Bài 29. Hợp đồng

Chia sẻ bởi Nguyễn Văn Trãi | Ngày 07/05/2019 | 19

Chia sẻ tài liệu: Bài 29. Hợp đồng thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

TRƯỜNG THCS NGUYỄN VĂN QUY
HỘI THI TUYÊN TRUYỀN GIỚI THIỆU SÁCH
CHI ĐỘI 8A6
Năm học: 2016- 2017
Học sinh: Trần Thị Út Chị
GVCN: Nguyễn Trãi
Kính thưa Ban giám khảo, quý thầy cô cùng các bạn học sinh thân mến!
Em tên: Trần Thị Út Chị
Thuộc chi đội 8A6
Hôm nay đến cuộc thi này em xin gửi tới Ban giám khảo, quý thầy cô cùng các bạn học sinh lời chúc sức khỏe và lời chào trân trọng nhất.
Như chúng ta đã biết Văn minh Trung Hoa là nền văn minh xuất hiện sớm nhất trên thế giới với hơn 4000 năm phát triển liên tục. Có thể nói văn minh Trung Hoa là cái nôi của văn minh nhân loại. Bên cạnh phát minh, phát kiến về khoa học, văn minh Trung Hoa còn là nơi sản sinh ra nhiều học thuyết triết học lớn có ảnh hưởng đến nền văn minh Châu Á cũng như toàn thế giới.
Nét đặc trưng của triết học Trung Hoa là có xu hướng đi sâu giải quyết những vấn đề thực tiễn chính trị - đạo đức của xã hội với nội dung bao trùm là vấn đề con người, xây dựng con người, xã hội lý tưởng và con đường trị nước. Trong số các học thuyết triết học lớn đó phải kể đến trường phái triết học Nho giáo.
Nho giáo xuất hiện rất sớm, lúc đầu nó chỉ là những tư tưởng hoặc trí thức chuyên học văn chương và lục nghệ góp phần trị nước. Đến thời Khổng Tử đã hệ thống hoá những tư tưởng và tri thức trước đây thành học thuyết. Nho giáo rất phát triển ở các nước châu Á là Trung Hoa, Nhật Bản, Triều Tiên, và Việt Nam.
Theo Nho giáo mọi thành viên trong xã hội đều bị trói buộc bởi Ngũ Thường gồm Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín. Ngũ Thường quy định hành vi ứng xử của con người nó phản ánh hai mặt của cuộc sống hiện thực là quan hệ gia đình và quan hệ xã hội.
Trong những phạm trù đạo đức ấy, chữ “Nhân” (人 ) được Khổng Tử đề cập nhiều nhất và được coi là nguyên lý đạo đức cơ bản, quy định bản tính con người trong quan hệ giữa người và người từ gia tộc đến xã hội. Để hiểu hơn về chữ “Nhân” Chi đội 8A6 tuyên truyền cuốn “Luận về chữ Nhân tác giả Huyền Cơ” trong tủ sách Ngũ thường.
Mặt trước mặt sau của cuốn sách
Kính thưa Ban giám khảo, quý thầy cô.
Cuốn sách gồm 171 trang, có màu hồng trên cùng của cuốn sách được in trên nền vàng là dòng chữ Tủ sách ngũ thường, bên dưới là chữ Nhân viết bằng tiếng Hán nền tròn màu đen, kế đó là dòng chữ Luận về chữ Nhân được in
màu vàng riêng chữ Nhân được in theo kiểu khảm trai rất nổi bật, phía dưới bên phải chữ nhỏ là tên tác giả Huyền Cơ, dưới cùng là dòng chữ Nhà xuất bản Thời Đại. Phía sau cuốn sách cũng được in chữ Nhân bằng tiếng Hán màu trắng nền đen và dòng chữ Luận về chữ Nhân màu vàng trắng với giá 51.000 đồng cùng Nhà sách Văn Chương.
Cuốn sách có khổ 14 x 20 cm, in tại công ty Nguyễn Việt Hưng số 79, 81 Nguyễn Xí – P 26- Q Bình Thạnh TP Hồ Chí Minh, in xong và nộp lưu chiểu quý IV năm 2012.
Nội dung của cuốn sách từ trang 5 đến trang 170, gồm 21 phần nhỏ, phần đầu là lời Dẫn nhập phần cuối là phần Uy hậu biết lo cho dân.
Tư tưởng về đức nhân: Nhân là phạm trù "hạt nhân” trong học thuyết của Nho giáo, được xem là tư tưởng xuyên suốt của trường phái này.
Cũng trong triết học Trung Hoa Nhân bao gồm chữ Nhân đứng kết hợp với chữ nhị có Nghĩa là đạo làm người .Như vậy, Nhân theo nghĩa hẹp là một phẩm chất đạo đức cụ thể, cơ bản và nền tảng của con người.
Theo nghĩa rộng, Nhân bao gồm mọi đức của con người như Lễ, Nghĩa, Trí, Tín, Hiếu, Trung..., đây là những phẩm chất có ý nghĩa bao trùm lên mọi đức tính.
Nhân là đạo làm người, là cách cư xử của mình đối với người, là yêu người, là bác ái. Nhân là quy phạm nguyên tắc đạo đức chủ yếu nhất có tính phổ biến nhằm chi phối ràng buộc con người trong việc tu dưỡng hoàn thiện đạo đức của mình.
Nhân được biểu hiện qua những việc làm cụ thể của con người như cung kính với bề trên, nhân nhượng với người dưới, trung thực với người xung quanh, quan trọng hơn cả là lòng yêu thương con người.
Nếu làm trái với những điều đó thì đều là làm trái với đức nhân. Qua đó để khẳng định Nhân là đạo đức của con người, là hành vi ứng xử, là cách đối nhân xử thế giữa người với người.
Cho nên sách Nho định nghĩa: "Nhân là người và yêu người. Yêu người bắt đầu từ mình đến người gắn với mình cho đến quốc gia, xã hội, đây là Tình, là Hiếu, là Trung, là Nhân ái". Nếu Nhân chỉ là yêu người thôi thì hoàn toàn chưa đủ.
Nhân còn là yêu người một cách vô tư không gượng ép, đó là bản tính vốn có của con người. Từ Nhân mới nảy sinh ra các đức khác, Nhân là gốc để sinh ra Hiếu, Lễ, Trí, Tín... Ngược lại các đức ấy lại hội tụ ở Nhân. Như vậy Nhân là phạm trù bao quát và toàn diện nhất.
Chữ Nhân trong luận thuyết Ngũ thường của Khổng Tử “Nhất Nhân”, chữ Nhân không phải tự nhiên được đứng đầu, các bậc hiền triết xưa có cái lý cả. Nhân chính là kết tinh của Ngũ thường, bởi nếu biết giữ chữ Tín, cái nghĩa con người, biết giữ Lễ với nhau thì hẳn chúng ta mới hoàn thiện được cái Nhân, nếu mà một trong bốn đạo kia mà chưa giữ vẹn thì quả chữ Nhân cũng khó mà hoàn thiện được.
Vì vậy, Nhân có mối quan hệ chặt chẽ mật thiết với các đức khác. Chẳng hạn Nhân với Nghĩa trong đó Nhân thể hiện lòng thương người thì Nghĩa là trách nhiệm thực hiện tình cảm đó. Muốn thực hiện điều Nhân phải có ý chí sắt đá vì vậy đức Nhân có quan hệ biện chứng với Trí, Tín, Dũng...
Trải qua hơn một nghìn năm Phong kiến, Việt Nam là đất nước chịu nhiều ảnh hưởng của các tư tưởng Phật giáo, Lão giáo..., trong đó chịu ảnh hưởng sâu sắc nhất của tư tưởng Nho giáo. Ngay từ khi Nho giáo xâm nhập vào Việt Nam, nó đã thích nghi và phát triển mạnh mẽ. Từ xưa đến nay,
Nho giáo ảnh hưởng rất sâu sắc đến nhiều mặt trong đời sống xã hội Việt Nam, trong đó có sự nghiệp Giáo dục và đào tạo con người Việt Nam. Cũng cùng chữ Nhân nhưng người Trung Hoa và người Việt có những suy tư và hành xử khác nhau. Trong các bậc thang giá trị tinh thần, Việt Nam đề cao chữ Nhân, kết hợp chặt chẽ Nhân với Nghĩa, Nhân với Đức, bất nhân, bất nghĩa đồng nghĩa với thất đức.
Nguyễn Trãi từng diễn tả quan niệm Nhân Nghĩa của người Việt - đối lập với cường bạo, nâng lên thành cơ sở của đường lối trị nước và cứu nước. “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân. Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”. Người có lòng Nhân muốn yên dân phải trừ bạo tất cả do dân, vì dân.
Kính thưa Ban giám khảo, quý thầy cô cùng các bạn học sinh thân mến!
Chữ Nhân không thể thiếu trong mỗi chúng ta, em hi vọng rằng cuốn sách này được nhiều người đón đọc trong thư viện trường THCS Nguyễn Văn Quy. Cuối cùng em xin chúc Ban giám khảo, quý thầy cô lời chúc sức khỏe, chúc hội thi thành công tốt đẹp. Trân trọng kính chào!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Văn Trãi
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)