Bài 3. Thực hiện tính toán trên trang tính

Chia sẻ bởi Hà Văn Việt | Ngày 25/10/2018 | 29

Chia sẻ tài liệu: Bài 3. Thực hiện tính toán trên trang tính thuộc Tin học 7

Nội dung tài liệu:

Tuần: 08 Ngày soạn: 29 – 09 - 2014
Tiết: 15 Ngày dạy: 06 - 10 - 2014

Bài 3: THỰC HIỆN TÍNH TOÁN TRÊN TRANG TÍNH (tt)

I. MỤC TIÊU:
Kiến thức: HS nắm được các thao tác để tính toán bằng cách sử dụng các công thức
Kỉ năng: HS biết cách nhập các công thức thông thường và công thức chứa địa chỉ để tính toán trong chương trình bảng tính
Thái độ: HS hiểu được tính năng ưu việt của chương trình bảng tính là tính toán, ưu điểm của việc sử dụng công thức chứa địa chỉ so với việc sử dụng công thức thông thường.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: máy vi tính, đĩa mềm, máy chiếu, màn chiếu
Học sinh: bảng phụ, máy vi tính.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định: (1’) 7A1: ……./………..
2. Kiểm tra bài cũ: xen kẽ lúc học bài mới
3. Bài mới:

Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung ghi bảng

Hoạt động 1: SỬ DỤNG ĐỊA CHỈ TRONG CÔNG THỨC (20 phút)





GV: địa chỉ của một ô là gì?


GV: Trong các công thức tính toán với dữ liệu có trong các ô, dữ liệu đó thường được cho thông qua địa chỉ của các ô (hoặc hàng, cột hay khối)
GV: lấy VD để HS dễ hình dung
GV: cách nhập công thức có chứa địa chỉ ô cũng tương tự như việc nhập các công thức thông thường
GV: trình bày ví dụ trên bảng tính

GV: ô A1 có dữ liệu số là 12, ô B1 có dữ liệu số là 8. Nếu muốn tính trung bình cộng thì em có thể nhập công thức nào?
GV: ta còn có thể sử dụng địa chỉ trong công thức?



GV: nếu ta thay dữ liệu trong ô A1 là 10 quan sát sự thay đổi của hai ô vừa gõ công thức và rút ra nhận xét?

GV: Ưu điểm của việc sử dụng công thức chứa địa chỉ so với việc sử dụng công thức thông thường?





HS: địa chỉ của một ô là cặp tên cột và tên hàng mà ô đó nằm trên.

HS: lắng nghe







HS: =(12+8)/2

HS: =(A1 + B1)/2



HS: địa chỉ của ô có công thức =(12+8)/2 vẫn không thay đổi, còn địa chỉ của ô có công thức =(A1 + B1)/2 thay đổi kết quả

HS: sử dụng công thức chứa địa chỉ thì kết quả sẽ tự động được cập nhật qua mỗi lần thay đổi số liệu ở các ô có liên quan.
HS: nhanh và chính xác.
Bài 3: THỰC HIỆN TÍNH TOÁN TRÊN TRANG TÍNH (tiếp)

3. Sử dụng địa chỉ trong công thức
- Địa chỉ của một ô là cặp tên cột và tên hàng mà ô đó nằm trên.
VD: A1, H6…
- Trong các công thức tính toán với dữ liệu trong các ô, dữ liệu đó thường được cho thông qua địa chỉ của các ô.
- VD: ô A1 có dữ liệu số là 12; ô B1 có dữ liệu số là 8. Gõ công thức:
=(A1 + B1)/2 ( 10

Hoạt động 2: CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM (10 phút)


GV: chiếu lên màn hình các câu hỏi trắc nghiệm, gọi HS trả lời, sau khi HS chọn phương án giáo viên nháy vào nút kết quả, máy tính sẽ báo kết quả, nếu sai giáo viên yêu cầu HS làm lại bằng cách chọn phương án khác




HS: quan sát và trả lời các câu hỏi trắc nghiệm của GV



Hoạt động 3: CỦNG CỐ - BÀI TẬP (10 phút)


GV: yêu cầu HS làm bài tập 1 - > 4 trang 24 SGK theo nhóm

GV: Gọi HS trả lời bài 1?

GV: từ đâu có thể biết một ô chứa công thức hay chứa dữ liệu








GV: Nêu lợi ích của việc sử dụng địa chỉ ô tính trong công thức



GV: yêu cầu HS làm bài 4

HS: thảo luận theo nhóm


HS: vì thiếu dấu =

HS: nháy chọn ô tính. Nếu ô tính chứa dữ liệu thì nội dung trong ô tính và trong thanh công thức giống nhau; nếu ô tính chứa công thức thì thanh công thức hiển thị công thức, còn ô tính hiển thị kết quả. Nếu ô tính chứa công
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hà Văn Việt
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)