẫn rõ nét, không rối. Tạo tình huống kịch tính “Tức nước vỡ bờ”
- Ngôn ngữ kể chuyện, miêu tả, đối thoại đặc sắc.
(Ngô Tất Tố)
Hãy chứng minh nhận xét của nhà nghiên cứu phê bình văn học Vũ Ngọc Phan : “Cái đoạn chị Dậu đánh với tên cai lệ là một đoạn tuyệt khéo”.
Tiết 9,10 – Văn bản:
TỨC NƯỚC VỠ BỜ
I.Tìm hiểu chung:
II. Đọc- hiểu văn bản:
1. Nội dung:
2. Nghệ thuật:
3. Ý nghĩa:
- Vạch trần bộ mặt tàn ác, bất nhân của xã hội thực dân phong kiến đương thời, phản ánh tình cảnh khốn cùng của người nông dân trong xã hội ấy.
- Thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ nông dân vừa giàu tình yêu thương vừa có sức sống tiềm tàng mạnh mẽ.
(Ngô Tất Tố)
Nêu ý nghĩa văn bản
Tiết 9,10 – Văn bản:
TỨC NƯỚC VỠ BỜ
I.Tìm hiểu chung:
II. Đọc- hiểu văn bản:
III. Tổng kết: (SGK/33)
(Ngô Tất Tố)
Đọc ghi nhớ
Tiết học kết thúc.
Tạm biệt
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Lê Thị Mỹ Hạnh
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)