Bài 28. Những ngôi sao xa xôi
Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Hương Giang |
Ngày 07/05/2019 |
21
Chia sẻ tài liệu: Bài 28. Những ngôi sao xa xôi thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
Trường Sơn đông nắng, tây mưa- Ai chưa đến đó như chưa rõ mình ”
Trường Sơn- một thời hoa lửa, từ lâu đã trở thành một đề tài không vơi cạn trong thơ ca chống Mĩ cứu nước. Nhắc đến tuyến đường Trường Sơn huyền thoại nối liền Bắc-Nam, ta không thể bỏ qua sự góp mặt của một " binh chủng ” đặc biệt: thanh niên xung phong. Trong những năm khói bom rực trời ấy, lực lượng thanh niên xung phong có vai trò hết sức quan trọng tham gia mở đường, phá bom, san lấp hố bom, bảo đảm con đường huyết mạch ấy luôn được thông suốt cho những đoàn quân, đoàn xe ra trận. Nhớ về Trường Sơn, không thể nào quên hình ảnh các cô thanh niên xung phong và hình tượng các cô đã đi vào không ít các trang thơ, trang văn. Thơ ca những năm chống Mĩ đã dành một phần lớn sự ưu ái cho hình tượng người nữ thanh niên xung phong. Đặc biệt, hình ảnh các cô xuất hiện như những ngôi sao lấp lánh không rực rỡ mà sáng trong, tưởng như xa mà lại gần trong các bải thơ: Lá đỏ ( Nguyễn Đình Thi ), Khoảng trời-hố bom ( Lâm Thị Mĩ Dạ ), Gửi em, cô thanh niên xung phong ( Phạm Tiến Duật ).
Lực lượng thanh niên xung phong vốn đã xuất hiện trong thơ ca thời kháng chiến chống Pháp và thường được gọi là dân quân, dân công. Trong bài thơ Việt Bắc, Tố Hữu đã từng viết về họ với khí phách oai hùng, đạp bằng gian khổ góp phần làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ: " Dân công đỏ đuốc từng đoàn- Bước chân nát đá muôn tàn lửa bay ”. Thơ ca chống Mĩ cứu nước ghi lại tập trung hơn với nhiều hình ảnh đẹp, chân thực, cao cả về những cô gái thanh niên xung phong- nhân vật của thời đại, nhân vật của văn chương.
Trước hết, các nữ thanh niên xung phong bước vào trang thơ là những cô gái vô danh, được gọi tên chung là Em. Tuy không tên gọi thậm chí không một lần rõ mặt nhưng các cô mãi là những ấn tượng khó quên. Nhà thơ Lâm Thị Mĩ Dạ tưởng niệm cô gái không tên, không tuổi hi sinh để cứu con đường cho đoàn xe kịp giờ ra trận qua những dòng thơ dạt dào xúc động:
Tên con đường là tên em gửi lại
Cái chết em xanh khoảng trời con gái
Tôi soi lòng mình trong cuộc sống của em
….
Gương mặt em bạn bè tôi không biết
Nên mỗi người có gương mặt em riêng
( Khoảng trời- hố bom)
Với Lá đỏ, Nguyễn Đình Thi đã thân mật gọi tên các nữ thanh niên trong một lần gặp mặt vội vã, trên con đường hành quân xa là em gái tiền phương:
Gặp em trên cao lộng gió
Rừng lạ ào ào lá đỏ
…
Chào em, em gái tiền phương
Hẹn gặp em nhé giữa Sài Gòn
Viết về hiện thực Trường Sơn và những cô gái thanh niên xung phong, ta không thể bỏ qua thi sĩ Phạm Tiến Duật. Anh được mệnh danh là con chim lửa của Trường Sơn huyền thoại, cây săng lẻ của rừng già. Hình tượng nữ thanh niên xung phong xuất hiện xuyên suốt trong thơ anh, nhưng hầu hết đều không có tên gọi. Họ đại diện cho vẻ đẹp chung của chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam thời chống Mĩ:
Ơi em gái chưa một lần rõ mặt
Có lẽ nào anh lại mê em
Từ cái đêm Thạch Nhọn Thạch Kim
Tên em đã thành tên chung anh gọi
Em là cô thanh niên xung phong
( Gửi em, cô thanh niên xung phong )
Phải chăng, các nhà thơ thời chống Mĩ đã cố ý mờ hóa tên tuổi của các cô để tô đậm phẩm chất cao đẹp của người nữ thanh niên xung phong? Các cô, các chị đã hóa thân thành tên gọi chung của đất nước để đất Việt hôm nay được bay lên trong bát ngát mùa xuân.
(Trích )
Lê Minh Khuê
NHỮNG NGÔI SAO XA XÔI
TIẾT: 141+142
NHỮNG NGÔI SAO XA XÔI
Tiết 141+142
Van b?n:
NH?NG ngôi sao xa xôi (Trích)
Lê Minh Khuê
Nhà văn Lê Minh Khuê
Tác phẩm
*.Tóm tắt tác phẩm
Truyện kể về 3 nữ thanh niên xung phong đó là : Thao , Phương Định Nho làm một tổ trinh sát mặt đường tại một trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn . Họ ở trong một 1 cái hang , dưới chân cao điểm , tách xa đơn vị . Nhiệm vụ của họ là quan sát địch ném bom , đo khối lượng đất đá phải san lấp do bom địch gây ra , đánh dấu vị trí các quả bom chưa nổ và phá bom . Tuy cuộc sống gian khổ , công việc hết sức nguyhiểm vì phải thường xuyên chạy trên cao điểm giữa trận chiến ác liệt phải đối mặt với thần chết . Nhưng họ vẫn có những niềm vui: hồn nhiên,mơ mộng của tuổi trẻ. Tuy mỗi người một cá tính nhưng họ rất thương nhau trong tình đồng đội .Trong một lần phá bom ,Nho bị thương ,Phương Định và Thao lo lắng ,chăm sóc cho Nho .Cơn mưa đá bất ngờ xuất hiện gợi trong tâm hồn Phương Định những nhớ nhung ,khao khát
* Cuộc sống trong hang
-Hang đá mát lạnh
-Nằm dài trên nền ẩm
-Nghe ca nhạc, hát
Cuộc sống êm dịu,yên bình tươi trẻ
NT đối lập
Hiện thực chiến tranh
- Đường lở loét ,hai bên đường không có lá ,đất bốc khói
Máy bay ì ầm ,bom nổ ,không khí bàng hoàng
Khốc liệt ,đầy gian khổ ,hiểm nguy
Đòi hỏi tinh thần trách nhiệm ,lòng dũng cảm …
SƠ ĐỒ TƯ DUY
Hình ảnh 3 nữ thanh niên xung phong
Hoàn cảnh sống, công việc
Phẩm chất
Cuộc sống khó khăn
Công việc vất vả, nguy hiểm
Tinh thần trách nhiệm cao
Lòng dũng cảm
Tinh thần đồng đội
Dễ xúc động, nhiều mộng mơ, thích làm đẹp
SƠ ĐỒ TƯ DUY
Hình ảnh 3 nữ thanh niên xung phong
Hoàn cảnh công việc
Phẩm chất
Cuộc sống khó khăn
Công việc vất vả, nguy hiểm
Hồn nhiên, trong sáng
Anh dũng, lạc quan
Có cái chết hóa thành bất tử
Có con người làm nên lịch sử
Trường Sơn- một thời hoa lửa, từ lâu đã trở thành một đề tài không vơi cạn trong thơ ca chống Mĩ cứu nước. Nhắc đến tuyến đường Trường Sơn huyền thoại nối liền Bắc-Nam, ta không thể bỏ qua sự góp mặt của một " binh chủng ” đặc biệt: thanh niên xung phong. Trong những năm khói bom rực trời ấy, lực lượng thanh niên xung phong có vai trò hết sức quan trọng tham gia mở đường, phá bom, san lấp hố bom, bảo đảm con đường huyết mạch ấy luôn được thông suốt cho những đoàn quân, đoàn xe ra trận. Nhớ về Trường Sơn, không thể nào quên hình ảnh các cô thanh niên xung phong và hình tượng các cô đã đi vào không ít các trang thơ, trang văn. Thơ ca những năm chống Mĩ đã dành một phần lớn sự ưu ái cho hình tượng người nữ thanh niên xung phong. Đặc biệt, hình ảnh các cô xuất hiện như những ngôi sao lấp lánh không rực rỡ mà sáng trong, tưởng như xa mà lại gần trong các bải thơ: Lá đỏ ( Nguyễn Đình Thi ), Khoảng trời-hố bom ( Lâm Thị Mĩ Dạ ), Gửi em, cô thanh niên xung phong ( Phạm Tiến Duật ).
Lực lượng thanh niên xung phong vốn đã xuất hiện trong thơ ca thời kháng chiến chống Pháp và thường được gọi là dân quân, dân công. Trong bài thơ Việt Bắc, Tố Hữu đã từng viết về họ với khí phách oai hùng, đạp bằng gian khổ góp phần làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ: " Dân công đỏ đuốc từng đoàn- Bước chân nát đá muôn tàn lửa bay ”. Thơ ca chống Mĩ cứu nước ghi lại tập trung hơn với nhiều hình ảnh đẹp, chân thực, cao cả về những cô gái thanh niên xung phong- nhân vật của thời đại, nhân vật của văn chương.
Trước hết, các nữ thanh niên xung phong bước vào trang thơ là những cô gái vô danh, được gọi tên chung là Em. Tuy không tên gọi thậm chí không một lần rõ mặt nhưng các cô mãi là những ấn tượng khó quên. Nhà thơ Lâm Thị Mĩ Dạ tưởng niệm cô gái không tên, không tuổi hi sinh để cứu con đường cho đoàn xe kịp giờ ra trận qua những dòng thơ dạt dào xúc động:
Tên con đường là tên em gửi lại
Cái chết em xanh khoảng trời con gái
Tôi soi lòng mình trong cuộc sống của em
….
Gương mặt em bạn bè tôi không biết
Nên mỗi người có gương mặt em riêng
( Khoảng trời- hố bom)
Với Lá đỏ, Nguyễn Đình Thi đã thân mật gọi tên các nữ thanh niên trong một lần gặp mặt vội vã, trên con đường hành quân xa là em gái tiền phương:
Gặp em trên cao lộng gió
Rừng lạ ào ào lá đỏ
…
Chào em, em gái tiền phương
Hẹn gặp em nhé giữa Sài Gòn
Viết về hiện thực Trường Sơn và những cô gái thanh niên xung phong, ta không thể bỏ qua thi sĩ Phạm Tiến Duật. Anh được mệnh danh là con chim lửa của Trường Sơn huyền thoại, cây săng lẻ của rừng già. Hình tượng nữ thanh niên xung phong xuất hiện xuyên suốt trong thơ anh, nhưng hầu hết đều không có tên gọi. Họ đại diện cho vẻ đẹp chung của chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam thời chống Mĩ:
Ơi em gái chưa một lần rõ mặt
Có lẽ nào anh lại mê em
Từ cái đêm Thạch Nhọn Thạch Kim
Tên em đã thành tên chung anh gọi
Em là cô thanh niên xung phong
( Gửi em, cô thanh niên xung phong )
Phải chăng, các nhà thơ thời chống Mĩ đã cố ý mờ hóa tên tuổi của các cô để tô đậm phẩm chất cao đẹp của người nữ thanh niên xung phong? Các cô, các chị đã hóa thân thành tên gọi chung của đất nước để đất Việt hôm nay được bay lên trong bát ngát mùa xuân.
(Trích )
Lê Minh Khuê
NHỮNG NGÔI SAO XA XÔI
TIẾT: 141+142
NHỮNG NGÔI SAO XA XÔI
Tiết 141+142
Van b?n:
NH?NG ngôi sao xa xôi (Trích)
Lê Minh Khuê
Nhà văn Lê Minh Khuê
Tác phẩm
*.Tóm tắt tác phẩm
Truyện kể về 3 nữ thanh niên xung phong đó là : Thao , Phương Định Nho làm một tổ trinh sát mặt đường tại một trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn . Họ ở trong một 1 cái hang , dưới chân cao điểm , tách xa đơn vị . Nhiệm vụ của họ là quan sát địch ném bom , đo khối lượng đất đá phải san lấp do bom địch gây ra , đánh dấu vị trí các quả bom chưa nổ và phá bom . Tuy cuộc sống gian khổ , công việc hết sức nguyhiểm vì phải thường xuyên chạy trên cao điểm giữa trận chiến ác liệt phải đối mặt với thần chết . Nhưng họ vẫn có những niềm vui: hồn nhiên,mơ mộng của tuổi trẻ. Tuy mỗi người một cá tính nhưng họ rất thương nhau trong tình đồng đội .Trong một lần phá bom ,Nho bị thương ,Phương Định và Thao lo lắng ,chăm sóc cho Nho .Cơn mưa đá bất ngờ xuất hiện gợi trong tâm hồn Phương Định những nhớ nhung ,khao khát
* Cuộc sống trong hang
-Hang đá mát lạnh
-Nằm dài trên nền ẩm
-Nghe ca nhạc, hát
Cuộc sống êm dịu,yên bình tươi trẻ
NT đối lập
Hiện thực chiến tranh
- Đường lở loét ,hai bên đường không có lá ,đất bốc khói
Máy bay ì ầm ,bom nổ ,không khí bàng hoàng
Khốc liệt ,đầy gian khổ ,hiểm nguy
Đòi hỏi tinh thần trách nhiệm ,lòng dũng cảm …
SƠ ĐỒ TƯ DUY
Hình ảnh 3 nữ thanh niên xung phong
Hoàn cảnh sống, công việc
Phẩm chất
Cuộc sống khó khăn
Công việc vất vả, nguy hiểm
Tinh thần trách nhiệm cao
Lòng dũng cảm
Tinh thần đồng đội
Dễ xúc động, nhiều mộng mơ, thích làm đẹp
SƠ ĐỒ TƯ DUY
Hình ảnh 3 nữ thanh niên xung phong
Hoàn cảnh công việc
Phẩm chất
Cuộc sống khó khăn
Công việc vất vả, nguy hiểm
Hồn nhiên, trong sáng
Anh dũng, lạc quan
Có cái chết hóa thành bất tử
Có con người làm nên lịch sử
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thị Hương Giang
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)