Bài 28. Những ngôi sao xa xôi

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Nhung | Ngày 07/05/2019 | 17

Chia sẻ tài liệu: Bài 28. Những ngôi sao xa xôi thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CƯMGAR
TRƯỜNG THCS NGUYỄN HUỆ
Giáo viên thực hiện: Nguyễn Thị Nhung
Lớp dạy: 9A5
Chào mừng thầy cô về dự giờ thăm lớp!
KIỂM TRA BÀI CŨ

Câu 1: Truyện ngắn “Bến quê” được kể theo ngôi thứ mấy?
A. Ngôi thứ nhất
B. Ngôi thứ hai
C. Ngôi thứ ba
Câu 2: Truyện ngắn “ Bến quê” có những ý nghĩa gì?
A. Cuộc sống, số phận con người chứa đầy những điều bất thường, nghịch lí, vượt ra ngoài những dự định toan tính của chúng ta.
B. Trên đường đời, con người ta khó lòng tránh khỏi những vòng vèo hoặc chùng chình, để rồi vô tình không nhận ra được những vẻ đẹp bình dị, gần gũi trong cuộc sống.
C. Thức tỉnh sự trân trọng giá trị cuộc sống gia đình và vẻ đẹp bình dị của quê hương.
D. Cả 3 ý trên.
KIỂM TRA BÀI CŨ

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CƯMGAR
TRƯỜNG THCS NGUYỄN HUỆ
Giáo viên thực hiện: Nguyễn Thị Nhung
Lớp dạy: 9A5
Chào mừng thầy cô về dự giờ thăm lớp!
(Trích )
Lê Minh Khuê
NHỮNG NGÔI SAO XA XÔI
TIẾT 143 + 144 : V�n b�n
Nhà văn Lê Minh Khuê (Bút danh khác: Vũ Thị Mến)
- Tên khai sinh: Lê Minh Khuê, sinh năm1949.
Quê: xã An Hải, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hoá.
Tốt nghiệp phổ thông trung học, nam 1965 Lờ Minh Khuờ tham gia l?c lu?ng Thanh niờn xung phong ch?ng M?. Những năm tháng ấy đã tạo cảm hứng cho những sáng tác của chị sau này. Lờ Minh Khuờ chuyờn vi?t truy?n ng?n v� truy?n v?a. Truy?n c?a b� du?c d?ch v� xu?t b?n ? Hoa K?, D?c, Th?y Di?n, Italia, H�n Qu?c. L� nh� van dó 2 l?n nh?n gi?i thu?ng van xuụi c?a H?i nh� van VN (1987).
- Tác phẩm chính: Cao điểm mùa hạ (truyện ngắn, 1984); Đoàn kết (truyện ngắn, 1980); Thiếu nữ mặc áo dài xanh (tiểu thuyết, 1984); Một chiều xa thành phố (truyện ngắn, 1987); Em đã không quên (tiểu thuyết 1990); Bi kịch nhỏ (truyện ngắn, 1993); Lê Minh Khuê - truyện ngắn (1994).
Tiết 143 + 144. Văn bản:
Những ngôi sao xa xôi (Trích)
Lê Minh Khuê
Nhà văn Lê Minh Khuê
Một số tác phẩm
“Tôi đã chứng kiến cuộc sống của những cô gái thanh niên xung phong trong thời chống Mỹ. Họ cũng là những người trẻ, hầu hết là học sinh trung học, những sinh viên… đi tham gia kháng chiến. Sống cùng nhau, cùng lứa tuổi, cùng lý tưởng như nhau trong một hoàn cảnh vô cùng ác liệt nên dễ dàng hiểu và chia sẻ cho nhau. Trong tâm hồn những cô gái thanh niên xung phong, quê nhà bao giờ cũng hiện lên kỳ diệu. Và bởi vẻ đẹp kỳ diệu đó mà họ sẵn sàng hy sinh. Đó cũng chính là ý tưởng lớn nhất mà tôi muốn gửi gắm qua truyện ngắn này…”.

“Thời của chúng tôi, mọi thứ cứ mông lung nhưng trong sáng. Cái thời của chúng tôi đã không còn nữa. Dù giờ đây đất nước đã hòa bình và cũng chẳng ai mong đất nước gặp chiến tranh nhưng với tôi, tôi thực sự hạnh phúc vì đã được sống một thời tuổi trẻ với những người lính, với những điều mông lung và đầy bí ẩn. Tôi cũng mong những thế hệ trẻ giờ đây sẽ hiểu được phần nào cuộc sống của một thế hệ trẻ trong chiến tranh”.

- LÊ MINH KHUÊ -
(Trích )
Lê Minh Khuê
NHỮNG NGÔI SAO XA XÔI
TIẾT 143 + 144 : V�n b�n
GỢI Ý TÓM TẮT
- Ba nữ TNXP trong tổ trinh sát mặt đường tại trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn. Công việc của họ rất nguy hiểm: Quan sát địch thả bom, đo khối lượng đất đá phải san lấp, đánh dấu vị trí bom chưa nổ, phá bom thông đường.
- Họ sống hồn nhiên, mơ mộng và rất yêu thương, gắn bó với nhau trong tình đồng đội .
- Phần cuối truyện miêu tả hành động và tâm trạng các nhân vật chủ yếu là Phương Định. Trong một lần phá bom, Nho bị thương, chị Thao và Phương Định đã thay nhau chăm sóc cho Nho. Niềm vui nho nhỏ của họ trước một trận mưa đá.

Chú thích
- Tổ trinh sát mặt đường: Cái tên gọi gắn liền với những cô gái TNXP làm nhiệm vụ phá bom, gỡ bom, thông đường cho xe chạy.
-“Con quỷ mắt đen”: Khi bị bom vùi, khuôn mặt các cô bị khói bom ám đen như bò hóng, chỉ thấy hai con mắt và hàm răng trắng.
- P1: Từ đầu...đến ngôi sao trên mũ: Phưuong Định kể về cuộc sống của bản thân và tổ trinh sát mặt đu?ng của cô.
- P2:Tiếp...đến chị Thao bảo :Một lần phá bom, Nho bị thưuong, hai chị em lo lắng, chăm sóc
- P3: cũn l?i- Sau nh?ng phút hiểm nguy, hai chị em ngồi hát, niềm vui c?a h? trưu?c cơn mua đá đột ngột.
Bố cục:
3 phần
Thảo luận nhóm (3’)
Nhóm 1,3 : Tìm những chi tiết thể hiện hoàn cảnh sống của ba cô gái?

Nhóm 2,4: Tìm những chi tiết thể hiện công việc diễn ra hằng ngày của ba cô gái?
Hoàn cảnh sống
+ Chúng tôi ở trong một cái hang dưới chân cao điểm.
+ Đường bị đánh lở loét
+ Hai bên đường không có lá xanh.
Công việc

+ Khi có bom nổ thì chạy lên, đo khối lượng đất phải lấp vào hố bom, đếm bom chưa nổ và nếu cần thì phá bom.
+ Chúng tôi bị bom vùi luôn.
+ Còn chúng tôi thì chạy trên cao điểm cả ban ngày. Mà ban ngày chạy trên cao điểm không phải chuyện chơi.
+ Thần kinh thì căng như chão, tim đập bất chấp cả nhịp điệu, chân chạy mà vẫn biết rằng khắp xung quanh có nhiều quả bom chưa nổ. Có thể nổ bây giờ, có thể chốc nữa. Nhưng nhất định sẽ nổ...
Từ những hình ảnh trên, em nhận xét gì về mối quan hệ giữa chiến tranh
với môi trường sinh thái và cuộc sống của con người?


- Trong cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ hai, quân đội Mỹ đã tiến hành một cuộc chiến tranh hoá học từ năm 1961 đến năm 1972 với quy mô lớn nhất trong mọi thời đại của lịch sử chiến tranh. Trong cuộc chiến tranh này, quân đội Mỹ đã rải khoảng hơn 80 triệu lít chất độc hóa học xuống lãnh thổ Nam Việt Nam. Chất độc màu da cam trở thành nỗi ám ảnh kinh hoàng đối với người dân Việt Nam. Theo Hiệp hội nạn nhân chất độc da cam dioxin Việt Nam (VAVA), có hơn 4,8 triệu người Việt Nam đã tiếp xúc với chất độc màu da cam. Nỗi đau do chất độc màu da cam gây ra có thế kéo dài nhiều thế kỉ.

- Nhiều khu rừng đã bị phá hủy nặng nề do bom đạn, hóa chất trong chiến tranh. Hậu quả là nhiều khu rừng bị chết đi đến nay rừng vẫn chưa được phục hồi, làm tăng nguy cơ thiên tai lũ lụt, làm biến đổi khí hậu. Chiến tranh đã kết thúc nhưng vẫn còn tồn đọng vật liệu bom, mìn. Ước tính số bom mìn đã được gỡ mới chỉ trong khoảng 20%. Với tình hình như hiện nay thì phải khoảng 300 năm nữa mới có thể loại bỏ được hết bom mìn chưa nổ. Số bom mìn còn sót lại vẫn sẽ tiếp tục gây tổn hại nặng nề về sinh mạng, sự phát triển kinh tế- xã hội cũng như ảnh hưởng rất lớn đến môi trường tự nhiên.
Tính cách và phẩm chất chung.
 
- Tinh thần trách nhiệm tự giác cao.
- Lòng dũng cảm, sẵn sàng hi sinh.
- Tình đồng đội gắn bó.
- Dễ xúc cảm, nhiều mơ mộng, thích làm đẹp cho c/s của mình.
 Những phẩm chất cao đẹp, bình dị, hồn nhiên của thế hệ trẻ VN thời kì chống Mĩ.
 

a. Nhân vật Phương Định:
- Con gái Hà Nội, có một thời hs hồn nhiên, vô tư, đầy kỉ niệm.
- Vào chiến trường không mất đi sự hồn nhiên, trong sáng.
- Cô gái nhạy cảm, mơ mộng, thích hát.
- Yêu mến đồng đội và người chiến sĩ.
- Cô gái xinh đẹp, dễ thương, duyên dáng: bím tóc dày, mềm, cổ cao, đôi mắt xa xăm.
- Kín đáo, tưởng như kiêu kì.
Tâm lí Phương Định khi phá bom: hồi hộp, lo lắng, căng thẳng, vững vàng, sắc nhọn.
Thế giới tâm hồn Định trong sáng, phong phú, không băn khoăn, lo sợ trước hiểm nguy.
 
b. Nhân vật chị Thao:
- Từng trải, kinh nghiệm.
- Chiến đấu bình tĩnh, quyết liệt, táo bạo.
- Sợ nhìn thấy máu chảy.
c. Nhân vật Nho:
- Nho có vẻ ngoài thật đáng yêu, nhỏ nhắn, xinh xắn.
- Lúc bướng bỉnh, mạnh mẽ lúc lầm lì, cực đoan.
 
TỔNG KẾT
1. Nghệ thuật:
- Kể chuyện ở ngôi thứ nhất từ điểm nhìn của nhân vật chính.
- Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật.
- Cách kể xen kẽ hồi ức với tả cảnh chiến đấu, câu ngắn và câu dài, nhịp nhanh và nhịp chậm.
- Giọng điệu, ngôn ngữ tự nhiên gần khẩu ngữ.
2. Ý nghĩa: Truyện ca ngợi tâm hồn trong sáng, phong phú, mộng mơ và tinh thần chiến đấu lạc quan, dũng cảm, vượt lên gian khổ, hi sinh của những cô gái TNXP trên tuyến đường Trường Sơn. Đó chính là hình ảnh đẹp, tiêu biểu cho thế hệ trẻ VN thời kì k/c chống Mĩ.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Nhung
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)