Bài 29. An toàn khi sử dụng điện

Chia sẻ bởi Đồng Hoàng Nhung | Ngày 22/10/2018 | 31

Chia sẻ tài liệu: Bài 29. An toàn khi sử dụng điện thuộc Vật lí 7

Nội dung tài liệu:

Thật tiện nghi!
Cuộc sống có điện thật ích lợi, thuận tiện và văn minh. Nhưng nếu sử dụng điện không an toàn có thể gây thiệt hại như cháy, nổ và nguy hiểm tới tính mạng con người. Vậy sử sụng điện như thế nào là an toàn?
BÀI 29: AN TOÀN KHI SỬ DỤNG ĐIỆN
Tay cầm bút thử điện phải như thế nào thì bóng đèn của bút thử điện sáng?
I. Dòng điện qua cơ thể người có thể gây nguy hiểm:
1. Dòng điện có thể đi qua cơ thể người:
Nhớ lại thí nghiệm với bút thử điện ở bài 22
BÀI 29: AN TOÀN KHI SỬ DỤNG ĐIỆN
C1-Tay cầm bút thử điện phải như thế nào thì bóng đèn bút thử điện mới sáng?
Bóng đèn bút thử điện sáng khi đưa đầu của bút thử điện vào lỗ mắc với dây “nóng” của ổ lấy điện và tay cầm phải tiếp xúc với chốt cài hay đầu kia bằng kim loại của bút thử điện.
K
Cầu chì
Công tắc
Lắp mạch điện với mô hình “người điện” như hình 29.1, môt đầu của bóng đèn pin nối với “người điện” vào chốt 1.
Đóng công tắc, chạm đầu 2 vào bất cứ chổ nào của “người điện” và quan sát bóng đèn. Và nhận xét vào câu dưới đây:
1. Dòng điện có thể đi qua cơ thể người:
1
2
1. Dòng điện có thể đi qua cơ thể người:
Dòng điện có thể …………..cơ thể người khi chạm vào mạch điện tại …………vị trí nào của cơ thể.
đi qua
bất kỳ
I. Dòng điện qua cơ thể người có thể gây nguy hiểm:
2. Giới hạn nguy hiểm đối với dòng điện đi qua cơ thể người:
Dòng điện có cường độ trên 10mA đi qua người làm co cơ rất mạnh, không thể duỗi tay ra khỏi dây điện.
Dòng điện có cường độ trên 25mA đi qua ngực gây tổn thương tim.
Dòng điện có cường độ từ 70mA trở lên đi qua cơ thể người, tương ứng với hiệu điện thế 40V trở lên đặt lên cơ thể người sẽ làm tim ngừng đập.
BÀI 29: AN TOÀN KHI SỬ DỤNG ĐIỆN
II. Hiện tượng đoãn mạch và tác dụng của cầu chì:
1. Hiện tượng đoản mạch (ngắn mạch)
Ampe kế chỉ I1
Ampe kế chỉ I2
BÀI 29: AN TOÀN KHI SỬ DỤNG ĐIỆN
Số chỉ Ampe kế : I2 > I1
1. Hiện tượng đoản mạch (ngắn mạch)
K
Cầu chì
Công tắc
+
-
A
Ampe kế
Hiện tượng đoản mạch (ngắn mạch)
BÀI 29: AN TOÀN KHI SỬ DỤNG ĐIỆN
I1 = 2A
I2 = 6A
1. Hiện tượng đoản mạch (ngắn mạch)
K
Cầu chì
Công tắc
+
-
Ampe kế
Hiện tượng đoản mạch (ngắn mạch)
BÀI 29: AN TOÀN KHI SỬ DỤNG ĐIỆN
I1 = 2A
I2 = 6A
I. Dòng điện qua cơ thể người có thể gây nguy hiểm:
II. Hiện tượng đoãn mạch và tác dụng của cầu chì:
1. Hiện tượng đoản mạch (ngắn mạch)
So sánh I1 với I2 và nêu nhận xét:
Khi bị đoản mạch dòng điện trong mạch có cường độ ……………
lớn hơn
BÀI 29: AN TOÀN KHI SỬ DỤNG ĐIỆN
C3-Quan sát sơ đồ mạch điện hình 29.3 và cho biết có hiện tượng gì xảy ra đối với cầu chì khi đoản mạch
2.Tác dụng của cầu chì:
Hình 29.3
C4-Quan sát cầu chì trong hình 29.4 hoặc cầu chì thật. Hãy cho biết ý nghĩa của số Ampe ghi trên mỗi cầu chì?
Hình 29.4
BẢNG 2/67/SGK
0,1A – 1A
C5-Xem lại bảng cường độ dòng điện ở bài 24, cho biết nên dùng cầu chì bao nhiêu Ampe cho mạch điện thắp sáng bóng đèn?
Gợi ý-Trả lời: Với mạch điện thắp sáng đèn, từ bảng cường độ dòng điện ở bài 24 (từ 0,1A đến 1A), thì nên dùng cầu chì có ghi số ..........?......(A)
2. Tác dụng của cầu chì.
BÀI 29: AN TOÀN KHI SỬ DỤNG ĐIỆN
Khi đoản mạch xảy ra với mạch điện hình 29.3, cầu chì nóng lên, chảy, đứt và ngắt mạch.
Ý nghĩa số ampe ghi trên mỗi cầu chì: Dòng điện có cường độ vượt quá giá trị đó thì cầu chì sẽ đứt.
Thí dụ: số ghi trên cầu chì là 1A, có nghĩa cầu chì này sẽ đứt khi cường độ dòng điện qua nó lớn hơn 1A.
Với mạch điện thắp sáng bóng đèn, từ bảng cường độ dòng điện ở bài 24 (từ 0,1 tới 1A), thì nên dùng cầu chì có ghi 1A (tối đa là dùng cầu chì có ghi số 1,2A hoặc 1,5A)
Cầu chì là thiết bị tự động ngắt mạch điện khi dòng điện có cường độ tăng quá mức, đặc biệt khi đoản mạch.
2.Tác dụng của cầu chì:
III. Các qui tắc an toàn khi sử dụng điện
Dưới đây là một số qui tắc an toàn khi sử dụng điện:
Chỉ làm thí nghiệm với các nguồn điện có hiệu điện thế dưới 40V.
Phải sử dụng các dây dẫn có vỏ bọc cách điện.
Mạch điện dân dụng gồm hai dây là dây “nóng” và dây “nguội”. Giữa chúng có hiệu điện thế 220Vvaf dây nguội được nối đất ở trạm phát điện. Vì thế giữa dây nóng và cơ thể người chạm đất có hiệu điện thế 220V và là nguy hiểm với cơ thể người. Không được tự mình chạm vào mạng điện dân dụng và các thiết bị điện nếu chưa biết rõ cách sử dụng.
Khi có người bị điện giật thì không được cham vào người đó mà cần phải tìm cách ngắt ngay công tắc điện và gọi người cấp cứu.
1. Chỉ làm thí nghiệm với nguồn điện có hiệu điện thế …………..
dưới 40V
III. Quy tắc an toàn khi sử dụng điện :
2. Phải sử dụng dây dẫn …………………………
có vỏ bọc cách điện.
Vết bỏng do bị điện giật! Ghê chưa!
Nguy hiểm cho Bé quá !
3. Mạch điện dân dụng gồm hai dây dẫn là dây “nóng” và dây“nguội”.Giữa chúng có U=…...
Không được tự mình chạm vào mạng điện dân dụng và các thiết bị điện nếu ………….……cách sử dụng
220V
chưa biết rõ
III. Quy tắc an toàn khi sử dụng điện :SGK.88
Bao giờ mới hết cảnh này!
4. Khi có người bị điện giật thì …………………… vào người đó mà cần phải tìm cách …………. công tắt điện và ……người cấp cứu.
không được chạm
tắt ngay
gọi
III. Quy tắc an toàn khi sử dụng điện :
4.Khi có người bị điện giật thì…
b) Làm TN với dây dẫn có vỏ bọc cách điện.
Bài 29.4/SBT.30-Những việc làm nào dưới đây đảm bảo an toàn đối với học sinh khi sử dụng điện?
a) Phơi quần áo trên dây điện.
c) Lắp cầu chì phù hợp cho mỗi thiết bị điện.
d) Tự mình sửa chữa mạng điện gia đình.
e) Làm thí nghiệm với pin hoặc acquy.
f) Chơi thả diều gần đường dây tải điện.
C6- Hãy viết một câu cho biết có gì không an toàn điện và cách khắc phục cho mỗi hình 29.5a, b và c.
Hình 29.5
a
b
c
C6-SGK.84
Giải
Hãy viết một câu cho biết có gì không an toàn điện và cách khắc phục cho mỗi hình 29.5a, b và c.
Lõi dây điện có chỗ bị hở, nếu vô ý chạm phải có thể bị điện giật và nguy hiểm.
* Cách khắc phục:
Dùng băng dính cách điện bọc nhiều lớp thật kín lõi dây (trước đó nhớ ngắt điện)
* Viết câu:
C6-SGK:
Giải
Nắp cầu chì ghi 2A lại nối bằng dây chì ghi 10A là quá xa mức qui định, nếu như vậy, khi có sự cố, dòng điện tăng cao có cường độ tới 9A mà dây chì chưa đứt, còn dụng cụ điện dùng cầu chì này có thể bị hỏng.
* Cách khắc phục:
Chỉ dùng dây chì có ghi số 2A để mắc vào nắp cầu chì này.
* Viết câu:
b
C6-SGK:
Giải
Người phụ nữ đang thay hoặc sửa bóng đèn thì em nhỏ lại đóng (hoặc ngắt) công tắc điện, nếu đóng công tắc thì dòng điện có thể đi qua cơ thể người phụ nữ đó và không an toàn điện. Chân người này lại tiếp xúc trực tiếp với sàn nhà là không an toàn.
* Cách khắc phục:
Không được đóng công tắc khi đang sửa điện. Khi sửa điện cần đứng trên một vật ( Dép nhựa, ghế gỗ khô, ghế nhựa,…) để cách điện với đất và sàn nhà.
* Viết câu:
c
AN TOÀN KHI SỬ DỤNG ĐIỆN
Tiết 32
Cơ thể người là một vật dẫn điện. Dòng điện với cường độ 70mA trở lên đi qua cơ thể người hoặc làm việc với hiệu điện thế lớn hơn 40V là nguy hiểm với cơ thể người.
Cầu chì tự động ngắt mạch khi cường độ tăng quá mức, đặc biệt khi đoản mạch.
Phải thực hiện các quy tắc an toàn khi sử dụng điện.
Ghi nhớ
Để chuẩn bị tốt cho tiết học sau, các em hãy:
- Học thuộc ghi nhớ
Làm BT: 29.1, 29.2, 29.3, 29.4, trong SBT trang 30.
Xem trước bài tổng kết chương 3. Điện học
- Làm trước các bài tập ở phần tự kiểm tra trong bài tổng kết chương 3
Đọc phần “ Có thể em chưa biết”
Tiết học đến đây đã hết Chúc Quý Thầy cô sức khoẻ Chúc các em học tập tốt
Khoa học hiện nay đã phân tích tương đối đầy đủ về tác hại của dòng điện vào cơ thể con người. Các trường hợp chấn thương trong sản xuất nói chung thì chấn thương nặng hoặc chết người phần lớn là do bị điện giật. Dòng điện đi qua cơ thể người gây nên phản ứng sinh lý phức tạp như làm hủy hoại bộ phận thần kinh điều khiển các giác quan bên trong của con người, làm tê liệt cơ thịt, sưng màng phổi, hủy hoại cơ quan hô hấp và tuần hoàn. Tác dụng của dòng điện còn tăng lên đối với những người hay uống rượu. Theo tài liệu khảo sát của các nước trên thế giới cho thấy rằng trong tổng số trường hợp tai nạn vì điện giật có 76% trường hợp chết người hoặc thương vong nặng xảy ra ở các mạng điện áp dưới 1.000V và 24% xảy ra ở mạng điện trên 1.000V. Trong đó, các nguyên nhân bị điện giật:
- Chạm trực tiếp vào dây dẫn điện hay các phần có điện chạy qua
- Chạm vào bộ phận bằng kim loại hay vỏ của thiết bị có mang điện áp vì hỏng cách điện
- Tổn thương do điện áp bước xuất hiện ở chỗ bị hỏng cách điện hay chỗ dòng điện đi vào đất
- Bị chấn thương do hồ quang lúc thao tác thiết bị
- Bị chấn thương do cường độ điện trường cao ở trong môi trường hay trạm biến áp siêu cao áp.
Phần lớn các trường hợp bị chấn thương về điện là do chạm phải vật dẫn điện hoặc vật có điện áp xuất hiện bất ngờ và thường xảy ra với người không có chuyên môn. Nguyên nhân chính của tai nạn về điện là do trình độ quản lý chuyên môn chưa tốt, do vi phạm quy trình kỹ thuật an toàn như đóng điện lúc có người đang sửa chữa, thao tác vận hành thiết bị điện không đúng quy trình.
Một số biện pháp cần thiết cho an toàn điện và tổ chức vận hành an toàn:
- Để tránh tiếp xúc với những vật dẫn điện hay phần mạng điện để trần, phần cách điện dễ tiếp xúc, cần phải được rào kỹ, che chắn cẩn thận tránh tiếp xúc.
- Chọn điện áp cho phép và trang bị của các thiết bị điện và chiếu sáng phải được tùy chọn theo loại nhà và tính chất nguy hiểm của điều kiện làm việc.
- Trang bị các phương tiện, dụng cụ bảo vệ cần thiết như: găng tay cao su, giầy, ủng cách điện, kính mắt, mặt nạ, sào cách điện, kìm cách điện, thiết bị thử điện, biển báo hiệu….
- Để tổ chức vận hành an toàn cần thường xuyên kiểm tra, sửa chữa thiết bị, chọn cán bộ kỹ lưỡng, mở các lớp huấn luyện chuyên môn, phân công trực đầy đủ…
Cấp cứu người bị điện giật:
Sơ cứu tai nạn điện giật gồm 2 động tác chính tùy theo hai tình huống sau:
1/ Nếu người bị nặng còn tiếp xúc với dòng điện, người cứu phải nhanh chóng cách ly người bị nạn ra khỏi dòng điện bằng cách ngắt dòng điện hoặc gạt dây điện ra khỏi người bị nạn.
Chú ý: Không để nạn nhân bị điện giật them vì động tác cứu chữa không khéo léo và không để bản thân mình cũng bị điện giật theo. Không được dùng hai tay để trần sờ trực tiếp vào người bị nạn. Khi dùng vật để gạt dây dẫn điện phải dùng các chất không dẫn điện như sào nứa, gậy tre, gỗ khô…
2/ Khi chắc nạn nhân không còn tiếp xúc với dòng điện nữa thì khẩn trương hồi sinh cho người bị nạn bằng xoa bóp tim ngoài lồng ngực và hà hơi thổi ngạt. Trước khi làm hô hấp phải chuẩn bị các việc sau:
- Mở cửa sổ hay mang đến chỗ thông thoáng, nới lỏng áo quần để khỏi cản trở hô hấp
- Nạy miệng nạn nhân lấy các vật trong miệng ra, kéo lưỡi vì lưỡi thường bị tụt sâu bên trong sau khi bị điện giật.
- Đặt nạn nhân nằm ngửa trên giường hay trên mặt đất bằng phẳng, người cấp cứu quỳ gần đầu nạn nhân về phía bên trái hoặc bên phải.
- Dùng ngón tay cái cho vào mồm nạn nhân kéo mạnh hàm dưới ra phía trước và lên trên để tránh không cho lưỡi bịt vào khí quản, dùng ngón cái và ngón trỏ khác bịt mũi nạn nhân để khỏi mất hơi trong khi thổi.
A
Ampe kế
Hinh chuẩn
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đồng Hoàng Nhung
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)