Bài 29. Luyện tập đưa các yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận

Chia sẻ bởi Hồ Thị Thu Trang | Ngày 03/05/2019 | 32

Chia sẻ tài liệu: Bài 29. Luyện tập đưa các yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận thuộc Ngữ văn 8

Nội dung tài liệu:

LUYỆN TẬP ĐƯA CÁC YẾU TỐ
TỰ SỰ VÀ MIÊU TẢ
VÀO BÀI VĂN NGHỊ LUẬN
Ngữ văn 8
TIẾT CT:120 Tuần CM: 31
1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: CSBM báo cáo tình hình soạn bài.
2. Kiểm tra miệng:
HS1 câu 1: Yếu tố tự sự và miêu tả khi đưa vào bài văn nghị luận phải ntn? (10 đ)
Đáp án câu 2: HS trả lời đúng với yêu cầu câu hỏi.
3. Bài mới:
Đáp án câu 1: - Yếu tố tự sụ và miêu tả giúp cho việc trình bày luận cứ trong bài văn nghị luận rõ ràng, cụ thể, sinh động, có sức thuyết phục hơn.
- Đưa yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận làm rõ luận điểm nhưng không được phá vỡ mạch lạc nghị luận của bài văn.
HS2 câu 2: Sưu tầm một số đoạn văn nghị luận có yếu tố tự sự và miêu tả để phân tích tác dụng. (10 đ)
I. Kiến thức cần nhớ
1.Trong baøi vaên nghò luaän miêu tả -töï söï laø caùc yeáu toá keát hôïp , coù theå ñöôïc söû duïng ñeå laøm cho laäp luaän theâm rõ ràng, cụ thể, sinh động vaø có sức thuyết phục hơn.

2. Yêu cầu khi đưa các yếu tố Tự sự- Miêu tả vào bài văn nghị luận:
Xác định vừa đủ các yếu tố sao cho không thừa, không thiếu.
Các yếu tố Tự sự- Miêu tả chỉ dùng với mục đích làm rõ luận điểm, luận cứ và không phá vỡ mạch lạc nghị luận của bài văn.
II. Luyện tập .
1.Định hướng làm bài
- Thể loại: Nghị luận giải thích
- Vấn đề cần nghị luận: Chạy đua theo mốt không phải là người học sinh có văn hóa.

2. Xác định luận điểm:
- Sử dụng luận điểm a,b,c,e.
- Luận điểm (d) có thể sửa thành: “ Nhà trường đang phát động phong trào ủng hộ, giúp đỡ các bạn có hoàn cảnh khó khăn và đồng bào vùng bị thiên tai.”
-Bổ sung LĐ: Giải thích về trang phục, mốt...
3. Sắp xếp các luận điểm
Mở bài:
Vai trò của trang phục- biểu hiện của văn hóa-> nêu vấn đề
Hoặc:- Tình hình thực tế tại trường(lớp) -> nêu vấn đề
B. Thân bài
Trang phục là một trong những yếu tố quan trọng thể hiện văn hóa của con người nói chung, của học sinh trong nhà trường nói riêng.
Mốt trang phục là những trang phục theo kiểu cách, hình thức mới nhất, hiện đại, tiên tiến nhất. Mốt thể hiện trình độ phát triển và đổi mới của trang phục. Trang phục theo mốt thời đại, một phần chứng tỏ con người có hiểu biết, lịch sự, văn hóa.
Nhưng chạy theo mốt của xã hội nói chung, trong nhà trường nói riêng lại là vấn đề cần phải xem xét, bàn bạc kỹ.
4. Nhiều bạn cho rằng chạy theo mốt mới thể hiện là người hiện đại, văn minh, có văn hóa.
5. Chạy theo mốt có nhiều tác hại: vừa mất nhiều thời gian, tốn kém tiền bạc, lơ là việc học tập, tu dưỡng, dễ chán nản vì không có điều kiện thỏa mãn, dễ mắc khuyết điểm, coi thường bạn bè,người khác vì không theo kịp mốt thời đại.
6. Học sinh có văn hóa không chỉ là người học sinh chăm ngoan, học giỏi... mà trong trang phục cần phải giản dị, gọn gàng, đẹp đẽ, phù hợp với lứa tuổi, hình dáng cơ thể, phù hợp với điểu kiện và truyền thống dân tộc.
7. Bạn cần suy nghĩ, lựa chọn trang phục sao cho đạt những yêu cầu trên nhưng quyết không đua đòi, chạy theo mốt trang phục thời thượng.
C. Kết bài
-Tự nhận xét về trang phục của bản thân và nêu hướng phấn đấu
-Lời khuyên các bạn chạy theo mốt hãy nghĩ lại.

4. Vận dụng yếu tố Tự sự- Miêu tả.
Đoạn văn 1:
b. Đoạn văn 2:
5. Bài tập 5(SGK- T 126)
Viết đoạn văn trình bày một luận điểm trong dàn bài.
4. Câu hỏi, bài tập củng cố:
Câu 1: Việc đưa các yếu tố miêu tả, tự sự vào bài văn nghị luận có tác dụng gì?
Đáp án câu 1: Làm cho lập luận thêm rõ ràng, cụ thể, sinh động và có sức thuyết phục.
5.Hướng dẫn hs tự học:
- Đối với bài học ở tiết học này:
+ Tự ôn tập kiến thức về văn tự sự, văn miêu tả, văn nghị luận. Xác định các yếu tố tự sự, miêu tả, nghị luận trong mỗi loại văn bản đó.
+ Làm dàn bài chi tiết cho bài văn nghị luận.
+ Tìm những yếu tố tự sự, miêu tả có thể đưa vào bài văn nghị luận. Xác dịnh mục đích của việc sử dụng các yếu tố đó.
+ Xác định vai trò của các yếu tố miêu tả và tự sự trong bài văn nghị luận sẽ viết.
+ Hoàn thành một đoạn văn nghị luận theo dàn bài.
- Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: Viết bài tập làm văn số 7.
+ Chuẩn bị các đề SGK

Hẹn gặp lại!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hồ Thị Thu Trang
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)