Bài 28. Những ngôi sao xa xôi

Chia sẻ bởi Lê Ngọc Mai Huỳnh | Ngày 09/05/2019 | 99

Chia sẻ tài liệu: Bài 28. Những ngôi sao xa xôi thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

Chào mừng các em học sinh
đến với giờ học Ngữ văn 9
Lê Minh Khuê tốt nghiệp phổ thông trung học, tham gia đội thanh niên xung phong chống Mĩ cứu nước. Những năm tháng ấy đã tạo nguồn cảm hứng trong trong sáng tác của Lê Minh Khuê. Năm 1969, bà là phóng viên báo Tiền Phong, 1973-1977 là phóng viên Đài phát thanh giải phóng và sau đó là Đài truyền hình Việt Nam. Từ 1978 đến nay, nhà văn Lê Minh Khuê là biên tập viên văn học nhà xuất bản Hội nhà văn và là Hội viên Hội nhà văn Việt Nam.

Lê Minh Khuê
Nhà văn Lê Minh Khuê tâm sự : “Tôi đã chứng kiến cuộc sống của những cô gái thanh niên xung phong trong thời chống Mỹ. Năm 1971, tôi cùng một binh chủng làm đường đến đèo Côlanhip và đã ở lại một đêm trong một hang đá cùng một tiểu đội công binh.
(…) Họ là những người rất trẻ, tâm hồn họ rất kì diệu và họ sẵn sàng hi sinh. Đó cũng là ý tưởng mà tôi muốn gửi gắm qua truyện ngắn này”.
-Các tác phẩm chính: Cao điểm mùa hạ ( truyện ngắn, 1984); Đoàn kết(truyện ngắn, 1980); Thiếu nữ mặc áo dài xanh (tiểu thuyết, 1984); Lê Minh Khuê- truyện ngắn(1994)…
- Lê Minh Khuê nhận được giải thưởng của Hội nhà văn Việt Nam với các tập truyện ngắn: Một chiều xa thành phố (1987 ); Trong làn gió heo may( 2001) và một số giải thưởng quốc tế khác…


- Tổ trinh sát mặt đường có 3 nữ TNXP: Phương Định, Nho, Thao.
- Họ ở trong hang, dưới chân cao điểm cách xa đơn vị.
- Nhiệm vụ của họ là quan sát địch ném bom, đánh dấu vị trí bom chưa nổ và phá bom  Công việc rất nguy hiểm.

- Sau đó, trong hang đá, họ vui thích đón cơn mưa đá và nỗi nhớ về gia đình, quê hương.
- Trong một lần phá bom, Nho bị thương, Phương Định và chị Thao rất lo lắng và chăm sóc rất chu đáo.

Truyện trần thuật theo ngôi thứ nhất của nhân vật chính- Phương Định. Sự lựa chọn ngôi kể như thế giúp tác giả miêu tả một cách tự nhiên, sinh động thế giới tâm hồn và cảm xúc, bộc lộ chiều sâu tâm tư, tình cảm của nhân vật, đồng thời làm tăng tính chân thực cho câu chuyện.
 
Chúng tôi có ba người. Ba cô gái. Chúng tôi ở trong một cái hang dưới chân cao điểm. Con đường qua trước hang, kéo lên đồi, đi đến đâu đó, xa! Ðường bị đánh lở loét, màu đất đỏ, trắng lẫn lộn. Hai bền đường không có lá xanh. Chỉ có những thân cây bị tước khô cháy. Những cây nhiều rễ nằm lăn lóc. Những tảng đá to. Một vài cái thùng xăng hoặc thành ô tô méo mó, han gỉ nằm trong đất. 
Việc của chúng tôi là ngồi đây: Khi có bom nổ thì chạy lên, đo khối lượng đất phải lấp vào hố bom, đếm bom chưa nổ và nếu cần thì phá bom. Người ta gọi chúng tôi là tổ trinh sát mặt đường. Cái tên gợi sự khát khao làm nên những sự tích anh hùng. Do đó, công việc cũng chẳng đơn giản. Chúng tôi bị bom vùi luôn. Có khi bò trên cao điểm về chỉ thấy hai con mắt lấp lánh. Cười thì hàm răng trắng loá trên khuôn mặt nhem nhuốc. Những lúc đó, chúng tôi gọi nhau là "những con quỷ mắt đen".
[…] Có ở đâu như thế này không : Ðất bốc khói, không khí bàng hoàng, máy bay đang ầm ì xa dần. Thần kinh thì căng như chão, tim đập bất chấp cả nhiệp điệu, chân chạy mà vẫn biết rằng khắp xung quanh có nhiều quả bom chưa nổ. Có thể nổ bây giờ, có thể chốc nữa.

[...] Rồi khi xong việc, quay lại nhìn cảnh đoạn đường một lần nữa, thở phào, chạy về hang. Bên ngoài nóng trên 30 độ chui vào hang là sà ngay đến một thế giới khác. Cái mát lạnh làm toàn thân rung lên đột ngột. Rồi ngửa cổ uống nước, trong ca hay trong bi đông. Nước suối pha đường. Xong thì nằm dài trên nền ẩm, lười biếng nheo mắt nghe ca nhạc từ cái đài bán dẫn nhỏ mà lúc nào cũng có pin đầy đủ. Có thể nghe, có thể nghĩ lung tung... 
[…] Những cái xảy ra hằng ngày: máy bay rít, bom nổ. Nổ trên cao điểm, cách cái hang này khoảng 300 mét. Đất dưới chân chúng tôi rung. Mấy cái khăn mặt mắc ở dây cũng rung. Tất cả cứ như lên cơn sốt. Khói lên, và cửa hang bị che lấp. Không thấy mây và bầu trời đâu nữa..
.
Công việc ở nhà
- Tóm tắt tác phẩm, xem lại nội dung bài học.
-Tìm hiểu những nét tính cách chung và riêng của các nhân vật trong đoạn trích.
- Phân tích ý nghĩa nhan đề của truyện, khái quát chủ đề tác phẩm.
- Tìm hiểu nghệ thuật của truyện: lời trần thuật, đối thoại, miêu tả tâm lí nhân vật.

giờ học kết thúc
CẢM ƠN CÁC THẦY CÔ GIÁO VÀ CÁC EM
TIẾT HỌC KẾT THÚC
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Ngọc Mai Huỳnh
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)