Bài 28. Động cơ điện một chiều

Chia sẻ bởi Nguyễn Công Chương | Ngày 27/04/2019 | 18

Chia sẻ tài liệu: Bài 28. Động cơ điện một chiều thuộc Vật lí 9

Nội dung tài liệu:

Câu hỏi kiểm tra bài cũ
Câu 1) Hãy phát biểu quy tắc bàn tay trái? #17. Slide 17
Câu 2) Hãy xác định chiều dòng điện chạy qua đoạn dây dẫn AB trong hình vẽ ? #18. Slide 18
®éng c¬ ®iÖn mét chiÒu
Các em xem một số hình ảnh động cơ sau:
Nếu có dịp các em đến các công viên, các em sẽ được ngồi trên những toa của đoàn tàu nhỏ, chạy trên đường ray đặt cao ngang tầm nóc nhà để dạo quanh công viên, ngắm nhìn thành phố. Các em biết không đoàn tàu đó chạy rất êm, mà không hề nhả khói, không tiêu tốn xăng dầu mà chạy được nhờ dòng điện. Làm thế nào mà dòng điện có thể làm quay động cơ và vận hành cả một đoàn tàu hàng chục tấn?
Hãy quan sát và tìm hiểu hình 28.1 và mô hình động cơ điện một chiều để chỉ ra các bộ phận chính của nó?
Động cơ điện một chiều gồm hai bộ phận chính là: Nam chõm v� khung dõy
Động cơ điện một chiều hoạt động dựa trên nguyên tắc nào?
Động cơ điện một chiều hoạt động dựa trên tác dụng của từ trường lên khung dây dẫn có dòng điện chạy qua đặt trong từ trường.
C1: Biểu diễn lực từ tác dụng lên đoạn AB và CD của khung dây dẫn khi có dòng điện chạy qua như hình 28.1.
C2: Dự đoán xem có hiện tượng gì xảy ra với khung dây khi đó.
Khung dây sẽ quay do tác dụng của hai lực F1 và F2.
C3: Hãy làm TN kiểm tra dự đoán trên bằng cách bật công tắc cho dòng điện vào khung dây của mô hình (MH tương tự)
Hoạt động của động cơ điện một chiều
Kết quả: Khung dây dẫn quay do tác dụng của cặp lực điện từ.
Hoạt động của động cơ điện một chiều
Kết quả: Khung dây dẫn quay do tác dụng của cặp lực điện từ.
3.Kết luận:
- Động cơ điện một chiều có hai bộ phận chính là nam châm tạo ra từ trường ( bộ phận đứng yên ) và khung dây dẫn cho dòng điện chạy qua ( bộ phận quay ). Bộ phận đứng yên gọi là stato, bộ phận quay gọi là rôto.
- Khi đặt khung dây dẫn ABCD trong từ trường và cho dòng điện chạy qua khung thì dưới tác dụng của lực điện từ, khung dây sẽ quay.
Hình 28.2
Quan sát hình 28.2. Hãy chỉ ra các bộ phận chính của động cơ điện một chiều trong kĩ thuật.
C4: Nhận xét về sự khác nhau của hai bộ phận chính so với mô hình động cơ điện vừa tìm hiểu.
Nam châm vĩnh cửu
Các cuộn dây
Khung dây dẫn ABCD
Nam châm điện
Các cuộn dây không đơn giản là một khung dây mà gồm nhiều cuộn dây đặt lệch nhau và song song với trục của một khối trụ làm bằng các lá thép kĩ thuật ghép lại.
2. Kết luận:

Ngoài động cơ điện một chiều còn có động cơ điện xoay chiều.
- Trong động cơ điện kỹ thuật, bộ phận tạo ra từ trường là nam châm điện.
- Bộ phận quay của động cơ điện trong kỹ thuật không đơn giản là một khung dây mà gồm nhiều cuộn dây đặt lệch nhau và song song với trục của một khối trụ làm bằng các lá thép kỹ thuật ghép lại.
Khi hoạt động, động cơ điện chuyển hoá năng lượng từ dạng năng lượng nào?
Khi hoạt động, động cơ điện chuyển hoá năng lượng từ điện năng chủ yếu thành cơ năng.
A
c
N
s
B
C
D
o
o’
Khung dây dẫn quay ngược chiều kim đồng hồ.
C5: Khung dây trong hình 28.3 quay theo chiều nào?
C6: Tại sao khi chế tạo động cơ điện có công suất lớn, người ta không dùng nam châm vĩnh cửu để tạo ra từ trường?
Vì nam châm vĩnh cửu không tạo ra từ trường mạnh như nam châm điện.
Ghi nhớ
C7: Kể một số ứng dụng của động cơ điện mà em biết?
Em hãy cho biết động cơ điện có ưu điểm gì hơn so với động cơ đốt trong ?
- Động cơ điện không thải ra khí thải làm ô nhiễm môi trường như động cơ đốt trong.
- Hiệu suất cao hơn…
Động cơ điện xoay chiều: quạt điện, máy bơm, động cơ điện trong máy khâu, trong tủ lạnh, trong máy giặt.
Động cơ điện một chiều có mặt trong phần lớn các bộ phận của đồ chơi trẻ em. m?t s? hỡnh ?nh d?ng co:

Người ta còn dựa vào hiện tượng lực điện từ tác dụng lên khung dây dẫn có dòng điện chạy qua để chế tạo điện kế, đó là bộ phận chính của các dụng cụ đo điện như: Ampe kế, Vônkế.
Hình 28.4 mô tả nguyên tắc hoạt động của một điện kế khung quay. Khi có dòng điện chạy qua khung dây dẫn K (đặt trong từ trường của nam châm C) dưới tác dụng của lực điện từ khung dây quay quanh trục OO` và làm cho kim Q quay theo.
CÓ THỂ
EM CHƯA BIẾT
A
c
N
s
B
C
D
Biểu diễn chi?u dũng di?n tác dụng lên các đoạn dây dẫn AB, CD của khung dây dẫn.
o
o’
Học thuộc ghi nhớ của bài
Đọc “Có thể em chưa biết”
Làm bài tập 28.1 – 28.14 SBT
Chuẩn bị nội dung cho tiết Bài tập
Câu 1: Quy tắc bàn tay trái:
Đặt bàn tay trái sao cho các đường sức từ hướng vào lòng bàn tay, chiều từ cổ tay đến ngón tay giữa hướng theo chiều dòng điện thì ngón tay cái choãi ra 90˚ chỉ chiều của lực điện từ.
một số hình ảnh động cơ:
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Công Chương
Dung lượng: | Lượt tài: 4
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)