Bài 29. Câu hỏi và bài tập tổng kết chương II: Nhiệt học

Chia sẻ bởi Nguyễn Hải Thanh | Ngày 29/04/2019 | 37

Chia sẻ tài liệu: Bài 29. Câu hỏi và bài tập tổng kết chương II: Nhiệt học thuộc Vật lí 8

Nội dung tài liệu:

Nhiệt học
Sự nở vì nhiệt của các chất
Sự chuyển thể của các chất
Ứng dụng
Sự nở vì nhiệt của chất rắn
Sự nở vì nhiệt của chất lỏng
Sự nở vì nhiệt của chất khí
Sự nóng chảy và sự đông đặc
Sự chuyển thể của các chất
Sự bay hơi và sự ngưng tụ
Sự nở vì nhiệt
Sự sôi
Ứng dụng sự nở của các chất
I/ SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CÁC CHẤT

Các chất nở ra khi nóng lên và co lại khi lanh đi.

Các chất rắn, lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. Các nhất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau.

Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn.
Sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng gọi là sự tan chảy.
Sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn gọi là sự đông đặc.
Mọi chất rắn có nhiệt độ nóng chảy riêng.
Trong thời gian nóng chảy, đông đặc nhiệt đô không đổi
1. Sự nóng chảy và sự đông đặc
II/ SỰ CHUYỂN THỂ CỦA CÁC CHẤT
Các chất nóng chảy và đông đặc ở một nhiệt độ xác định. Trong suốt thời gian nóng chảy và đông đặc nhiệt độ của vật không đổi.
Sự chuyển từ thể lỏng sang thể khí gọi là bay hơi
Sự chuyển từ thể khí sang thể lỏng gọi là sự ngưng tụ
Tốc độ bay hơi của chất lỏng phụ thuộc vào nhiệt độ, gió và diện tích mặt thoáng.
2. Sự bay hơi và sự ngưng tụ
Mọi chất lỏng có một nhiệt độ sôi nhất định. Nhiệt độ đó được gọi là nhiệt độ sôi.
Trong suốt quá trình sôi nhiệt dộ không đổi.
3. Sự sôi :
Rắn
Lỏng
Khí
Nóng chảy
Đông đặc
Hóa hơi
Ngưng tụ
SƠ ĐỒ CHUYỂN THỂ CỦA CÁC CHẤT
III/ ỨNG DỤNG
Nhiệt kế - nhiệt giai.

Các khe rãnh của đường ranh tàu lửa, cầu đường.

Công nghiệp. Ví dụ : tra chui dao, rơ-le điện…..

Khinh khí cầu…
Cấu tạo các chất
Nhiệt năng
Các hình thức truyền nhiệt
Công thức tính nhiệt lượng
Phương trình cân bằng nhiệt
Chương II : NHIỆT HỌC 8
Cấu tạo các chất
CÁC CHẤT ĐƯỢC CẤU TẠO NHƯ THẾ NÀO
NGUYÊN TỬ, PHÂN TỬ CHUYỂN ĐỘNG HAY ĐỨNG YÊN
CÁC CHẤT ĐƯỢC CẤU TẠO NHƯ THẾ NÀO
- Các chất được cấu tạo từ các hạt nhỏ riêng biệt gọi là các nguyên tử, phân tử.
- Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách.
NGUYÊN TỬ, PHÂN TỬ CHUYỂN ĐỘNG HAY ĐỨNG YÊN


- Các nguyên tử, phân tử luôn luôn chuyển động hốn độn không ngừng về mọi phía, chuyển động đó gọi là chuyển động nhiệt hỗn loạn, gọi tắt là chuyển động nhiệt hay còn gọi là chuyển động Brao.

- Nhiệt độ của vật càng cao thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh. Đó là cách nói ngược, thực ra ta cần hiểu là: Các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ của vật càng cao.
Nhiệt năng
Nhiệt năng là gì?
Cách làm thay đổi nhiệt năng
Truyền nhiệt
Thực hiện công
Nhiệt năng của một vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật
Các hình thức truyền nhiệt
Dẫn nhiệt
Đối lưu
Bức xạ nhiệt

Sự dẫn nhiệt
Nhiệt năng có thể truyền từ phần này sang phần khác của một vật, từ vật này sang vật khác bằng hình thức dẫn nhiệt.

Tính dẫn nhiệt của các chất

- Chất rắn dẫn nhiệt tốt. trong chất rắn, kim loại dẫn nhiệt tốt nhất.
- Chất lỏng dẫn nhiệt kém (trừ dầu và thuỷ ngân)
- Chất khí dẫn nhiệt kém nhất.
Dẫn nhiệt
Đối lưu là sự truyền nhiệt bằng các dòng chất lỏng và chất khí, đó là hình thức truyền nhiệt chủ yếu của chất lỏng và chất khí.
Đối lưu
Tại sao lớp nước ở dưới được đun nóng lại đi lên phía trên , còn lớp nước lạnh ở phía trên lại đi xuống dưới ?
Do trong lượng của nước nóng nhẹ hơn nên nó nổi lên, trọng lượng riêng của nước lạnh nặng hơn nên nó chìm xuống.
Bức xạ nhiệt

Bức xạ nhiệt là sự truyền nhiệt bằng các tia nhiệt đi thẳng.

Tính hấp thụ bức xạ nhiệt của các vật

- Bức xạ nhiệt có thể xảy ra ở cả trong chân không.
- Tất cả các vật dù nóng nhiều hay nóng ít đều bức xạ nhiệt.
- Vật có bề mặt xù xì, có màu sẫm thì hấp thụ các tia nhiệt tốt hơn và nóng lên nhiều hơn.
Công thức tính nhiệt lượng
Nhiệt lượng là gì ?
công thức tính nhiệt lượng

- Nhiệt lượng là phần nhiệt năng mà vật nhận thêm được hay mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt.

- Nhiệt lượng vật cần thu vào để nóng lên phụ thuộc vào khối lượng, độ tăng nhiệt độ của vật và nhiệt dung riêng của chất làm nên vật.

Công thức tính nhiệt lượng thu vào: Qthu = m.c.(t2 – t1)
Trong đó:
m: khối lượng của vật (kg)
t2: nhiệt độ cuối của vật (0C)
t1: nhiệt độ đầu của vật (0C)
c: nhiệt dung riêng của chất làm nên vật (J/kg.K)
Q: nhiệt lượng thu vào của vật (J)


Phương trình cân bằng nhiệt
Nguyên lý truyền nhiệt
Phương trình cân bằng nhiệt
Khi có 2 vật truyền nhiệt cho nhau thì:
- Nhiệt truyền từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn.
- Sự truyền nhiệt xảy ra cho đến khi nhiệt độ của 2 vật cân bằng nhau thì ngừng lại.
- Nhiệt lượng của vật này toả ra bằng nhiệt lượng của vật kia thu vào.
Qtoả = Qthu.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Hải Thanh
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)