Bài 3. Tức nước vỡ bờ

Chia sẻ bởi Lãnh Thiên Nhi | Ngày 02/05/2019 | 26

Chia sẻ tài liệu: Bài 3. Tức nước vỡ bờ thuộc Ngữ văn 8

Nội dung tài liệu:

Văn bản: Tức nước vỡ bờ
(Trích tắt đèn) Ngô Tất Tố
I. Tìm hiểu chung.
1. Tác giả
Ngô Tất Tố (1894 – 1954) quê ở Bắc Ninh. Ông là một nhà nho, một nhà báo, một học giả, một nhà văn xuất sắc nhất trong trào lưu “văn học hiện thực phê phán”.
Đề tài: chủ yếu viết về hình ảnh người nông dân trước cách mạng tháng và cuộc sống ở nông thôn.
I. Tìm hiểu chung.
2. Tác phẩm.
Thể loại: tiểu thuyết (truyện dài).
Được đăng báo năm 1937, in sách năm 1939.
Nhan đề - câu thành ngữ:
+ nghĩa đen: nước to nên phá vỡ bờ ngăn.
+ nghĩa bóng: mâu thuẫn không được giải quyết -> có phản kháng, đấu tranh.
II. Đọc – hiểu văn bản.
1. Đọc, tóm tắt.
Thuế thân: là thuế đánh vào dân thường, người đàn ông từ 18 đến 60 tuổi thời Pháp cai trị hằng năm phải nộp một khoản thuế.
Sưu: khoản tiền mà người đàn ông là dân thường 18 – 60 tuổi phải nộp.
2. Bố cục.
+Theo trình tự diễn biến sự việc:
- từ đầu -> ngon miệng hay không?
cảnh chị Dậu chăm chồng ốm.
- còn lại. đối mặt với cai lệ và người nhà lí trưởng.
+ Theo tuyến nhân vật:
- Hình ảnh chị Dậu.
- Hình ảnh cai lệ, người nhà lí trưởng.
II. Đọc – hiểu văn bản.
3. Phân tích.
Hoàn cảnh gia đình chị Dậu.
Nhà có 5 miệng ăn, nghèo nhì trong hạng cùng đinh.
Mùa sưu thuế đến, anh Dậu lăn đùng ra ốm.
Chị Dậu cùng 1 lúc giải quyết 3 món nợ:
+ chạy ăn.
+ chạy thuốc.
+ chạy sưu thuế.
Để có 2 đồng 7 hào nộp cho chồng, chị phải bán con, ổ chó, 2 gánh khoai.
Chị Dậu vẫn còn thiếu xuất sưu của người em chồng mới chết năm ngoái, anh Dậu vẫn có thể bị điệu ra đình bất cứ lúc nào.
Tình cảnh thê thảm, đáng thương, nguy cấp, bế tắc vô cùng. Tất cả mọi việc đều đổ dồn lên đôi vai của chị Dậu.
II. Đọc – hiểu văn bản.
3. Phân tích.
b) Cảnh chị Dậu chăm chồng ốm.
Cháo chín quạt cho chóng nguội.
Rón rén bưng một bát lớn đến chỗ chồng nằm.
Ngồi, chờ xem chồng ăn có ngon miệng không.
Thương chồng từ hôm qua nhịn suông và bị đánh đập, hành hạ.
Chị là người phụ nữ đảm đang, dịu dàng, rất mực yêu chồng.
II. Đọc – hiểu văn bản.
3. Phân tích.
c) Cảnh chị Dậu đối mặt với bọn tay sai.
*Hình ảnh bọn tay sai: tên cai lệ và người nhà lí trưởng khi đến nhà chị Dậu.
Nhiệm vụ: làm tay sai – là công cụ đắc lực của chế độ thực dân phong kiến.
Công việc: bắt, trói, điệu ra đình, đánh đập những người thiếu sưu.

- Hành động: + Sầm sập tiến vào với những roi song, tay thước và dây thừng -> vũ khí dùng để đánh trói người.
+ Gõ đầu roi xuống đất, trợn ngược mắt, giật phắt cái thừng trong tay, bịch luôn vào ngực chị Dậu, sấn đến trói anh Dậu.
Hành động hung hăng, thô bạo như một con chó dại, sẵn sàng gây ra tội ác không ghê tay.
II. Đọc – hiểu văn bản.
3. Phân tích.
c) Cảnh chị Dậu đối mặt với bọn tay sai.
*Hình ảnh bọn tay sai: tên cai lệ và người nhà lí trưởng khi đến nhà chị Dậu.
Ngôn ngữ: thét, quát, giọng hằm hè, đe dọa dỡ nhà, trói người.
Xưng hô: gọi anh chị Dậu là “thằng-mày”, xưng là “cha-ông”,
Lời nói thô tục, lỗ mãng, vô văn hóa, hắn dường như không hiểu và không biết nói tiếng người.
Cai lệ là một tên tay sai độc ác, tán tận lương tâm, mặt người dạ thú.
II. Đọc – hiểu văn bản.
3. Phân tích.
c) Cảnh chị Dậu đối mặt với bọn tay sai.
*Hình ảnh chị Dậu.
- Lúc đầu: + thái độ, hành động: run run, thiết tha, vội vàng đặt con xuống chạy đến đỡ lấy tay hắn.
+ lời nói: xưng hô “cháu – ông”
Ban đầu, chị Dậu đã cố kìm nén, nhún nhường, nhẫn nhục chịu đựng, kể cả bị chửi mắng, bị sỉ nhục. Bởi tình thế lúc đó chị chỉ biết thiết tha cầu xin. Trước mặt chị là 2 tên tay sai hung bạo nhân danh người nhà nước, còn anh Dậu đang là kể có tội. Bản năng của người nông dân là phải nhịn nhục, tránh mọi sự va chạm với người nhà nước.


II. Đọc – hiểu văn bản.
3. Phân tích.
c) Cảnh chị Dậu đối mặt với bọn tay sai.
*Hình ảnh chị Dậu.
- Sau đó: chị liều mạng cự lại.
+ Đấu lí: “chồng tôi đau ốm, các ông không được phép hành hạ.’’
-> chị đã đưa ra một đạo lí tự nhiên, nguyên tắc tối thiểu của đại lí làm người cùng cáo đanh thép đưa chị lên ngang hàng với đối phương “tôi – ông”.
“ Mày trói chồng bà đi, bà cho mày xem”.
-> cách xưng hô hoàn toàn thay đổi “mày – bà” đã đưa chị lên tư thế của kẻ bề trên, đè bẹp uy thế của đối phương với lời thách thức đầy quyết liệt.





II. Đọc – hiểu văn bản.
3. Phân tích.
c) Cảnh chị Dậu đối mặt với bọn tay sai.
*Hình ảnh chị Dậu.
- Sau đó: chị liều mạng cự lại.
+ Đấu lực: - Với cai lệ: túm cổ, ấn dúi ra cửa, khiến hắn ngã chỏng quèo.
- Với người nhà lí trưởng: nắm được gậy, giằng co, du đẩy nhau, áp vào vật nhau.
-> Tình thế hoàn toàn đảo ngược bằng nghệ thuật miêu tả sinh động. Nó diễn tả chị Dậu vừa ra tay đã nhanh chóng biến 2 tên tay sai hung hãn trở thành những kẻ bị trừng trị một cách thảm hại.
II. Đọc – hiểu văn bản.
4. Nhận xét chung.
Chị Dậu vốn là người hiền lành, nhẫn nhục, nhún nhường nhưng khi bị áp bức, dồn đến bước đường cùng ta thấy chị không hề yếu đuối, chỉ biết sợ hãi mà đã dám vùng lên chống lại cường quyền áp bức với 1 sức sống tiềm tạng mạnh mẽ, với 1 tinh thần phản kháng quyết liệt. Hành động của chị Dậu thể hiện 1 quy luật tự nhiên “Tức nước vỡ bờ”.
Câu nói của chị Dậu ở phần kết văn bản còn thể hiện một thái độ sống mạnh mẽ, một tư thế làm người tuyệt đẹp. Đó là không chịu sống quỳ, dám vùng lên đấu tranh, thoát khỏi sự áp bức.
III. Tổng kết
1. Giá trị nội dung.
Giá trị hiện thực:
+ phản ánh tình cảnh khốn khổ, bị áp bức nặng nề bởi sưu cao thuế nặng của người nông dân.
+ phản ánh bộ mặt xấu xa, tàn ác của bọn tay sai thực dân.
Giá trị nhân đạo.
+Ngợi ca vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ giàu tình yêu thương và có sức sống mạnh mẽ.
+ Tố cáo, phê phán tội ác dã man của bọn tay sai.
+ Bày tỏ niềm cảm thương của tác giả đối với nỗi thống khổ của người nông dân.
III. Tổng kết
2. Giá trị nội dung.
- Nghệ thuật khắc họa nhân vật rõ nét thông qua ngôn ngữ, hành động, tính cách.
- Nghệ thuật miêu tả linh hoạt, sống động.
- Ngôn ngữ kể chuyện, đối thoại của nhân vật đặc sắc.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lãnh Thiên Nhi
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)