Bài 29. Luyện tập đưa các yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Cảnh | Ngày 02/05/2019 | 21

Chia sẻ tài liệu: Bài 29. Luyện tập đưa các yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận thuộc Ngữ văn 8

Nội dung tài liệu:

Tiết 120: Tập làm văn:


LuyÖn tËp ®­a c¸c yÕu tè tù sù vµ miªu t¶ vµo bµi v¨n nghÞ luËn
A. Ôn tập lí thuyết:
Hai yếu tố yếu tố tự sự và miêu tả giúp cho việc trình bày luận cứ trong bài văn được rõ ràng, cụ thể sinh động hơn và do đó có sức thuyết phục mạnh mẽ hơn.
Các yếu tố tự sự và miêu tả được dùng làm luận cứ phải phục vụ cho việc làm rõ luận điểm và không phá vỡ mạch lạc văn bản nghị luận của bài văn.
Tiết 120 – LUYỆN TẬP ĐƯA CÁC YẾU TỐ TỰ SỰ VÀ MIÊU TẢ VÀO BÀI VĂN NGHỊ LUẬN
B. Luyện tập:
* Đề bài:
Trang phục và văn hóa.
? Y?u t? t? s? v� miờu t? cú vai trũ nhu th? n�o v� du?c dựng l�m gỡ trong b�i van t? s?
Một số hình ảnh về trang phục
A. Ôn tập lí thuyết:
Tiết 120 – LUYỆN TẬP ĐƯA CÁC YẾU TỐ TỰ SỰ VÀ MIÊU TẢ VÀO BÀI VĂN NGHỊ LUẬN
B. Luyện tập:
* Đề bài:
Trang phục và văn hóa.
1. Định hướng làm bài:
Tình huống:
Một số bạn đang đua đòi theo những lối ăn mặc không lành mạnh, không phù hợp với lứa tuổi học sinh, truyền thống văn hóa của dân tộc và hoàn cảnh gia đình. Em hãy viết một bài nghị luận để thuyết phục các bạn đó thay đổi cách ăn mặc cho đúng đắn hơn.
- Kiểu bài: Nghị luận giải thích
- Vấn đề nghị luận: trang phục của học sinh và văn hoá. Chạy đua theo mốt không phải người học sinh có văn hoá.
? Tình huống bên thuộc kiểu bài gì? Nêu vấn đề cần nghị luận?
Tiết 120 – LUYỆN TẬP ĐƯA CÁC YẾU TỐ TỰ SỰ VÀ MIÊU TẢ VÀO BÀI VĂN NGHỊ LUẬN
A. Ôn tập lí thuyết:
B. Luyện tập:
* Đề bài:
Trang phục và văn hóa.
1. Định hướng làm bài:
a, Gần đây, cách ăn mặc của một số bạn có nhiều thay đổi, không còn giản dị, lành mạnh như trước nữa.
b, Việc chạy theo các “mốt” ăn mặc ấy có nhiều tác hại (làm mất thời gian của các bạn, ảnh hưởng xấu đến kết quả học tập, gây tốn kém cho cha mẹ).
c, Các bạn lầm tưởng rằng ăn mặc như vậy sẽ làm cho mình trở thành người “văn minh”, “sành điệu”.
d, Nhà trường đang phát động phong trào chống sử dụng ma tuý và ủng hộ đồng bào vùng bị thiên tai.
e, Việc ăn mặc phải phù hợp với thời đại nhưng cũng cần phải lành mạnh, phù hợp với truyền thống văn hoá của dân tộc, với lứa tuổi, hoàn cảnh sống
- Trong các luận điểm trên em nên chọn những luận điểm nào để đưa vào bài viết?
2. Xác lập luận điểm:
- Khi làm bài văn nghị luận việc xác định luận điểm là quan trọng vì nó tập trung làm nổi bật vấn đề nghị luận.
- Không được đưa ra luận điểm thừa.
* Mở bài: Có thể chọn 1 trong 2 cách sau:
- Nêu vai trò của trang phục và văn hóa, vai trò của mốt đối với xã hội, con người nói chung.
- Nêu thực trạng trong lớp hiện nay về vấn đề mốt trang phục và văn hóa để từ đó giải thích về trang phục đối với học sinh.
* Kết bài:
Tự nhận xét về trang phục bản thân và hướng phấn đấu.
Lời khuyên đối với các bạn đang chạy theo mốt.
A. Ôn tập lí thuyết:
Tiết 120 – LUYỆN TẬP ĐƯA CÁC YẾU TỐ TỰ SỰ VÀ MIÊU TẢ VÀO BÀI VĂN NGHỊ LUẬN
B. Luyện tập:
* Đề bài:
Trang phục và văn hóa.
1. Định hướng làm bài:
2. Xác lập luận điểm:
3. Sắp xếp luận điểm:
?.Cần sắp xếp các luận điểm đã chọn như thế nào để bài viết có bố cục ràng mạc, hợp lí, chặt chẽ, thuyết phục người đọc ( người nghe)
- S?p x?p lu?n di?m: a ? c ? e ? b
* Hoạt động nhóm: 7phút
? Hãy hệ thống các luận điểm đã lựa chọn thành dàn ý phần
thân bài
* Thân bài.
- Trang phục là một trong những yếu tố quan trọng thể hiện văn hoá của con người nói chung, của học sinh nói riêng.
- Mốt trang phục là những trang phục theo kiểu cách, hình thức mới nhất, hiện đại, tân tiến nhất. Mốt thể hiện trình độ phát triển và đổi mới của trang phục. Trang phục theo mốt thời đại, , do vậy chững tỏ một phần của con người hiểu biết, lịch sự, có văn hoá.
- Nhưng chạy theo mốt trang phục lại là vấn đề cần xem xét lại, cần bàn bạc kĩ lưỡng.
+ Cho rằng chạy theo mốt như thế mới chính là con người văn minh, sành điệu, có văn hoá.
+ Chạy theo mốt rất tai hại, vì mất thời gian, tốn kém tiền bạc, lơ là học tập tu dưỡng, đễ chán nản vì không có điều kiện thoả mãn, dễ mắc khuyết điểm,dễ coi thường bạn bè, người khác…cho đó là lạc hậu vì không mốt, chưa mốt…
- Người học sinh có văn hoá không chỉ là học giỏi, chăm, ngoan… mà trong cách trang phục cần phải giản dị mà đẹp, phù hợp với lứa tuổi, hình dáng cơ thể, phù hợp với truyền thống trang phục của dân tộc.
- Bởi vậy bạn cần phải suy tính, lựa chọn trang phục sao cho đạt yêu cầu trên nhưng nhất quyết không nên và không thể đua đòi, chạy theo mốt trang phục.
A. Ôn tập lí thuyết:
Tiết 120 – LUYỆN TẬP ĐƯA CÁC YẾU TỐ TỰ SỰ VÀ MIÊU TẢ VÀO BÀI VĂN NGHỊ LUẬN
B. Luyện tập:
1. Định hướng làm bài:
2. Xác lập luận điểm:
3. Sắp xếp luận điểm:
Sắp xếp luận điểm khoa học sẽ làm cho bài văn nghị luận chặt chẽ, rành mạch.
4. Vận dụng yếu tố tự sự và miêu tả:
? Sắp xếp các luận điểm có vai trò gì trong bài văn nghị luận
4. Vận dụng yếu tố tự sự và miêu tả:
? Có nên đưa yếu tố tự sự và miêu tả vào trong quá trình lập luận của mình không? Vì sao?
Nên vận dụng hai yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận vì các yếu tố tự sự, miêu tả làm cho luận chứng trở nên sinh động, luận điểm được chứng minh rõ ràng cụ thể
Câu hỏi
Tìm những yếu tố tự sự, miêu tả trong đoạn văn SGK?

a, Có bạn trút bỏ chiếc áo sơ mi trắng để mặc vào một chiếc áo phông loè loẹt, trước ngực loằng ngoằng hàng dãy chữ nước ngoài và sau lưng là hình ảnh của một bộ phim đang “ăn khách”, một hình ảnh vừa thiếu đứng đắn lại vừa hoàn toàn không phù hợp với lứa tuổi thiếu niên. Có bạn đòi mua bằng được chiếc quần bò đắt tiền để diện đến trường, nhưng đó lại là chiếc quần xé gấu và thủng gối. Lại có bạn quên cả việc học tập, suốt ngày dán mắt vào màn hình máy vi tính để đắm đuối với các trò chơi điện tử. Hôm qua, ở cổng trường, chút nữa là tôi không nhận ra một bạn của lớp mình. Bên dưới mái tóc nhuộm một đường đỏ hoe, và bên trên đôi giày to cao quá khổ là chiếc áo đen ngắn ngủn bó chặt lấy thân mình (mặc dù bạn vốn là người gầy nhỏ) và chiếc quần trắng ống rộng lùng thùng. Sự ăn mặc của các bạn sao lại thay đổi nhiều đến thế!
b, Hình như các bạn vẫn cho rằng ăn mặc như thế mới tỏ ra là người “văn minh”, “sành điệu”. Và có lẽ các bạn vẫn tưởng rằng sự “sành điệu”, “văn minh” ấy sẽ làm cho mình trở thành con người “thức thời” hơn, “hiện đại” hơn. Những bộ quần áo ấy sẽ làm cho các bạn có thể hãnh diện ngẩng cao đầu trước mọi người. Nhưng các bạn có nhớ lớp kịch Ông Giuốc- đanh mặc lễ phục mà chúng ta mới học không? Cái ông trưởng giả Giuốc- đanh kia hăm hở đặt may lễ phục, vì ông ta tưởng rằng hễ mặc được một bộ lễ phục quý tộc là mình sẽ có ngay cái sang của nhà quý tộc, còn “cứ bo bo giữ kiểu áo quần trưởng giả thì đời nào được gọi là ông lớn”. Nhưng do không biết thế nào mới đúng là sang trọng, Ông Giuốc- đanh đã biến mình thành trò cười với bộ quần áo may hoa lộn ngược và ngắn cũn cỡn (vì bị ăn bớt vải). Ông ta còn bị đám thợ phụ lột cả cái áo ngắn lẫn chiếc quần cộc mặc khi tập kiếm. Vậy thì sự sang trọng, cả sự “sành điệu”, “văn minh” nữa, có phải là được làm nên nhờ vào việc đua theo “mốt” này “mốt” nọ đâu!
Y?u t? t? s?
+ Nhờ lớp kịch vừa học: Ông Giuốc- đanh mặc lễ phục.
+ Ông trưởng giả đặt may lễ phục.
+ Ông tưởng hễ mặc lễ phục quý tộc là sẽ có cái sang của nhà quý tộc;
+ Ông tự biến mình thành trò cười.
+ Ông còn bị tên thợ may và đám thợ phụ lột cả….
Yếu tố miêu tả
+ Hãnh diện ngẩng cao đầu;
+ Hăm hở đặt may.
+ Bo bo giữ kiểu quần áo trưởng giả thì đời nào được gọi là ông lớn.
+ Bộ quần áo may hoa lộn ngược và ngắn cũn cỡn;
+ Đám thợ phụ lột cả cái áo lẫn chiếc quần cộc mặc khi tập kiếm.
A. Ôn tập lí thuyết:
Tiết 120 – LUYỆN TẬP ĐƯA CÁC YẾU TỐ TỰ SỰ VÀ MIÊU TẢ VÀO BÀI VĂN NGHỊ LUẬN
B. Luyện tập:
1. Định hướng làm bài:
2. Xác lập luận điểm:
3. Sắp xếp luận điểm:
4. Vận dụng yếu tố tự sự và miêu tả:
Viết đoạn văn: Triển khai luận điểm phần thân bài.
b. Việc chạy theo các “mốt” ăn mặc ấy có nhiều tác hại (làm mất thời gian của các bạn, ảnh hưởng xấu đến kết quả học tập, gây tốn kém cho cha mẹ).
e. Việc ăn mặc phải phù hợp với thời đại nhưng cũng cần phải lành mạnh, phù hợp với truyền thống văn hoá của dân tộc, với lứa tuổi, hoàn cảnh sống
Không đưa vào những câu văn thừa (có nội dung không sát với luận điểm).


Xác lập luận điểm
Sắp xếp luận điểm
Viết đoạn văn nghị luận có yếu tố tự sư và miêu tả
Tiết 120
LUYỆN TẬP ĐƯA CÁC YẾU TỐ TỰ SỰ VÀ MIÊU TẢ
VÀO BÀI VĂN NGHỊ LUẬN
- Việc xác định luận điểm là quan trọng vì nó tập trung làm nổi bật vấn đề nghị luận trong bài văn nghị luận.
- Không được đưa ra luận điểm thừa.
Sắp xếp luận điểm khoa học sẽ làm cho bài văn nghị luận chặt chẽ, rành mạch.
Hướng dẫn về nhà
Học bài
Hãy viết đoạn văn nghị luận (từ 8 đến 10 câu) có sử dụng yếu tố miêu tả và tự sự về chủ đề học tập.
Chuẩn bị tiết sau viết bài tập làm văn số 7 (thời gian 90 phút).
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Cảnh
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)