Bài 27. Tiêu hóa ở dạ dày

Chia sẻ bởi Ngô Thu | Ngày 01/05/2019 | 26

Chia sẻ tài liệu: Bài 27. Tiêu hóa ở dạ dày thuộc Sinh học 8

Nội dung tài liệu:

KÍNH CHÀO QUÝ THẦY CÔ GIÁO
Người thực hiện: Ngô Thu
CHÀO CÁC EM HỌC SINH
PHÒNG GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO ĐẠI LỘC
TRƯỜNG THCS KIM ĐỒNG
1. Quá trình tiêu hóa thức ăn ở khoang miệng diễn ra như thế nào?
2. Khi thức ăn xuống đến dạ dày còn những loại chất nào cần được tiêu hóa tiếp?
KIỂM TRA BÀI CŨ
Tiết 28-Bài 27: TIÊU HOÁ Ở DẠ DÀY
- Trình bày các đặc điểm cấu tạo chủ yếu của dạ dày?
I. Cấu tạo dạ dày:
* Dạ dày: - Là phần rộng nhất của ống tiêu hoá.
- Trình bày các đặc điểm chủ yếu của dạ dày?
Hình dạng của dạ dày
Tâm vị
Môn vị
Dạ dày
Lớp màng bọc bên ngoài
Lớp cơ
Lớp dưới niêm mạc
Lớp niêm mạc trong cùng
3 lớp cơ
Tâm vị
Bề mặt bên trong dạ dày
Các lỗ trên bề mặt lớp niêm mạc
Niêm mạc
Tế bào tiết chất nhày
Tế bào tiết pepsinôgen
Tế bào tiết HCl
Tuyến vị
Môn vị
Tiết 28-Bài 27: TIÊU HOÁ Ở DẠ DÀY
I. Cấu tạo dạ dày:
- Căn cứ vào đặc điểm cấu tạo, dự đoán xem ở dạ dày có thể diễn ra các hoạt động tiêu hoá nào?
- Hình dạng: hình túi thắt 2 đầu, dung tích khoảng 3 lít.
- Thành dạ dày gồm 4 lớp:
+ Lớp màng bọc bên ngoài
+ Lớp cơ: rất dày và khoẻ gồm 3 lớp: cơ dọc, cơ vòng và cơ chéo.
+ Lớp dưới niêm mạc.
+ Lớp niêm mạc trong cùng: có nhiều tuyến tiết dịch vị.
Dạ dày là nơi chứa và biến đổi thức ăn về mặt cơ học, hoá học nhờ các cơ và các tuyến ở dạ dày (VD: co bóp làm mềm thức ăn, nhào trộn thức ăn cùng với dịch vị).
Căn cứ vào đặc điểm cấu tạo, dự đoán xem ở dạ dày có thể diễn ra các hoạt động tiêu hóa nào?
Tiết 28-Bài 27: TIÊU HOÁ Ở DẠ DÀY
I. Cấu tạo dạ dày:
Hình 27.3: Thí nghiệm “bữa ăn giả” của chó
II. Tiêu hoá ở dạ dày:
Tiết 28-Bài 27: TIÊU HOÁ Ở DẠ DÀY
I. Cấu tạo dạ dày:
II. Tiêu hoá ở dạ dày:
Khi nào dịch vị trong dạ dày được tiết ra?
Khi thức ăn chạm vào lưỡi hay niêm mạc của dạ dày thì gây ra phản xạ tiết dịch vị
Em hãy cho biết thành phần của dịch vị?
Tiết 28-Bài 27: TIÊU HOÁ Ở DẠ DÀY
I. Cấu tạo dạ dày:
II. Tiêu hoá ở dạ dày:
* Thành phần của dịch vị:
- Nước: 95%
- Enzim pepsin, axit clohidric (HCl), chất nhày (5%)
Lúc đói dạ dày co bóp rất nhẹ và thưa. Khi có thức ăn, dạ dày co bóp mạnh và nhanh hơn, giai đoạn đầu để nhào trộn thức ăn với dịch vị, giai đoạn sau để đẩy thức ăn xuống ruột.
- Em hãy nêu trạng thái của dạ dày khi chưa có thức ăn và khi có thức ăn ?
Tiết 28-Bài 27: TIÊU HOÁ Ở DẠ DÀY
I. Cấu tạo dạ dày:
II. Tiêu hoá ở dạ dày:
Dạ dày tiết dịch vị để hoà loãng thức ăn và co bóp để đảo trộn thức ăn cho thấm đều dịch vị
Nêu sự biến đổi lí học ở dạ dày?
* Thành phần của dịch vị:
- Nước: 95%
- Enzim pepsin, axit clohidric (HCl), chất nhày (5%)
HCl
Enzim pepsin
Chất nhày
Niêm mạc
Tuyến vị
Các lỗ trên bề mặt lớp niêm mạc
Nêu sự biến đổi hóa học ở dạ dày?
- Hoạt động của enzim pepsin phân cắt một phần thức ăn prôtêin chuổi dài thành các chuổi ngắn gồm 3-10 axit amin.
Tiết 28-Bài 27: TIÊU HOÁ Ở DẠ DÀY
I. Cấu tạo dạ dày:
II. Tiêu hoá ở dạ dày:
* Thành phần của dịch vị:
- Nước: 95%
- Enzim pepsin, axit clohidric (HCl), chất nhày (5%)
Tiết 28-Bài 27: TIÊU HOÁ Ở DẠ DÀY
I. Cấu tạo dạ dày:
II. Tiêu hoá ở dạ dày:
* Thành phần của dịch vị:
- Nước: 95%
- Enzim pepsin, axit clohidric (HCl), chất nhày (5%)
Pepsinôgen
Pepsin
HCl
HCl (pH = 2-3)
Prôtêin
(Chuỗi dài gồm nhiều axit amin)
Prôtêin chuỗi ngắn
(Chuỗi ngắn gồm 3-10 axit amin)
Tiết 28-Bài 27: TIÊU HOÁ Ở DẠ DÀY
I. Cấu tạo dạ dày:
II. Tiêu hoá ở dạ dày:
- Sự tiết dịch vị
- Sự co bóp của thức ăn của dạ dày
- Hoạt động của enzim pepsin
- Tuyến vị
- Các lớp cơ của dạ dày
- Enzim pepsin
- Hoà loãng thức ăn
- Đảo trộn thức ăn cho thấm đều dịch vị.
- Phân cắt prôtêin chuỗi dài thành các chuỗi ngắn gồm 3 đến 10 axit amin.
Bảng 27. Các hoạt động biến đổi thức ăn ở dạ dày
0
Qua bảng: Các em tự đánh giá về dự đoán ở mục I ?
Tiết 28-Bài 27: TIÊU HOÁ Ở DẠ DÀY
I. Cấu tạo dạ dày:
II. Tiêu hoá ở dạ dày:
* Thành phần của dịch vị:
- Nước: 95%
- Enzim pepsin, axit clohidric (HCl), chất nhày (5%)
* Các hoạt động biến đổi thức ăn ở dạ dày:
- Biến đổi lí học gồm:
+ Sự tiết dịch vị  Hoà loãng thức ăn.
+ Sự co bóp của dạ dày  Đảo trộn thức ăn cho thấm đều dịch vị.
- Biến đổi hoá học: Hoạt động của enzim pepsin  Phân cắt protein chuỗi dài thành các protein chuỗi ngắn gồm 3 - 10 axit amin .
Tiết 28-Bài 27: TIÊU HOÁ Ở DẠ DÀY
I. Cấu tạo dạ dày:
II. Tiêu hoá ở dạ dày:
1. Sự đẩy thức ăn xuống ruột nhờ hoạt động của các cơ quan bộ phận nào?
2. Loại thức ăn gluxit và lipit được tiêu hoá trong dạ dày như thế nào?
3. Thử giải thích vì sao prôtêin trong thức ăn bị dịch vị phân huỷ nhưng prôtêin của lớp niêm mạc dạ dày lại được bảo vệ và không bị phân huỷ?
Tiết 28-Bài 27: TIÊU HOÁ Ở DẠ DÀY
I. Cấu tạo dạ dày:
II. Tiêu hoá ở dạ dày:
1. Sự đẩy thức ăn xuống ruột nhờ hoạt động của các cơ quan bộ phận nào?
2. Loại thức ăn gluxit và lipit được tiêu hoá trong dạ dày như thế nào?
 + Một phần nhỏ tinh bột được phân giải nhờ enzim amilaza (trộn đều ở khoang miệng) tạo thành đường mantôzơ ở giai đoạn đầu khi thức ăn chưa trộn đều với dịch vị.
+ Gluxit, lipit không tiêu hoá trong dạ dày, chỉ biến đỗi về mặt lí học.
 Nhờ hoạt động co của các cơ dạ dày và sự co cơ vòng ở môn vị.
Tiết 28-Bài 27: TIÊU HOÁ Ở DẠ DÀY
I. Cấu tạo dạ dày:
II. Tiêu hoá ở dạ dày:
3. Thử giải thích vì sao prôtêin trong thức ăn bị dịch vị phân huỷ nhưng prôtêin của lớp niêm mạc dạ dày lại được bảo vệ và không bị phân huỷ?
 Nhờ chất nhày được tiết ra từ các tế bào tiết chất nhày ở cổ tuyến vị. Các chất nhày phủ lên bề mặt lớp niêm mạc, ngăn cách các tế bào niêm mạc với pepsin và HCl.
- Thức ăn lưu lại ở dạ dày khoảng bao lâu?
- Thời gian lưu lại thức ăn trong dạ dày từ 3 – 6 giờ, tùy loại thức ăn.
- Với khẩu phần ăn đầy đủ các chất sau khi tiêu hoá ở dạ dày thì còn những chất nào cần được tiêu hoá tiếp?
- Các thức ăn cần được tiêu hoá tiếp là: prôtêin, gluxit, lipit.
Tiết 28-Bài 27: TIÊU HOÁ Ở DẠ DÀY
I. Cấu tạo dạ dày:
II. Tiêu hoá ở dạ dày:
Liên hệ: 1. Vì sao khi đầy bụng, ta hay ợ ra nước chua?
2. Vì sao lúc đói bụng lại sôi ùng ục ?
- Khi đói dịch vị vẫn tiếp tục tiết ra. Do trống rỗng, dạ dày co mạnh làm cho các dịch trong đó bị đẩy lên, dồn xuống, sủi bọt và cho ta có cảm giác vừa thấy đói bụng vừa sôi lên ùng ục …
Vận dụng: Hàng ngày em đã có những thói quen nào để bảo vệ hệ tiêu hóa, đặc biệt là dạ dày?
Amilaza
Tinh bột
Đường mantôzơ
Không đáng kể
Pepsin
HCl
(Chuỗi dài nhiều aa)
(Chuỗi ngắn 3-10 aa)
Hãy chọn ý đúng nhất
Câu 1: Cơ cấu tạo thành dạ dày thuộc loại:
A. Cơ vòng B. Cơ dọc
C. Cơ chéo D. Cả 3 loại cơ trên

Câu 2: Chỗ thông giữa dạ dày với thực quản được gọi là:
A. Hầu B. Tâm vị C. Môn vị D. Thân vị

Câu 3: Chất nào dưới đây không có trong dịch vị?
A. HCl B. Chất nhày
C. Enzim pepsin D. Enzim amylaza
Bài tập
Hãy chọn ý đúng nhất
Bài tập
Câu 4: Tác dụng của HCl trong dịch vị là:
A. Hoạt hóa biến đổi enzim pepsinogen thành enzim pepsin
B. Tạo môi trường axit cho enzim hoạt động
C. Cả A và B đều đúng
D. Tất cả A, B, C đều sai

Câu 5: Sản phẩm của sự biến đổi hóa học ở dạ dày là:
A. Đường mantozo B. Vitamin
C. Protein chuỗi ngắn D. Axít amin
6. Dịch vị được tiết ra khi
a. Khi nhìn thấy thức ăn
b. Thức ăn chạm vào lưỡi
c. Thức ăn chạm vào lớp niêm mạc dạ dày
d. Khi thức ăn chạm vào lưỡi và lớp niêm mạc dạ dày
d
Hãy chọn ý đúng nhất
Bài tập
Hãy chọn những câu trả lời đúng
Ở dạ dày diễn ra các hoạt động tiêu hóa nào sau đây ?
Tiết dịch vị
Tiết nước bọt
Biến đổi lí học của thức ăn
Biến đổi hóa học của thức ăn
Đảo trộn thức ăn thấm nước bọt
Đẩy thức ăn từ dạ dày xuống ruột
Câu 6: Tìm những điểm giống và khác nhau giữa tiêu hóa ở khoang miệng và tiêu hóa ở dạ dày?
* Giống nhau:
- Đều có hoạt động biến đổi lí học mạnh hơn biến đổi hóa học.
- Sản phẩm tạo ra là những chất trung gian, chưa phải là chất đơn giản nhất.
* Khác nhau:
Tiêu hóa ở khoang miệng
Tiêu hóa ở dạ dày
- Biến đổi lí học mạnh hơn dạ dày do tác dụng của các cơ lưỡi, răng, các cơ nhai.
- Biến đổi hóa học yếu hơn dạ dày (enzim amylaza làm biến đổi tinh bột chín)
- Sản phẩm tạo ra do tác dụng của enzim amylaza là đường đôi mantozo.
- Môi trường tiêu hóa mang tính chất kiềm do dịch nước bọt tạo ra.
Biến đổi lí học yếu hơn ở miệng do tác dụng của các cơ trên thành dạ dày.
- Biến đổi hóa học mạnh hơn ở miệng (enzim pepsin làm biến đổi protein)
- Sản phẩm tạo ra do tác dụng cua enzim pepsin là protein chuỗi ngắn.
- Môi trường tiêu hóa mang tính chất axit do dịch vị tạo ra.
Dặn dò
+ Học bài, trả lời 4 câu hỏi sgk trang 89.
+ Đọc mục “Em có biết” ?
+ Nghiên cứu bài 28 sgk và chuẩn bị PHT theo bài.
Chào tạm biệt
Chúc các thầy cô giáo mạnh khoẻ
Chúc các em học sinh chăm ngoan học giỏi
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Ngô Thu
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)