Bài 3. Tế bào

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Hoa | Ngày 01/05/2019 | 39

Chia sẻ tài liệu: Bài 3. Tế bào thuộc Sinh học 8

Nội dung tài liệu:

KIỂM TRA BÀI CŨ
? Cơ thể người có cấu tạo như thế nào?
Nêu sơ lược chức năng của một số hệ cơ quan trong cơ thể?
Bài 3 - TẾ BÀO
I - Cấu tạo tế bào
? Một em hãy nhắc lại cấu tạo của tế bào thực vật?
Tế bào gồm: vách tế bào, màng sinh chất, tế bào chất, nhân.
Từ mục “Em có biết”: Em hãy nhận xét hình dạng,
kích thước của tế bào?
Tế bào của cơ thể người có nhiều hình dạng và
kích thước khác nhau.
* Hình dạng:
Hình đĩa: Tế bào hồng cầu.
Hình cầu: Tế bào trứng.
Hình sao, hình nhiều cạnh: Tế bào xương, tế bào thần kinh.
Hình trụ: Tế bào lót xoang mũi.
Hình sợi: Tế bào cơ.
* Kích thước:
Lớn nhất: Tế bào trứng (Có đường kính 0,15 – 0,25 mm).
Nhỏ nhất: Tế bào tinh trùng (dài 0,06 mm).
- Dài nhất: Tế bào thần kinh.
Mặc dù khác nhau về hình dạng và kích thước song các tế
bào đều có cấu tạo thống nhất.
? Một em lên chỉ tranh và nêu cấu tạo của tế bào điển hình?
- Tế bào gồm:
+ Màng sinh chất.
+ Chất tế bào (có lưới nội chất, ti thể, thể gôngi, trung thể,
ribôxôm).
+ Nhân (gồm nhiễm sắc thể, nhân con).
- Tế bào gồm:
+ Màng sinh chất.
+ Chất tế bào (lưới nội chất, ribôxôm, ti thể, bộ máy gôngi, trung thể).
+ Nhân (NST, nhân con).
Bài 3 - TẾ BÀO
I - Cấu tạo tế bào
? Từ kiến thức đã khai thác, so sánh tế bào thực vật với tế bào động vật và người có những đặc điểm nào giống nhau?
Đều gồm các thành phần cấu tạo giống nhau và
đều có kích thước nhỏ.
Từ những đặc điểm giống nhau ta có thể khẳng định:
Sinh vật có cấu tạo thông nhất và có chung nguồn gốc.
? Ngoài những đặc điểm giống nhau, tế bào thực vật
với tế bào động vật và người còn có những
đặc điểm nào khác nhau?
Tế bào thực vật: màng có vách tế bào bằng Xenlulơz nên cứng,
lạp thể phát triển, không bào rất to.
Tế bào động vật và người: màng và chất nguyên sinh rất mềm,
không có lục lạp, không bào nhỏ.
Từ những đặc điểm khác nhau đã nêu cho thấy:
- Từ một gốc chung, sinh vật phát triển theo hai hướng:
+ Thực vật: Thích nghi với lối sống tự dưỡng nhờ có lục lạp.
+ Động vật: Thích nghi với lối dị dưỡng do không có lục lạp,
lấy chất hữu cơ sẵn có làm thức ăn.
II - Chức năng của các bộ phận trong tế bào.
? Màng sinh chất có vai trò gì?
? Chất tế bào có vai trò gì?
? Lưới nội chất và bộ máy gôngi có vai trò gì ?
? Nêu vai trò của ribôxôm?
? Ti thể có vai trò như thế nào?
? Trung thể có vai trò như thế nào?
? Nêu vai trò của nhân trong hoạt động sống của tế bào?
Nhân gồm những bào quan nào?
Vai trò của các bào quan trong hoạt động sống của tế bào?
(SGK – 11)
? Hãy giải thích mối quan hệ thống nhất về chức năng
giữa màng sinh chất, chất tế bào và nhân?
Các bộ phận trong tế bào luôn có sự phối hợp hoạt động để tế bào thực hiện chức năng sống, thể hiện như sau:
* Màng sinh chất: giúp tế bào thực hiện trao đổi chất với môi trường ngoài (Lấy vào các chất, thải ra các chất).
* Chất tế bào: Là nơi thực hiện rao đổi chất bên trong tế bào.
* Nhân: điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào, đóng vai trò quan trọng trong di truyền.
III - Thành phần hoá học của tế bào
? Kể tên các thành phần hoá học chính có trong tế bào?
- Gồm chất hữu cơ (prôtein, gluxxit, lipit, axit nuclêic) và
chất vô cơ (các loại muối khoáng).
Prôtein có N là nguyên tố hoá học đặc trưng cho chất sống.
Phân tử prôtêin rất lớn, chứa đến hàng ngìn nguyên tử.
Prôtêin là thành phần cơ bản của cơ thể, có trong tất cả các tế bào.
Gluxit là những hợp chất loại đường bột.
Trong cơ thể gluxit tồn tại dưới dạng đường glucôzơ
(Có ở máu) và glicôzen (Có ở gan và cơ).
Lipit ở mặt dưới da và nhiều cơ quan, lipit là chất dự trữ
của cơ thể.
- Axit nuclêic (ADN, ARN), chủ yếu có trong nhân tế bào.
? Các chất hoá học cấu tạo nên tế bào có mặt ở đâu?
Có trong tự nhiên.
? Tại sao trong khẩu phần ăn của mỗi người cần có đủ:
Prôtêin, lipit, gluxit, vitamin, muối khoáng?
Ăn đủ các chất để xây dựng tế bào.
IV - Các hoạt động sống của tế bào
TẾ BÀO
Trao đổi chất


Lớn lên ? Phân chia

Cảm ứng
Năng lượng cho cơ thể hoạt động
Cơ thể lớn lên và sinh sản
Cơ thể phản ứng với kích thích
CO2 và các chất bài tiết
Nước và muối khoáng
Oxi
Chất hữu cơ
Kích thích
MÔI TRƯỜNG
CƠ THỂ
? Cơ thể lấy thức ăn từ đâu?
? Thức ăn được biến đổi và chuyển hoá như thế nào trong cơ thể?
? Cơ thể lớn lên được do đâu?
? Ngoài khả năng trao đổi chất, lớn lên và phân chia,
tế bào còn có khả năng nào?
? Giữa tế bào và cơ thể có mối quan hệ như thế nào?
? Tế bào có những hoạt động sống nào?
IV - Các hoạt động sống của tế bào
Hoạt động sống của tế bào gồm:
+ Trao đổi chất
+ Lớn lên
+ Phân chia
+ Cảm ứng.
? Lấy ví dụ để thấy mối quan hệ giữa chức năng của tế bào
với cơ thể và môi trường?
- Tay bị nóng → Tế bào cảm ứng → Rụt tay lại.
- Ăn cơm → Thức ăn biến đổi thành chất dinh dưỡng → Tế bào → Tế bào trao đổi chất → Cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động …
? Từ mối quan hệ trên cho biết chức năng của
tế bào trong cơ thể là gì?
Thực hiện trao đổi chất và năng lượng, cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động sống của cơ thể.
Ngoài ra, sự phân chia của tế bào giúp cơ thể lớn lên tới giai đoạn trưởng thành có thể tham gia vào quá trình sinh sản.
Như vậy, mọi hoạt động sống của cơ thể đều liên quan đến hoạt động sống của tế bào.
Đánh giá
1. Nơi tổng hợp prôtêin

2. Vận chuyển các chất trong tế bào
3. Tham gia hoạt động hô hấp và giải phóng năng lượng

4. Cấu trúc quy định sự hình thành prôtêin
5. Thu nhận, tích trữ, phân phối sản phẩm
tổng hoạt động sống của tế bào

c
a
b
e
d
Lựa chọn nội dung ở cột B sao cho phù hợp với cột A
? Hãy chứng minh tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể?
Chức năng của tế bào là thực hiện sự trao đổi chất và năng lượng cho mọi hoạt động sống của cơ thể.
Ngoài ra, sự phân chia của tế bào giúp cơ thể lớn lên khi tới giai đoạn trưởng thành có thể tham gia vào quá trình sinh sản.
Tế bào tiếp nhận kích thích giúp có thể phản ứng lại kích thích của môi trường (sự cảm ứng). Do vậy, mọi hoạt động sống của cơ thể đều liên quan đến hoạt động sống của tế bào. Chính vì thế tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể.
Dặn dò
Học bài
- Đọc mục"em có biết"
- Chuẩn bị bài Mô
+ Mô là gì? Có những loại mô nào?
+ Kẻ và tìm hiểu trước bảng:
Màng sinh chất
? Giúp tế thực hiện trao đổi chất
Màng sinh chất có cấu trúc kép, gồm 2 lớp phôtpholipit,
các phân tử phôtpholipit của 2 lớp này có đuôi axit béo hướng vào nhau, tạo nên 1 màng không thấm.
Tuy nhiên tế bào vẫn có thể trao đổi chất được với môi trường là nhờ kênh dẫn prôtêin vắt qua màng,
các prôtêin cũng tạo ra ỗ màng để cho nước và một vài loại phân tử các chất hoà tan có kích thước nhỏ có thể lọt qua.
Riboxom
? Nơi tổng hợp prôtêin
Ti thể
? Tham gia hoạt động hô hấp giải phóng năng lượng
- Ti thể có có hình que, hình các hạt hay chuỗi các hạt.
Ti thể tham gia vào quá trình chuyển hoá các chất trong tế bào, là nơi tập trung hệ thống các enzim, các prôtêin cung cấp năng lượng cho tất cả các quá trình hoạt động của tế bào.
Trong tế bào có rất nhiều ti thể.
Lưới nội chất và bộ máy Gôngi
Lưới nội chất
Bộ máy Gôngi
Màng của lưới nội chất tạo nên các kênh dẫn,
và xoang, phân bố rộng khắp và vận chuyển các chất trong tế bào.
Trên lưới nội chất có ribôxôm
Màng ở bộ máy gôngi có khả năng tạo nên các túi màng, có chức năng thu nhận prôtêin do ribôxôm tạo ra để bao gói, hoạt hoá rồi phân phát tới các bào quan khác, hoặc tập hợp các sản phẩm tiết, các chất cặn bã trong hoạt động sinh lí của tế bào để thải ra ngoài.
Nhiễm sắc thể
+ Nhiễm sắc thể: Là cấu trúc quy định sự hình thành Prôtêin có vai trò quyết định trong di truyền.
Thành phần cơ bản của nhiễm sắc thể trong nhân là AND (Axit đêôxiribônuclêic) đóng vai trò quyết định tính chất sống của tế bào.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Hoa
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)