Bài 29. Câu hỏi và bài tập tổng kết chương II: Nhiệt học

Chia sẻ bởi Bùi Nguyễn Duy Thuận | Ngày 29/04/2019 | 53

Chia sẻ tài liệu: Bài 29. Câu hỏi và bài tập tổng kết chương II: Nhiệt học thuộc Vật lí 8

Nội dung tài liệu:

TRƯỜNG THCS BÌNH NGỌC
GIÁO VIÊN:TRẦN NHƯ ĐỒNG
Câu hỏi:
1.Khi nào ta nói vật có cơ năng? Có mấy dạng cơ năng?
Trả lời:
1.Khi vật có khả năng sinh công, ta nói vật có cơ năng. Có hai dạng cơ năng: thế năng và động năng.
I.KIẾN THỨC CƠ BẢN
Câu hỏi:
2.Thế nào là sự bảo toàn cơ năng? Nêu ví dụ về sự chuyển hoá từ dạng cơ năng này sang dạng cơ năng khác.
Trả lời:
2.Động năng có thể chuyển hoá thành thế năng, ngược lại thế năng có thể chuyển hoá thành động năng.
Trong quá trình cơ học, động năng và thế năngcó thể chuyển hoá lẫn nhau, nhưng cơ năng được bảo toàn
Câu hỏi:
3.Các chất được cấu tạo như thế nào?
Trả lời:
3. Các chất được cấu tạo từ những hạt nhỏ bé riêng biệt.
Câu hỏi:
4. Nêu hai đặc điểm của nguyên tử và phân tử cấu tạo nên các chất đã học trong chương 2: Nhiệt học? Cho biết mối quan hệ giữa chuyển động của phân tử và nhiệt độ của vật?
Trả lời:
4.Các nguyên tử, phân tử chuyển động không ngừng . Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách.
Nhiệt độ của vật càng cao thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh.
Câu hỏi:
5. Nhiệt năng của một vật là gì? Có mấy cách có thể làm thay đổi nhiệt năng của một vật?
Trả lời:
5. Nhiệt năng của một vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật.
Nhiệt năng của vật có thể thay đổi bằng hai cách: Thực hiện công và truyền nhiệt.
Câu hỏi:
6.Có bao nhiêu hình thức truyền nhiệt�? Kể tên các hình thức truyền nhiệt đó.
Trả lời:
6.Có ba hình thức truyền nhiệt: dẫn nhiệt, đối lưu, bức xạ nhiệt.
Câu hỏi:
7- Viết công thức tính nhiệt lượng và nêu tên đơn vị của các đại lượng có mặt trong công thức này?
Trả lời:
7- Q= mc.?t
Q: là nhiệt lượng vật thu vào hay tỏa ra.
m: khối lượng của vật đơn vị kg.
?t: độ tăng hoặc giảm nhiệt độ đơn vị 0C.
Câu hỏi:
8- Nêu công thức tính năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu.
Trả lời:
8- Công thức: Q= m.q
m: khối lượng đơn vị kg
Q: nhiệt lượng đơn vị J
Q: năng suất tỏa nhiệt đơn vị J/kg.
Câu hỏi:
9- Viết công thức hiệu suất của động cơ nhiệt.
Trả lời:
9/ H= A/Q
A: là công có ích đơn vị J
Q: là nhiệt lượng do nhiên liệu bị đốt cháy tỏa ra đơn vị J.
H: Hiệu suất đơn vị %
Bài tập:
10- Bài 25.5 trang 34 SBT.
Người ta thả một miếng đồng khối lượng 600g ở nhiệt độ 1000C vào 2,5kg nước. Nhiệt độ khi có sự cân bằng là 300C. Hỏi nước nóng lên thêm bao nhiêu độ, nếu bỏ qua sự trao đổi nhiệt với bình đựng nước và môi trường bên ngoài.
II. VẬN DỤNG
Bài giải
Nhiệt lượng do đồng tỏa ra.
Q1= m1 c1.?t1 = 380x0.6x70
Nhiệt lượng của nước thu vào.
Q 2=m2 c2 .?t2 = 2,5x4200x?t
Theo phương trình cân bằng nhiệt: Q1 = Q2
Suy ra: ?t2= Q1 :m2 c2 = (380x0.6x70):(2,5x4200)
?t2=1,50C
Nước tăng thêm 1,5 0C
Bài tập. 11- Bài 26.3 trang 36 SBT
Người ta dùng bếp dầu hoả để đun sôi 2 lít nước từ 200C đựng trong một ấm nhôm có khối lượng 0,5kg. Tính lượng dầu hoả cần thiết, biết chỉ có 30% nhiệt lượng do dầu toả ra làm nóng nước và ấm.
Lấy nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K và năng suất toả nhiệt của dầu hoả là 46. 106J/kg
Bài giải
Nhiệt lượng cần để đun nóng nước.
Q1= m1 c1.?t=2.4200.80 = 672000(J)
Nhiệt lượng cần đun nóng ấm.
Q 2=m2 c2.?t= 0,5x880x80 = 35200(J)
Nhiệt lượng do dầu tỏa ra để đun ấm nước.
Q= Q1 + Q2 = 707200(J).
Tổng nhi?t lu?ng Qtp do dầu tỏa ra.
Từ công thức tính hiệu suất:H= Q: Qtp.
Suy ra: Qtp= H:Q=(100:30).707200= 2357333(J)
Vì Qtp= mq
Suy ra: m = Qtp:q = 2357333:46000000 = 0,51(kg)
HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
1.Bài vừa học
-Học thuộc các kiến thức trọng tâm trong tiết ôn tập.
-Làm bài tập trong SBT
2.Bài sắp học:"Kiểm tra học kì 2"
- Học kĩ các kiến thức trọng tâm đã ôn tập ở tiết 35 và 36
- Chuẩn bị giấy làm bài, đồ dùng dụng cụ học tập đầy đủ.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Bùi Nguyễn Duy Thuận
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)