Bài 28. Tiêu hóa ở ruột non

Chia sẻ bởi Lê Văn Minh | Ngày 01/05/2019 | 22

Chia sẻ tài liệu: Bài 28. Tiêu hóa ở ruột non thuộc Sinh học 8

Nội dung tài liệu:


Nhiệt liệt chào mừng các thầy cô giáo và các em học sinh về dự hội thi giáo viên dạy giỏi cấp huyện năm học 2010-2011
Người thực hiện : lê văn minh
Trường: thcs thị trấn
Năm học: 2010 - 2011
hội thi giáo viên dạy giỏi cấp huyện
Kiểm tra bài cũ
Sau tiêu hoá ở dạ dày, còn những loại chất nào trong thức ăn cần
được tiêu hoá tiếp?
Các chất này sẽ được tiêu hoá tiếp trong ruột non như thế nào? Bài hôm nay sẽ giúp chúng ta tìm hiểu vấn đề này.
I, Ruột non
Đặt vấn đề
Hãy đọc, nghiên cứu thông tin SGK, quan sát hình vẽ H28.1 và trả lời câu hỏi sau
1, Xác định cấu tạo thành của ruột non?
Thảo luận
nhóm
2, Tại ruột non có những loại dịch tiêu hoá nào?
Phiếu học tập
1, Cấu tạo thành ruột non gồm:...............
..................................
..................................
..................................
- .................................
2, Ruột non có các loại dịch:.................
- ..................................
- Thành ruột non có 4 lớp mỏng:
+ Lớp màng bọc bên ngoài
+ Lớp cơ:
+ Lớp niêm mạc:
+ Lớp dưới niêm mạc

- Ruột non có các loại dịch tuỵ, dịch mật, dịch ruột
- Thành ruột non có 4 lớp mỏng:
+ Lớp màng bọc bên ngoài
+ Lớp cơ:
+ Lớp niêm mạc:
+ Lớp dưới niêm mạc
Hãy so sánh lớp cơ của ruột non với lớp cơ của dạ dày?
Lớp niêm mạc của ruột non có đặc điểm gì?
Cơ dọc và cơ vòng
Có nhiều lông ruột và lông ruột cực nhỏ, có nhiều
tuyến ruột (tiết dịch ruột) và các Tế bào (tiết chất nhầy)
Vai trò của lớp cơ trong thành ruột non là gì?
Nhào trộn thức ăn cho thấm đều dịch tiêu hoá
- Tạo lực đẩy thức ăn dần xuống các phần tiếp theo của ruột
Hãy xác định vị trí của tá tràng? Tại tá tràng đã tiếp nhận những dịch tiêu hoá nào?
Quan sát hình vẽ
Em hãy dự đoán xem ở ruột non có thể diễn ra những hoạt động tiêu hoá nào?
II, Tiêu hoá ở ruột non
Hãy cho biết sự tiết dịch của các tuyến tiêu hoá diễn ra khác nhau như thế nào?
Dựa vào cơ chế nào mà thức ăn lại được chuyển từng lượng nhỏ xuống tá tràng? Do yếu tố nào tham gia?
Một người bị triệu chứng thiếu axit trong dạ dày thì sự tiêu hoá ở ruột non có thể thế nào?
Môn vị thiếu tín hiệu đóng => thức ăn sẽ qua môn vị xuống ruột non liên tục và nhanh hơn => thức ăn sẽ không đủ thời gian ngấm đều dịch tiêu hoá của ruột non => hiệu quả tiêu hoá sẽ thấp.
Hãy đọc, nghiên cứu kỹ thông tin, quan sát H28.1; H28.2 và xem đoạn phim sau
Qua đoạn phim trên em hãy khẳng định ở ruột non có những hoạt động tiêu hoá nào?
* Biến đổi lí học :
* Biến đổi hoá học :
Theo em những hoạt động nào ở ruột non thuộc biến đổi lí học?
- Tiết dịch tiêu hoá
- Hoà loãng và trộn đều thức ăn với dịch tiêu hoá
- Muối mật cắt lipit thành các giọt nhỏ

Quan sát H28.3(sgk)
Tinh bột và đường đôi
Enzim
Enzim
Đường đôi
Đường đơn
Prôtêin
Enzim
Enzim
Peptit
Axit Amin
Dịch mật
Enzim
Lipit
Các giọt lipit nhỏ
Axit béo
Glixêrin
Axit Nuclêic
Enzim
Các thành phần của Nuclêôtit
Biến đổi hoá học của thức ăn ở ruột non
Glixêrin và Axit béo
Em hãy cho biết sự biến đổi hoá học ở ruột non được thực hiện đối với những loại chất nào? Sản phẩm cuối cùng của quá trình biến đổi là gì?
* Biến đổi lí học :
* Biến đổi hoá học : ( nhờ các enzim có trong dịch tiêu hoá)
- Tiết dịch tiêu hoá
- Hoà loãng và trộn đều thức ăn với dịch tiêu hoá
- Muối mật cắt lipit thành các giọt nhỏ

Tinh bột, đường đôi => đường đơn
- Prôtêin => axitamin
- Lipit => axit béo và glixerin
- Axit Nucleic => các thành phần của nucleotit
Vậy ở ruột non hoạt động tiêu hoá nào là chủ yếu? Có gì khác so với hoạt động tiêu hoá ở khoang miệng và dạ dày?
Nếu ở ruột non mà một phần thức ăn nào đó mà không được biến đổi thì sẽ như thế nào?
Không đủ chất dinh dưỡng để hấp thụ
- Phần thức ăn đó dự trữ ở ruột già => thải ra ngoài
Tại sao nói ruột non là nơi tiêu hoá hết toàn bộ lượng thức ăn mà chưa được tiêu hoá ở phần trên của ống tiêu hoá?
Vì trong dịch tuỵ, dịch ruột, dịch mật có đủ các loại enzim xúc tác phân cắt, tiêu hoá các loại thức ăn
Giải thích câu tục ngữ " Nhai kỹ no lâu"
Nhai kỹ ở miệng -> dạ dày đỡ phải co bóp nhiều
- Thức ăn nghiền nhỏ -> thấm đều dịch tiêu hoá -> biến đổi hoá học được thực hiện dễ dàng
1 - C
2 - A
3 - A, B, C
Câu 1: Hãy nối các số ở (cột 1) với các chữ cái ở (cột 2) để được kết quả đúng ?
Củng cố, đánh giá
Câu 2: Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất trong các câu sau: Sản phẩm cuối cùng được tạo ra ở ruột non sau khi kết thúc biến đổi hoá học là gì ?
1. Đường đơn
2. Axit amin
3. Axit béo và glixerin
4. Lipit
5. Đường đôi
6. Các đoạn peptit
B. 1, 2 ,3
C. 5, 6, 7
D. 2, 4, 6
B
A. 1, 3, 5
Hướng dẫn về nhà
Học bài và trả lời câu hỏi trong sgk
Nghiên cứu trước bài hấp thụ chất dinh dưỡng và thải phân
Làm bài tập vào vở bài tập

Bài giảng kết thúc
Xin chân thành cảm ơn !
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Văn Minh
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)