Bài 28. Biên bản

Chia sẻ bởi Ngô Văn Nuôi | Ngày 08/05/2019 | 25

Chia sẻ tài liệu: Bài 28. Biên bản thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

TRƯỜNG THCS PHAN ĐÌNH PHÙNG
Người thực hiện: NGUYỄN THỊ HIỆP
Phòng GD&ĐT quận Thanh Khê
Chào thầy cô và các em


BIÊN BẢN
TẬP LÀM VĂN
Tiết 152
I. TÌM HiỂU ĐẶC ĐiỂM CỦA BIÊN BẢN.
Tìm hiểu văn bản 1, văn bản 2 - SGK/123
TRƯỜNG THCS KẾT ĐOÀN
ĐỘI TNTP HỒ CHÍ MINH BIÊN BẢN SINH HOẠT CHI ĐỘI - Tuần 6


Khai mạc lúc 10 giờ, ngày 7 tháng 10 năm 2005
Thành phần tham dự: 43 bạn đội viên chi đội 9D
Đại biểu: Trần thị Thanh Hà – Liên đội trưởng
Chủ tọa: Lê Thành Sơn
Thư ký: Phan thị Thùy Linh
NỘI DUNG SINH HOẠT
(1) Bạn Lê Thành Sơn thay mặt Ban chỉ huy chi đội đánh giá hoạt động của chi đội
trong tuần qua
- Về học tập: Toàn chi đội học tập chăm chỉ
Vẫn còn một số bạn nói chuyện riêng trong giờ học môn Tiếng Anh, môn Địa lý.
- Về nền nếp, vệ sinh môi trường: Vẫn còn hiện tượng không mặc đồng phục, ...
(2) Ý kiến của các bạn dự họp: - Phê bình một số bạn cán sự lớp ...
- Cần chăm chỉ học tập để chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam
(3) Phát biểu của đại biểu Trần thị Thanh Hà: - Biểu dương sự cố gắng của chi đội 9D.
- Tán thành ý kiến tổ chức tháng thi đua học tập chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam
(4) Bạn Lê Thành Sơn phổ biến công tác Đội tuần tới.
Buổi sinh hoạt chi đội kết thúc vào lúc 10 giờ 45 phút
Chủ tọa Thư ký


Lê Thành Sơn Phan Thị Thùy Linh
BỘ CÔNG AN Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Vệt Nam
CÔNG AN TP HÀ NỘI Độc Lập - Tự Do – Hạnh Phúc
Số: ... BB/TLTV, PT
BIÊN BẢN TRẢ LẠI
GIẤY TỜ, TANG VẬT, PHƯƠNG TIỆN VI PHẠM HÀNH CHÍNH
CHO CHỦ SỠ HỮU, NGƯỜI QUẢN LÝ HOẶC NGƯỜI SỬ DỤNG HỢP PHÁP
- Căn cứ Điều 46, Điều 47, Điều 61 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 02/7/2002;
- Căn cứ Quyết định/Biên bản số: ... ngày ... tháng ... năm ... do:
Ông (bà): ...
Chức vụ: ...
Ký về việc: ...
Hôm nay, hồi ... giờ ... phút, ngày ... tháng ... năm ...
Tại: ...
Tôi: ... Cấp bậc: ... Chức vụ: ...
Đơn vị công tác: ...
...............................................................
Biên bản lập xong hồi ... giờ ... phút cùng ngày, đã đọc lại cho những người có tên nêu trên cùng nghe công nhận đúng và cùng ký tên dưới đây.
NGƯỜI VI PHẠM NGƯỜI LẬP BIÊN BẢN
(HOẶC ĐẠI DiỆN TỔ CHỨC VI PHẠM)
(Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên)
Cụ thể mỗi biên bản ghi chép sự việc gì?
- Biên bản 1:
Ghi lại nội dung và tiến trình của một buổi sinh hoạt chi đội – Biên bản hội nghị
- Biên bản 2:
Ghi chép việc công an thành phố Hà
Nội giao trả lại giấy tờ, tang vật cho
chủ sỡ hữu – Biên bản sự vụ)
Về hình thức, em có nhận xét gì về lời văn ghi trong biên bản?
* Về hình thức:
- Viết đúng theo mẫu qui định
- Không trang trí các họa tiết, tranh ảnh
minh họa ngoài nội dung của văn bản
- Lời văn ngắn gọn, rõ ràng
Về nội dung, em nhận thấy các sự việc và số liệu được thể hiện như thế nào?
* Về nội dung:
+ Số liệu sự kiện phải chính xác, cụ thể (nếu có tang vật, chứng cứ, giấy tờ có liên quan cũng phải đính kèm)
+ Ghi chép một cách trung thực, chính xác, đầy đủ sự việc đang xảy ra hoặc vừa mới xảy ra, không suy diễn chủ quan
+ Thủ tục phải chặt chẽ (ghi rõ thời gian, địa điểm cụ thể)
+ Lời văn phải chính xác, ngắn gọn, chỉ có một cách hiểu, tránh mập mờ tối nghĩa
Ngoài hai biên bản đã tìm hiểu, em hãy kể tên một số loại biên bản thường gặp trong thực tế?
- Biên bản đại hội chi đội
- Biên bản đại hội chi đoàn
- Biên bản sinh hoạt lớp
- Biên bản vi phạm luật lệ giao thông
- Biên bản gây mất trật tự công cộng
- Biên bản kiểm kê tài sản
- Biên bản bàn giao công tác
- Biên bản họp phụ huynh học sinh...
Biên bản là gì?
+ Biên bản là loại văn bản ghi chép một cách trung thực, chính xác, đầy đủ một sự việc đang xảy ra hoặc vừa mới xảy ra.
+ Biên bản không có hiệu lực pháp lý để thi hành mà chủ yếu được dùng làm chứng cứ về sau. Chính vì vậy, người ghi biên bản chịu trách nhiệm về tính xác thực của biên bản
Các loại biên bản thường gặp:
- Biên bản hội nghị
- Biên bản sự vụ
Biên bản gồm mấy phần?
1. Phần mở đầu
2. Phần nội dung
3. Phần kết thúc
Phần mở đầu của biên bản (còn gọi là phần thủ tục bắt buộc) bao gồm những mục nào?
+ Phần mở đầu:
- Quốc hiệu, tiêu ngữ (đối với biên bản
sự vụ)
- Tên biên bản
- Thời gian, địa điểm
- Thành phần tham dự và chức trách
của họ
Nhận xét cách trình bày phần mở đầu của biên bản?
Nhận xét cách trình phần mở đầu biên bản
+ Quốc hiệu: Viết giữa dòng, cân đối trang giấy với hai bên lề, chú ý câu “Độc lập – Tự do – Hạnh phúc” mỗi từ cách nhau dấu gạch ngang và viết hoa chữ cái đầu

+ Tên biên bản: Thường được viết bằng chữ in hoa, trình bày cân đối giữa trang giấy cách Quốc hiệu 1 đến 2 dòng

+ Nếu là biên bản hội nghị thì ghi thêm người chủ trì và thư ký
Phần nội dung biên bản ghi những gì?
+ Phần nội dung:
Ghi lại diễn biến và kết quả sự việc
Nhận xét cách ghi nội dung trình bày trong văn bản?
+ Ghi trung thực, khách quan, đầy đủ, chính xác, không được thêm vào ý kiến chủ quan của người viết

+ Ghi chép diễn biến, kết quả của sự việc theo đúng trình tự đã và đang diễn ra, chú ý hệ thống kí hiệu đánh dấu các mục lớn nhỏ theo qui định hình thức trình bày văn bản
trung thực, khách quan, đầy đủ,

chính xác
Tính chính xác, cụ thể của biên bản có giá trị như thế nào?
- Thể hiện tính thực tiễn của biên bản
- Giúp người có trách nhiệm làm cơ sở
xem xét để đưa ra những kết luận đúng
đắn
Phần kết thúc gồm những mục gì?
+ Phần kết thúc:
- Thời gian kết thúc
- Họ tên, chữ ký chủ tọa và thư ký hoặc các bên tham gia lập biên bản
Mục ký tên dưới biên bản nói lên điều gì?
Thể hiện tư cách pháp nhân của những
người có trách nhiệm lập biên bản
Từ các kiến thức trên, một em hãy trình bày lại cách viết một biên bản?
+ Phần mở đầu:
- Quốc hiệu, tiêu ngữ (đối với biên bản
sự vụ)
- Tên biên bản
- Thời gian, địa điểm
- Thành phần tham dự và chức trách
của họ
+ Phần nội dung:
Ghi lại diễn biến và kết quả sự việc
+ Phần kết thúc:
- Thời gian kết thúc biên bản
- Chủ tọa, thư ký ký tên
Luyện tập
Bài tập 1/126/SGK
Hãy lựa chọn những tình huống cần viết biên
bản trong các trường hợp sau:
a. Diễn biến và kết quả của Đại hội chi đội (hoặc Chi
đoàn)
b. Nguyện vọng và đề nghị của lớp gửi đến thầy Hiệu
trưởng
c. Một vụ tai nạn giao thông
d. Nghiệm thu phòng thí nghiệm
e. Một nhóm học sinh tự ý tổ chức đi tham quan,
không xin phép cô giáo chủ nhiệm


c. Một vụ tai nạn giao thông
d. Nghiệm thu phòng thí nghiệm
a. Diễn biến và kết quả của Đại hội chi đội (hoặc Chi
đoàn)
Bài tập 1/SGK/126
- Trường hợp cần viết biên bản a, c, d
+ Tình huống b: Viết đơn
+ Tình huống c: Viết kiểm điểm
Bài tập 2/126/SGK
Hãy ghi lại phần mở đầu, các mục lớn
trong phần nội dung, phần kết thúc biên
bản cuộc họp giới thiệu đội viên ưu tú
của chi đội cho Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.
Gợi ý phần nội dung bài tập 2:
* HS chọn, sắp xếp các mục nội dung sau đúng
trình tự và hợp lý:
1. Chủ tọa nêu lý do và mục đích cuộc họp
2. Ý kiến đóng góp của các đội viên trong chi
đội
3. Tóm tắt thành tích của các đội viên ưu tú
4. Thảo luận bản tổng kết,phương hướng năm
học 2008-2009
5. Giới thiệu đội viên ưu tú
6. Đọc báo cáo tổng kết học kỳ 1 năm học 2008-
2009
7. Phát biểu ý kiến của đại biểu
Bài tập 2/SGK/126

A Phần mở đầu:
- Trường ......
- Đội TNTPHCM .
- Tên biên bản ....
- Thời gian:
- Địa điểm:
- Thành phần tham dự:
- Đại biểu
- Chủ tọa:
- Thư ký:
Bài tập 2/SGK/126
B. Phần nội dung: (Diễn biến, kết quả hội nghị)
1- Chủ tọa nêu lý do và mục đích cuộc họp
2- Giới thiệu đội viên ưu tú
3- Tóm tắt thành tích của từng đội viên ưu tú
4- Ý kiến đóng góp của các đội viên trong chi đội
5- Phát biểu ý kiến của đại biểu
Bài tập 2/SGK/126
C. Phần kết thúc:
- Thời gian kết thúc biên bản
- Chủ tọa, thư ký ký tên
Củng cố, dặn dò:
- Học bài
- Chuẩn bị tốt bài luyện tập viết biên bản
Thân chào thầy cô và các em
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Ngô Văn Nuôi
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)