Bài 28. Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954 -1965)

Chia sẻ bởi Nguyễn Văn Hoàng | Ngày 26/04/2019 | 32

Chia sẻ tài liệu: Bài 28. Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954 -1965) thuộc Lịch sử 9

Nội dung tài liệu:

Lịch Sử 9
Kính chào các thầy, cô giáo đến với bài giảng
Lịch Sử 9
Chương VI
VIỆT NAM TỪ NĂM 1954 ĐẾN NĂM 1975
Người thực hiện: Phan Anh Quốc
Đơn vị; Trường THCS Nguyễn Trường Tộ - CưMGar - Đăk Lăk
Lịch Sử 9
Bài 28
XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở MIỀN BẮC, ĐẤU TRANH CHỐNG ĐẾ QUỐC MĨ VÀ CHÍNH QUYỀN SÀI GÒN Ở MIỀN NAM (1954-1965)
Trình bày ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp(1945-1954)?
KIỂM TRA BÀI CŨ
*Ý nghĩa lịch sử:
- Chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược và ách thống trị của thực dân Pháp. Miền Bắc hoàn toàn giải phóng chuyển sang giai đoạn CM XHCN.
- Giáng một đòn nặng nề vào tham vọng xâm lược và nô dịch của CNĐQ, làm tan rã hệ thống thuộc địa cũ, cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
* Nguyên nhân:
-Sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, đường lối chính trị, quân sự đúng đắn.
-Có chính quyền dân chủ nhân dân, có lực lượng vũ trang ba thức quân, có hậu phương vững chắc.
- Có tinh thần đoàn kết liên minh chiến đấu Việt – Miên Lào, được sự giúp đỡ của Liên Xô, Trung Quốc, các nước XHCN và các lực lượng tiến bộ trên thế giới.

ĐÁP ÁN
Bài 28
XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở MIỀN BẮC, ĐẤU TRANH CHỐNG ĐẾ QUỐC MĨ VÀ CHÍNH QUYỀN SÀI GÒN Ở MIỀN NAM(1954-1965) (TIẾT 1)
I. TÌNH HÌNH NƯỚC TA SAU HIỆP ĐỊNH GIƠ-NE-VƠ 1954 VỀ ĐÔNG DƯƠNG.
II. MIỀN BẮC HOÀN THÀNH CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT, KHÔI PHỤC KINH TẾ,CẢI TẠO QUAN HỆ SẢN XUẤT (1954-1960)
I. TÌNH HÌNH NƯỚC TA SAU HIỆP ĐỊNH GIƠ-NE-VƠ 1954 VỀ ĐÔNG DƯƠNG
?Nêu những nét lớn về tình hình nước ta sau hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954?
Đồng bào Hà Nội đón bộ đội vào tiếp quản thủ đô
Quân đội vào tiếp quản thủ đô
Nhân dân Hà Nội Chào mừng trung ương Đảng, chính phủ và chủ tịch Hồ Chí Minh vào tiếp quản thủ đô.







? Nhân dân Hà Nội đã chào đón Trung ương, Chính phủ, Bác Hồ và bộ đội như thế nào?
VĨ TUYẾN 17
Cầu hiền Lương cắt đÔi bờ đất nước
I. TÌNH HÌNH NƯỚC TA SAU HIỆP ĐỊNH GIƠ-NE-VƠ 1954 VỀ ĐÔNG DƯƠNG
- Chiến tranh chấm dứt miền Bắc hoàn toàn giải phóng.
- Nước ta tạm thời bị chia cắt làm hai miền
?Mĩ nhảy vào miền Nam Việt Nam với âm mưu thủ đoạn gì?
I. TÌNH HÌNH NƯỚC TA SAU HIỆP ĐỊNH GIƠ-NE-VƠ 1954 VỀ ĐÔNG DƯƠNG
- Mĩ muốn biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới, căn cứ quân sự của chúng ở Đông Dương và Đông Nam Á
Ngô Đình Diệm
(1901-1963)
Quê ở làng Đại Phong
, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Năm 1920 làm quan dưới triều Nguyễn, năm 1934 do mâu thuẩn với Pháp nên Ngô Đình Diệm từ chức. Năm 1950 được Mĩ đưa sang Mĩ đào tạo chờ ngày về nước làm việc cho chúng. Năm 1954 Ngô Đình Diệm được đưa lên làm thủ tướng sau đó 1 năm lật đổ Bảo Đại lên làm tổng thống. Ngày 1/11/1963Ngô Đình Diệm bị giết
Diệm và quan thầy Mĩ
?Em hiểu thế nào về thuộc địa kiểu mới?
Là nước không bị bọn đế quốc xâm lược quân sự và đặt ách thống trị, nhưng chỉ độc lập trên hình thức, trong thực tế bị lệ thuộc mọi mặt vào một nước tư bản, đế quốc (qua các hình thức hiệp ước, hiệp định, “viện trợ”,”cố vấn”…….
II. MIỀN BẮC HOÀN THÀNH CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT, KHÔI PHỤC KINH TẾ,CẢI TẠO QUAN HỆ SẢN XUẤT (1954-1960)

1/ Hoàn thành cải cách ruộng đất
?Em hiểu thế nào là cải cách ruộng đất?
(cuộc cách mạng này do ai làm? Đánh ai?nhằm mục đích gì?)

Cải cách ruộng đất là cuộc cách mạng của nông dân ở nông thôn do giai cấp công nhân lãnh đạo nhằm đánh đổ chế độ bóc lột của giai cấp phong kiến, thực hiện khẩu hiệu “người cày có ruộng”
?Cải cách ruộng đất được tiến hành khi nào?
- Cách mạng ruộng đất được bắt đầu từ cuối năm 1953 khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp sắp kết thúc, tiến hành làm 5 đợt trong 3 năm (1953-1956) đợt đầu tiến hành trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ở một số xã vùng tự do miền Bắc (như Việt Bắc, Thanh-Nghệ-Tỉnh….) bốn đợt còn lại tiến hành trong thời gian hòa bình.
? Qua 5 đợt cải cách chúng ta đã đạt kết quả gì?
1/ Hoàn thành cải cách ruộng đất
- Sau 5 đợt cải cách ruộng đất đã thu được 81 vạn ha ruộng, 10 vạn trâu bò, 1,8 triệu nông cụ từ tay địa chủ chia cho 2 triệu hộ nông dân.
Nông dân được chia ruộng trong cải cách ruộng đất
?Những hạn chế trong quá trình cải cách ruộng đất?
Qui nhầm những người có công với cách mạng (thuộc tầng lớp trên).
Qui nhầm một số phú nông, cán bộ, bộ đội, đảng viên thành địa chủ.
Đấu tố cả địa chủ kháng chiến.
?Nêu ý nghĩa sau 5 đợt tiến hành cải cách ruộng đất?
1/ Hoàn thành cải cách ruộng đất
- Bộ mặt nông thôn miền Bắc thay đổi, giai cấp địa chủ phong kiến bị đánh đổ, khối liên minh công nông được củng cố.
2/ Khôi phục kinh tế hàn gắn vết thương chiến tranh.
*Thảo luận: ( chia lớp làm 4 nhóm- thời gian 3 phút)
- Nhóm 1-2: Em hãy trình bày tóm tắt những thành tựu mà nhân dân ta đã đạt được trong công cuộc khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh. Từ đó, em hãy lí giải tại sao Đảng và nhà nước ta phải tiến hành nhiệm vụ khôi phục kinh tế và hàn gắn vết thương chiến tranh ngay sau khi kết thúc chiến tranh?
- Nhóm 3-4: Những thành tựu thu được trên đã mang lại ý nghĩa gì?
Đáp án
Nhóm 1-2:
*. Những thành tựu:
- Nông nghiệp: Khai khẩn đất hoang, tu sửa thủy lợi…, cuối năm 1957 sản lượng nông nghiệp vượt mức trước chiến tranh thế giới thư nhất, nạn đói kinh niên bị được đẩy lùi.
- Công nghiệp: Nhà máy cũ hoạt động trở lại, nhà máy mới được xây dựng. Cuối năm 1957 có 97 nhà máy, xí nghiệp do nhà nước trực tiếp quản lý.
- Thủ công nghiệp: Nhiều mặt hàng tiêu dùng được sản xuất, đáp ứng nhu cầu của nhân dân.
- Thương nghiệp: Mậu dịch quốc doanh, hợp tác xã mua bán ngày càng mở rộng và phát triển. Cuối năm 1957 miền Bắc đã đặt mối quan hệ buôn bán với 27 nước.
- Giao thông vận tải: Đường sắt, đường bộ, hải cảng được mở rộng, đường hàng không dân dụng quốc tế được khai thông.
*. Lí giải tại sao Đảng và nhà nước tiến hành khôi phục kinh tế và hàn gắn vết thương chiến tranh:
- Sau chiến tranh nền kinh tế bị tàn phá nặng nề cần phải khôi phục.
- Đời sống nhân dân khó khăn – sự áp bức bóc lột giữa các giai cấp trong xã hội……
- Củng cố an ninh quốc phòng.

Nhóm 3-4:
- Giảm bớt khó khăn cải thiện đời sống nhân dân.
- Tạo tiền đề để chúng ta xây dựng chủ nghĩa xã hội.
- An ninh quốc phòng được giữ vững và củng cố.
2/ Khôi phục kinh tế, hàn
gắn vết thương chiến tranh.
- Nông nghiệp: Khai khẩn đất hoang, tu sửa thủy lợi…, cuối năm 1957 sản lượng nông nghiệp vượt mức trước chiến tranh thế giới thư nhất, nạn đói kinh niên bị được đẩy lùi.
- Công nghiệp: Nhà máy cũ hoạt động trở lại, nhà máy mới được xây dựng. Cuối năm 1957 có 97 nhà máy, xí nghiệp do nhà nước trực tiếp quản lý.
- Thủ công nghiệp: Nhiều mặt hàng tiêu dùng được sản xuất, đáp ứng nhu cầu của nhân dân.
- Thương nghiệp: Mậu dịch quốc doanh, hợp tác xã mua bán ngày càng mở rộng và phát triển. Cuối năm 1957 miền Bắc đã đặt mối quan hệ buôn bán với 27 nước.
- Giao thông vận tải: Đường sắt, đường bộ, hải cảng được mở rộng, đường hàng không dân dụng quốc tế được khai thông.
Nông dân hăng hái sản xuất
Nhà máy trung qui mô ở Hà Nội
Bác Hồ thăm công trường cầu Việt Trì
3. Cải tạo quan hệ sản xuất, bước đầu phát triển kinh tế - văn hóa (1958-1960)
? Em hiểu thế nào là cải tạo quan hệ sản xuất?
Cải tạo quan hệ sản xuất theo con đường xã hội chủ nghĩa là thực hiện nhiệm vụ của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa về quan hệ sản xuất. Nhận thức về cải tạo xã hội chủ nghiã trước kia và hiện nay có sự thay đổi: Trước đây quan niệm cải tạo nhằm xóa bỏ các thành phần kinh tế cá thể và tư nhân dựa trên sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, chỉ để lại hai thành phần kinh tế quốc doanh và hợp tác xã dựa trên hai hình thức sở hữu nhà nước và tập thể về tư liệu sản xuất.
Trong công cuộc đổi mới hiện nay, quan niệm cải tạo không nhằm xóa bỏ, mà sử dụng có hiệu quả các thành phần kinh tế không phân biệt hình thức sở hữu về tư liệu sản xuất, có tác dụng thúc đẩy sản xuất phát triển. Hết sức khuyến khích các thành phần kinh tế, các cơ sở sản xuất, mọi người lao động sản xuất nhiều hàng hóa, nhiều của cải cho xã hội.
? Trong 3 năm (1958-1960), nhà nước đã tiến hành cải tạo quan hệ sản xuất như thế nào? Đã thu được những kết quả gì trong việc cải tạo quan hệ sản xuất?
3. Cải tạo quan hệ sản xuất, bước đầu phát triển kinh tế - văn hóa (1958-1960)
- Trong 3 năm (1958-1960) miền Bắc tập trung vào nhiệm vụ vận động các nông dân, thợ thủ công sản xuất cá thể, các thương nhân, các nhà tư sản….vào lao động tập thể trong các hợp tác xã, quốc doanh hoặc công tư hợp doanh.
- Kết quả là sau cải tạo, quan hệ sản xuất người bóc lột người ở miền Bắc đã được xóa bỏ. Cuối năm 1960, đã có 172 cơ sở công nghiệp lớn do trung ương quản lý.
?Trong công cuộc cải tạo XHCN chúng ta còn mắc những sai lầm gì? Và những nguyên nhân dẫn đến sai lầm đó?
* Sai lầm:
- Đồng nhất giữa cải tạo và xóa bỏ các thành phần kinh tế tư nhân, cá thể.
- Vi phạm nguyên tắc “Tự nguyện, công bằng, dân chủ cùng có lợi” của hợp tác xã.
- Không phát huy được tính chủ động sáng tạo của người lao động.
* Nguyên nhân sai lầm: Chủ quan, nóng vội, duy ý chí, đốt cháy giai đoạn.
?Những thành tựu trên lĩnh vực văn hóa giáo dục?
Cuối năm 1960, căn bản đã xóa được nạn mù chữ ở miền xuôi, so với năm 1957 số học sinh phổ thông tăng 80%, số sinh viên đại học tăng lên hai lần.
Phát triển kinh tế, văn hoá:

- Công nghệp:
- V¨n ho¸ gi¸o dôc
97
172
0
20
40
60
80
100
120
140
160
180
1957
1960
11.000
Chủ tịch Hồ Chí Minh và phó chủ tịch nước Tôn ĐứcThắng ( 7-1960)
Lịch Sử 9
Bài tập: Hãy điền kiến thức phù hợp vào các cột trống về nhiệm vụ, thành tựu của miền Bắc từ 1958-1960
Nhiệm vụ, thành tựu của miền Bắc từ 1958-1960
Lịch Sử 9
DẶN DÒ
- Đọc trước mục III và IV trang 132-138 sgk.
Sưu tầm tư liệu nói về phong trào Đồng Khởi và đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng.
Bài tập 1 trang 142 sgk
XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN QUÝ
THẦY CÔ CÙNG CÁC EM ĐÃ
THEO DÕI BÀI GIẢNG NÀY
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Văn Hoàng
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)