Bài 3. Chuyển động đều - Chuyển động không đều

Chia sẻ bởi Nguyễn Đức Thắng | Ngày 29/04/2019 | 31

Chia sẻ tài liệu: Bài 3. Chuyển động đều - Chuyển động không đều thuộc Vật lí 8

Nội dung tài liệu:

Nguyễn Đức Thắng - THCS thị trấn Tân Châu, Tây Ninh
I. ĐỊNH NGHĨA Trang bìa
Trang bìa:
KIỂM TRA BÀI CŨ
Câu hỏi:
KIỂM TRA BÀI CŨ Câu 1: Độ lớn của vận tốc cho biết điều gì? Câu 2: Viết công thức tính vận tốc. Giải thích các kí hiệu và đơn vị của các đại lượng. Câu 3 Thế nào là chuyển động đều? Độ lớn của vận tốc cho biết sự nhanh, chậm của chuyển động. Trong đó: v là vận tốc s là quãng đường đi được t là thời gian để đi hết quãng đường đó I. ĐỊNH NGHĨA
Mục 4:
1. Định nghĩa:
Chuyển động của trục bánh xe trên quãng đường DF là chuyển động đều hay không đều? Vì sao? Vận tốc: 0,017 0,05 0,083 0,11 0,11 (m/s) Chuyển động đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn không đổi theo thời gian. Chuyển động không đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn thay đổi theo thời gian. 2. Một số ví dụ:
Câu hỏi: Nêu một số ví dụ thực tế về chuyển động đều, chuyển động không đều? Trả lời: 3. Câu 2:
Trong các chuyển động sau đây, chuyển động nào là đều?
a) Chuyển động của đầu cánh quạt máy khi quạt đang chạy ổn định.
b) Chuyển động của ôtô khi khởi hành.
c) Chuyển động của xe đạp khi xuống dốc.
d) Chuyển động của tàu hoả khi vào ga.
II. VẬN TỐC TRUNG BÌNH CỦA CĐ KHÔNG ĐỀU
1. Công thức:
II. VẬN TỐC TRUNG BÌNH CỦA CHUYỂN ĐỘNG KHÔNG ĐỀU Vận tốc trung bình của một chuyển động không đều trên một quãng đường được tính bằng công thức. Trong đó: latex(v_(tb)): vận tốc trung bình s là quãng đường đi được t là thời gian để đi hết quãng đường đó 1. Công thức 2. Ví dụ:
II. VẬN TỐC TRUNG BÌNH CỦA CHUYỂN ĐỘNG KHÔNG ĐỀU 2. Ví dụ Mục 3: C3
C3: Tính độ lớn vận tốc trung bình của trục bánh xe trên mỗi quãng đường từ A đến D Tóm tắt: latex(s_(AB)=0,05m) latex(t_(AB)=3s) latex(s_(BC)=0,15m) latex(t_(BC)=3s) latex(s_(CD)=0,25m) latex(t_(CD)=3s) __________ latex(v_(tb AB)) = ?m/s; latex(v_(tb BC)) = ?m/s; latex(v_(tb CD)) = ?m/s Giải Vận tốc trung bình trên mỗi đoạn đường là latex(v_(tb AB) =(s_(AB))/(t_(AB)) = 0.05/3 = 0,017) (m/s) latex(v_(tb BC) =(s_(BC))/(t_(BC)) = 0.15/3 = 0,05) (m/s) latex(v_(tb CD) =(s_(CD))/(t_(CD)) = 0.25/3 = 0,083) (m/s) latex(v_(tb)) trên mỗi đoạn đường tăng dần, vậy xe chuyển động nhanh lên III. VẬN DỤNG
1. Câu 5:
III. VẬN DỤNG Một người đi xe đạp xuống một cái dốc dài 120m hết 30s. Sau đó xe đi tiếp một quãng đường nằm ngang dài 60m trong 24s rồi dừng lại. Tính vận tốc của xe trên quãng đường dốc, quãng đường nằm ngang và trên cả hai quãng đường. Tóm tắt: latex(s_(1)) = 120m latex(t_(1)) = 30s, latex(s_(2)) = 60m, latex(t_(2)) = 24s Tính latex(v_(tb1);v_(tb2);v_(tb)) Giải: Vận tốc trên quãng đường dốc là: latex(v_(tb1) = (s_(1))/ (t_(1))= 120/30 = 4)(m/s) Vận tốc trên quãng đường ngang là: latex(v_(tb2) = (s_(2))/(t_(2))= 60/24 = 2,5)(m/s) Vận tốc trên cả hai quãng đường là: latex(v_(tb) = s/t = (120 60)/(30 24) ≈ 3,3)(m/s) Đáp số: 4m/s, 2,5m/s, 3,3m/s 2. Câu 6:
III. VẬN DỤNG Một đoàn tàu chuyển động trong 5h với vận tốc trung bình là 30km/h. Tính quãng đường đoàn tàu đi được. Tóm tắt: t = 5h latex(v_(tb)) = 30km/h s =?km Giải: Quãng đường đoàn tàu đi được trong 5h Ta có: latex(v_(tb))=latex(s/t) => s = latex(v_(tb)).t = 30.5 = 150 (km) Đáp số: 150 km IV. CỦNG CỐ
1. Bài 1:

A. 50km/h
B. 48km/h
C. 60km/h
D. 15m/s
Bài 1: Tay đua xe đạp Trịnh Phát Đạt trong đợt đua tại thành phố Huế (1 vòng đua từ cầu Tràng Tiền đến đường Trần Hưng Đạo qua cầu Phú Xuân về đường Lê Lợi dài 4 km). Trịnh Phát Đạt đua 15 vòng mất thời gian là 1,2 giờ. Vận tốc của tay đua Trịnh Phát Đạt trong đợt đua đó là: 2. Bài 2:

A. 20km/h và 30km/h
B. 30km/h và 50km/h
C. 40km/h và 20km/h
D. 20km/h và 60km/h
Bài 2: Hai ô tô chuyển động thẳng đều khởi hành đồng thời ở 2 địa điểm cách nhau 20km. Nếu đi ngược chiều thì sau 15 phút chúng gặp nhau. Nếu đi cùng chiều sau 30 phút thì chúng đuổi kịp nhau. Vận tốc của hai xe đó là: V. DẶN DÒ
1. Hướng dẫn về nhà:
HƯỚNG DẪN HỌC TẬP Đối với bài học tiết này: - Học thuộc phần ghi nhớ SGK - Làm các bài tập SBT: 3.1 - 3.5; 3.7; 3.8; 3.10 - Hướng dẫn làm bài 3.7 Từ latex(v_(tb)=(s_(1) s_(2))/(t_(1) t_(2)) => latex(1/(v_(tb))=(t_(1) t_(2))/(s_(1) s_(2))=(t_(1))/s (t_(2))/s=1/(v_(1)) 1/(v_(2)) Đối với bài học tiết sau: - Xem lại khái niệm lực. - Xem trước cách biểu diễn lực. 2. Cảm ơn :
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Đức Thắng
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)