Bài 29. Cả nước trực tiếp chiến đấu chống Mĩ, cứu nước (1965 -1973)

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Mai | Ngày 26/04/2019 | 71

Chia sẻ tài liệu: Bài 29. Cả nước trực tiếp chiến đấu chống Mĩ, cứu nước (1965 -1973) thuộc Lịch sử 9

Nội dung tài liệu:

Nêu những thắng lợi của quân dân ta ở Miền Nam trong chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt"
Kiểm tra bài cũ:
-Quân giải phóng Miền Nam cùng nhân dân đẩy mạnh đấu tranh chống Mĩ với đấu tranh vũ trang, nổi dậy tiến công trên cả ba vùng chiến lược(rừng núi, nông thôn đồng bằng và đô thị) bằng cả ba mũi chính trị,quân sự và binh vận
-2.1.1963,quân dân Miền Nam dành thắng lợi vang dội trong trận Ấp Bắc(Mĩ Tho)
-16.6.1963 một cuộc biểu tình lớn của 70 vạn quần chúng Sài Gòn làm rung chuyển chế độ Sài Gòn
-Lực lượng quân giải phóng liên tiếp mở những chiến dịch tấn công quy mô lớn ,tiêu biểu là chiến dịch Đông Xuân 1964-1965
->Quân dân Miền Nam đã làm phá sản chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”của Mĩ


Chiến lược chiến tranh đặc biệt của Mĩ
Đoàn quân Nam Tiến Phá ấp chiến lược
Anh hùng Nguyễn Văn Trỗi
Hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu
Bài 29:Cả nước trực tiếp chiến đấu chống Mĩ, cứu nước
(1965-1973)
I.Chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh cục bộ của Mĩ”
(1965-1968)
1.Chiến lược “ chiến tranh cục bộ”của Mĩ ở Miền Nam

Câu hỏi thảo luận
Nhóm1:Đế quốc Mĩ đề ra “Chiến tranh cục bộ” trong hoàn cảnh nào?
Nhóm 2:Âm mưu của Đế Quốc Mĩ trong chiến tranh cục bộ là gì?
Nhóm 3:Đưa ra kế hoạch “Chiến tranh cục bộ”Mĩ gặp phải những trở ngại gì?
Nhóm 4:Để thực hiện âm mưu đó Mĩ đã làm gì?
Hoàn cảnh : Chiến lược “ chiến tranh đặc biệt” của Mĩ bị phá sản hoàn toàn
->Mĩ chuyển sang chiến lược “Chiến tranh cục bộ”



Âm mưu:
- Nhanh chóng tạo ra ưu thế về binh lực và hỏa lực có thể áp đảo được chủ lực ta bằng chiến lược quân sự mới “tìm diệt”cố dành lại thế chủ động trên chiến trường.
- Mở rộng và củng cố hậu phương của chúng, lập đội quân “bình định” kết hợp hoạt động càn quét với các hoạt động chính trị và xã hội lừa bịp. Cố thực hiện cho kì được “ mặt trận thứ hai” thực chất là dành lại dân bắt họ trở lại ách kìm kẹp tàn bạo của Mĩ –Ngụy
Những khó khăn của Mĩ khi tiến hành chiến lược “chiến tranh cục bộ”
-Mở rộng chiến tranh xâm lược trong thế thua,thế bị động.
Chiến lược chứa đầy những mâu thuẫn :
+ Mâu thuẫn giữa mục đích chiến tranh là nhằm cứu vãn chế độ thực dân mới với biện pháp xâm lược dựa theo lối thực dân cũ.
+ Vũ khí trang bị hiện đại nhưng tinh thần chiến đấu hoang mang.
+ Mâu thuẫn nội bộ nước Mĩ tăng.
+Đế quốc Mĩ Mâu thuẫn với nhân dân Mĩ và nhân dân thế giới yêu chuộng hòa bình.
+ Mâu thuẫn giữa Mĩ – Ngụy với nhân dân ta ngày càng sâu sắc --> Ngọn lửa căm thù gắn kế chặt chẽ nhân dân hai miền trong sự nghiệp chống Mĩ cứu nước.
+ Quân đội Mĩ và các nước thân Mĩ gặp rất nhiều khó khăn vì điều kiện môi trường, khí hậu, địa hình tại Việt Nam
Mĩ tiến hành chiến lược “chiến tranh cục bộ”
Từ giữa năm 1965 đế quốc Mĩ ồ ạt đưa quân đội viễn chinh và quân đồng minh vào Miền Nam Việt Nam trực tiếp tham gia cuộc chiến tranh.
Dựa vào ưu thế về quân số, vũ khí, phương tiện chiến tranh hiện đại vừa vào Miền Nam chúng đã:
+Mở cuộc hành quân tìm diệt vào căn cứ của quân giải phóng ở Vạn Tường (Quảng Ngãi)
+Mở liên tiếp hai cuộc phản công chiến lược trong hai mùa khô (1965-1966) và (1966-1967)bao gồm hàng trăm cuộc hành quân “Tìm diệt” và “Bình định”
? Chiến lược “chiến tranh cục bộ”và “Chiến tranh đặc biệt”của mĩ ở Miền Nam có điểm gì giống và khác nhau?
*Giống nhau: Là loại hình chiến tranh xâm lược của Đế quốc Mĩ nhằm cứu vãn tình thế ở chiến trường Miền Nam Việt Nam
*Khác nhau:
-Chiến tranh đặc biệt:Là một hình thức chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới của Mĩ được tiến hành bằng quân đội tay sai, do cố vấn Mĩ chỉ huy,dựa vào vũ khí,trang bị kĩ thuật, phương tiện chiến tranh của Mĩ
Chiến tranh cục bộ:Tiến hành bằng lực lượng quân đội Mĩ, quân đông minh và quân đội Sài gòn.Trong đó quân Mĩ giữ vai trò quan trọng và không ngừng tăng lên về số lượng và trang bị

Vụ thảm sát Mĩ Lai
2.Chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ
Từ năm 1965-1967 quân dân Miền Nam đã giành được những thắng lợi nào trên mặt trân quân sự “ chống chiến tranh cục bộ” của Mĩ ?
-Chiến Thắng Vạn Tường (8-1965)
-Chiến thắng mùa khô (1965-1966) và (1966-1967)


? Em hãy trình bày về chiến thắng Vạn Tường?
Lược đồ trận Vạn tường (8-1965)
?Chiến thắng Vạn Tường có ý nghĩa gì?
-Chiến thắng vạn Tường mở đầu cao trào “Tìm Mĩ mà đánh ,lùng ngụy mà diệt” trên khắp miền Nam
-Trận Vạn Tường chứng tỏ rằng: Quân dân miền Nam hoàn toàn có khả năng đánh thắng “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ về mặt quân sự
?Sau chiến thắng Vạn Tường quân và dân ta còn lập được chiến công ở hai mùa khô 1965-1966 và 1966-1967 như thế nào?
Bên cạnh những thắng lợi về mặt quân sự chúng ta đã tiến hành và dành thắng lợi trên mặt trận chính trị như thế nào?
-Nông thôn:Được sự hỗ trợ của lực lượng vũ trang, quần chúng đã đứng lên chống ách kìm kẹp của địch, phá từng mảng “ấp chiến lược”
-Thành thị:Giai cấp công nhân,các tầng lớp nhân dân lao động, học sinh, sinh viên, phật tử, binh sĩ Sài Gòn...đấu tranh đòi Mĩ rút về nước, đòi tự do dân chủ
-Vùng giải phóng được mở rộng, uy tín của mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam được nâng cao trên trường quốc tế
3.Cuộc tổng tiến công và nổi dậy tết Mậu thân (1968)
?vì sao ta chủ trương mở cuộc tiến công và nổi dậy trên toàn Miền nam vào tết Mậu thân (1968)?
-xuất phát từ nhận định so sánh lực lượng thay đổi có lợi cho ta


Trình bày diễn biến cuộc tổng tiến công và nổi dậy (1968)
Cuộc tổng tiến công và nổi dậy được mở đầu bằng cuộc tập kích chiến lược của quân chủ lực vào hầu khắp các đô thị trong đêm 30-rạng sáng 31-1-1968 (đêm giao thừa tết Mậu thân)
-Quân dân ta ở Miền Nam đồng loạt tiến công và nổi dậy ở 37 trong tổng số 44 tỉnh,4 trong số 6 đô thị lớn,64 trong số 242 quận lị, ở hầu khắp các “Ấp chiến lược” các vùng nông thôn
-Tại Sài Gòn, quân giải phóng tiến công đến tận các vị trí đầu não của địch như tòa Đại sứ Mĩ,Dinh Độc lặp, Bộ Tổng tham mưu quân đội Sài Gòn,Đài phát thanh, sân bay Tân Sơn Nhất...
Trình bày ý nghĩa của cuộc tổng tiến công và nổi dậy tết Mậu thân 1968?
-Làm lung lay ý chí xâm lược của quân Mĩ,buộc Mĩ phải tuyên bố “Phi Mĩ hóa” chiến tranh xâm lược (tức thừa nhận thất bại của chiến lược “Chiến tranh cục bộ”
-Chấm dứt không điều kiện chiến tranh phá hoại miền Bắc,chấp nhận đàm phán ở Pa-ri để bàn về chấm dứt chiến tranh
Jonh Son
Kennodi
Nớchxon
Chiến dịch Mậu thân 1968
II.Miền Bắc vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của Mĩ, vừa sản xuất (1965-1968)
1.Mĩ tiến hành chiến tranh không quân và hải quân phá hoại miền Bắc.
?Đế quốc Mĩ tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc nước ta như thế nào?
-5-8-1964,sau khi dựng lên “sự kiện Vịnh Bắc Bộ”,Mĩ cho máy bay ném bom một số nơi ở Miền Bắc
7-2-1965, lấy cớ “trả đũa”việc quân giải phóng miền Nam tiến công doanh trại quân Mĩ ở Plâycu, Mĩ cho máy bay ném bom bắn phá thị xã Đồng Hới (Quảng Bình), đảo Cồn Cỏ (Vĩnh Linh-Quảng Trị)...chính thức gây racuộc chiến tranh bằng không quân và hải quân phá hoại miền Bắc lần thứ nhất
-Mĩ tập trung ném bom các mục tiêu quân sự,các đầu mối giao thông, các nhà máy, xí nghiệp ,các khu đông dân...Chúng ném bom cả trường học, nhà trẻ ,bệnh viện, khu an dưỡng, đền, chùa và nhà thờ...

Sự kiện vịnh Bắc Bộ
Nạn nhân chiến tranh
Sự tàn phá của chiến tranh
Mĩ, Ngụy trong chiến tranh
2.Miền Bắc vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại, vừa sản xuất
Câu hỏi thảo luận:
Nhóm 1: Miền Bắc có những chủ trương gì trong việc thức hiện nhiệm vụ vừa sản xuất vừa chiến đấu?
Nhóm 2: MIền Bắc đã đạt được những thành tích gì trong việc thức hiện nhiệm vụ vừa chiến đấu vừa sản xuất?
Chủ trương:
* Ta chuyển mọi hoạt động từ thời bình sang thời chiến, thức hiện quân sự hóa toàn dân, đào đắp công sự chiến đấu hầm hào phòng tránh
* Triệt để sơ tán, phân tán những nơi đông dân để tránh thiệt hại
* Đẩy mạnh kinh tế địa phương, chú trọng phát triển nông nghiệp đáp ứng nhu cầu của cuộc chiến đấu tại chỗ và đời sông của nhân dân từng địa phương

-> Toàn miền Bắc dấy lên phong trào thi đua chống Mĩ cứu nước
Thành tích
*Thành tích chiến đấu:Trong hơn bốn năm (1964-1968) miền Bắc bắn rơi,phá hủy 3243 máy bay trong đó có 6 máy bay B52, 3máy bay F111;loại khỏi vòng chiến đấu hàng nghìn giặc lái bắn cháy và bắn chìm 143 tàu chiến.Ngày 1-11 -1968 Mĩ tuyên bố ngừng chiến tranh phá hoại miền Bắc
*Trên mặt trận sản xuất:
-Nông nghiệp
-Công nghiệp:
-Giao thông vận tải

Những ngày chiến tranh Mĩ phá hoại
3.Miền Bắc thực hiện nghĩa vụ hậu phương lớn
?Hậu phương Miền Bắc đã chi viện những gì và bằng cách nào cho tiền tuyến Miền Nam?
-Đường Hồ Chí Minh trên bộ và trên biển đã nối liêng hai miền Nam –Bắc trong sự nghiệp chống MĨ
-Từ năm 1965-1968,Miền Bắc đưa vào miền Namtrên 30 vạn cán bộ, bộ đội,hàng chục vạn tấn vũ khí, đạn dược, quân trang,quân dụng, xăng ,dầu, lương thực,...
Ngã ba Đồng Lộc
Đường mòn Hồ Chí MINH lịch sử
III. Chiến đấu chống chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” và “Đông Dương hóa chiến tranh” của Mĩ (1969- 1973)
1. Chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” và “Đông Dương hóa chiến tranh” của Mĩ
? Tại sao đế quốc Mĩ lại tiến hành “Việt Nam hóa chiến tranh” và “Đông Dương hóa chiến tranh”?

*Hoàn cảnh
Sau thất bại của chiến lược chiến tranh cục bộ, Mĩ chuyển sang chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” ở miền Nam Việt Nam và mở rộng chiến tranh ra toàn Đông Dương, thực hiện chiến lược “Đông Dương hóa chiến tranh”
?. Âm mưu của Mĩ trong chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” và “Đông dương hóa chiến tranh” là gì?

Âm mưu và thủ đoạn của Mĩ
- Âm mưu “Dùng người Việt trị người Việt, Dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương” nhưng không bỏ chiến trường này
- Chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” được tiến hành bằng lực lượng quân đội Sài Gòn là chủ yếu có sự phối hợp về hỏa lực và không quân Mĩ, do Mĩ chỉ huy
- Quân đội Sài Gòn được Mĩ sử dụng để mở rộng xâm lược Cam- Pu- Chia (1970), Lào (1971)

Tội ác chiến tranh
Trẻ em trong chiến tranh
2. Chiến đấu chống chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” và “Đông Dương hóa chiến tranh” của Mĩ
?. Nhân dân 3 nước Việt Nam, Lào, Cam –pu – chia đã giành những thắng lợi chung nào trên các mặt trận quân sự và chính trị trong chống chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” và “Đông Dương hóa chiến tranh” của Mĩ (1969- 1973)

* Thắng lợi về chính trị
- Ngày 6- 6 -1969, Chính phủ cách mạng đương thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam ra đời
- Tháng 4, Hội Nghị cấp cao của 3 nước Đông Dương họp để biểu thị quyết tâm đoàn kết chống Mĩ
- Phong tráo đấu tranh chính trị sôi nổi diến ra ở các đô thị lớn: Sài Gòn, Huế, Đà Nẵng
- Nông thôn: Phòng trào “Phá ấp chiến lươc” lên mạnh khắp các vùng nông thôn
* Thắng lợi quân sự
- Từ ngày 30- 4 đến ngày 30-6 -70, quân đội Việt Nam kết hợp với nhân dân Cam- Pu- Chia lập nên chiến thắng lớn ở Đông Bắc Cam- Pu- Chia
- Từ ngày 12-2 đến ngày 23-3-71, chúng ta lập nên chiến thắng đường 9- Nam Lào
Những thắng lợi này có ý nghĩa gì?
-Khảng định sức mạnh của quân và dân ta
-Khảng định tình thần đoàn kết của ba nước Đông Dương trong sự nghiệp chống Mĩ cứu nước


3.Cuộc tiến công chiến lược 1972
Câu hỏi thảo luận
Nhóm1:Cuộc tiến công chiến lược năm 1972 diễn ra như thế nào?
Nhom 2:Ý nghĩa lịch sử của cuộc tiến công đó?
-Từ ngày 30-3 đến cuối tháng 6-1972, ta mở cuộc tiến công chiến lược Cuộc tấn công với qui mô lớn, cường độ mạnh
Từ ngày 30-3 đến cuối tháng 6-1972, ta mở cuộc tiến công chiến lược Cuộc tấn công với qui mô lớn, cường độ mạnh hầu khắp địa bàn chiến lược, ác liệt nhất là ở Quảng Trị và đường Hồ Chí MinhTa chọc thủng ba phòng tuyến mạnh nhất của địch là Quảng Trị, Tây nguyên, Đông Nam Bộ,loại khỏi vòng chiến đấu hơn 20 vạn địch, giải phóng một vùng đất đai rộng lớn
*Ý nghĩa:Ta giáng một đòn nặng nề vào chiến lược”Việt Nam hóa chiến tranh”, buộc mĩ tuyên bố “Mĩ hóa”trở lại chiến tranh xâm lược, thừa nhận sự thất bại của chiến lược “Việt nam hóa chiến tranh

Nhật kí Đặng THùy Trâm
IV.Miền Bắc khôi phục và phát triển kinh tế-văn hóa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại, lần thứ hai của Mĩ
1.miền Bắc khôi phục và phát triển kinh tế- văn hóa
?. Miền Bắc đã đạt được những thành tựu gì trong việc thức hiện nhiệm vụ khôi phục và phát triển kinh tế, văn hóa?
- Về Nông nghiệp:
- Về Công nghiệp:
- Hệ thống giao thông vận tải:
- Về văn hóa, giáo dục, y tế:

2. Miền Bắc vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại, vừa sản xuất làm nghĩa vụ hậu phương
Câu hỏi thảo luận:
Nhóm 1: Em hãy trình bày cuộc chiến tranh phá hoại lần hai của Đế Quốc Mĩ đối với miền Bắc
Nhóm 2: Nêu những thành tích chiến đấu và sản xuất của quân và dân ta trong thời kì này?

- 6/4/1972, chúng bắt đầu ném bom từ Thanh Hóa tới Quảng Bình
- 19/4/1972, Níchxơn tuyên bố chính thức cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ hai đối với miền bắc
- 9/5/1972, chúng tuyên bố phong tỏa cảng Hải Phòng và các cửa sông


Ta
- Chuẩn bị chu đáo với tư thế chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu. Miền bắc chủ động vừa sản xuất vưa chiến đấu
- Từ 18  29/12/1972, ta lập nên “Điện Biên Phủ trên không”Buộc đế quốc Mĩ phải kí hiệp định Paris chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam (27/1/1973)
V. Hiệp định Paris năm 1973 về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam
Câu hỏi thảo luận
- Hiệp định Paris năm 1973 về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam được kí kết trong hoàn cảnh như thế nào?
- Nội dung cơ bản và ý nghĩa lich sử của Hiệp định
* Hoàn cảnh:
Cuộc thương lượng chính thức tại Paris họp ngày 13/5 giữa hai bên đại diện chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và đại diện Chính phủ Hoa Kì; và từ ngày 25/1/1969, giưa bốn bên là Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam (sau đó là Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam), Hoa Kì và Việt Nam Cộng hòa (Chính quyền Sài Gòn)
Nhưng Mĩ đã thất bại trong cuộc tập kích không quân bằng máy bay B52 vào Hà Nội- Hải Phòng trong 12 ngày đêm cuối năm 1972, với ý đồ buộc phía Việt Nam kí dự thảo Hiệp định do Mĩ đưa ra.
Hiệp định Parisvề chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam được kí chính thức ngày 27/1/1973 giữa bốn Bộ trưởng đại diện cho các chính phủ tham dự Hội nghị tại Paris và bắt đầu có hiệu lực từ ngày kí chính thức
* Ý nghĩa
Là kết quả của cuộc đấu tranh kiên cường, bất khuấtcủa quân dân ta ở hai miền đất nước. Với Hiệp định Paris, Mĩ phải công nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân ta, phải rút hết quân về nước. Đó là thắng lợi lịch sử quan trọng, tạo thời cơ thuận lợi để nhân dân ta tiến lên giải phóng hoàn toàn miền Nam.
Hiệp định Pari
Ca khúc Tiến về Sài Gòn
Bài tập
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Mai
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)